Thời cổ đến nay, trong nghi thức thờ cúng thần linh, tổ tiên tại các quốc gia phương Đông thường có tập tục thắp nhang. Mỗi tôn giáo, dân tộc, miền đất khác nhau thờ cúng các thần linh khác nhau, quy trình nghi thức cụ thể cũng khác nhau. Tuy nhiên đều có những quy phạm về cách thắp hương như nhau. Những quy phạm cơ bản như vậy thường được coi trọng và tuân thủ theo, đặc biệt trong ngày lễ Tết Nguyên đán.
Nguồn gốc của phong tục thắp nhang
Theo lịch sử ghi chép lại thì việc thắp hương bắt nguồn từ khoảng năm 3700 Trước Công nguyên (cách ngày nay khoảng 5700 năm). Từ nước Ấn Độ. Trong một số đền miếu của vua chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có khá nhiều các hình vẽ hoặc hình chạm khắc trên tường thể hiện nghi thức này.
Đến năm 618, vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng từ Ấn Độ mang hương thơm qua Trung Quốc. Từ trung quốc hình thức thắp hương được phát triển mạnh và sớm nhất là đời nhà Minh, sau đó dần lan đến cả những triều đại khác.
Áng nói hình thức thắp hương phổ biến nhất ở Nhật Bản, tại đây họ đã sáng tạo ra những phương pháp làm hương và sản phẩm thông dụng nhất là nến tròn đầu nhọn.
Ngày nay việc thắp hương đã trở thành một tập quán trong nhiều dịp lễ hội lớn: Rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết phát lộc đầu năm, Phật đản và các ngày trọng đại của gia đình như giỗ, đám tang, cưới hỏi, sinh nhật,…
Hương dùng để thờ các vị Thần Phật như Phật Bà Quán Âm, Đức Mẹ Maria, Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài hoặc để thắp lên một số người của dòng họ như ông bà, cha mẹ.
Thắp nhang có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa tập tục thắp hương trong thờ cúng như thế nào? Vào thời cổ đại khi con người còn chưa giải thích hết những bí ẩn trong thế giới tự nhiên. Nên họ hy vọng có thể nhờ vào sức mạnh của tổ tiên hoặc thần linh mà trừ ma chữa bệnh và có được cuộc sống ấm no. Vì thế, họ đã đã đi tìm kiếm một công cụ có thể giúp đỡ và giao tiếp với thần linh, đó chính là đốt hương.
Về phương diện tâm linh, người Ai Cập cho rằng, hương là sợi dây kết nối giữa nhân gian và trời cao. Nhờ vào làn khói mờ ảo, có thể dễ dàng gửi gắm tấm lòng với tiên nữ. Trong nghi lễ của Đạo giáo. Tác dụng của các cách thắp hương là giúp thần và người giao tiếp có thể gửi lời khẩn cầu cùng ý niệm mong tiên nhân ban phước.
Cách cắm hương trên bàn thờ gia tiên
Thắp hương từ lâu đã trở thành một trong những nghi thức không thể thiếu trong bất kì các lần cúng kiếng nào. Tuy nhiên thắp hương cũng có những quy chuẩn riêng cho nó, không phải cứ tự do thắp hương là được. Nếu sai các điều đó thì nén nhang sẽ không linh nghiệm. Để biết thêm về thắp hương, khấn như thế nào, Cách thắp hương ở nhà hay Khấn thắp hương hàng ngày như thế nào? Mời bạn đọc thêm nội dung dưới đây:
Thắp bao nhiêu nén hương là đúng?
Khi thắp nhang, người Việt hay chọn số lẻ gồm 1, 3, 5, 7, 9 vì theo quan niệm về mặt phong thuỷ, số chẵn đại diện cho nhiều điều cấm kỵ. Ngược lại, số lẻ sẽ mang tới điều may mắn và tốt đẹp.
– 1 nén hương: Bày tỏ tấm lòng thành kính của con cháu với tổ tiên.
– 2 nén hương: Thắp 2 nén nhang là Cách thắp hương cho người mới mất và khi thăm viếng cũng như trong thời gian quốc tang.
– 3 nén hương: Đó có thể là Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng) ; Tam giới (Dục giới – Sắc giới – Đa sắc giới) . Tam vô lậu môn (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật; Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương Lai) . Do đó, điều này cũng lý giải vì sao tại mỗi ngôi chùa lại có 3 đỉnh hương to.
– 5 nén hương: Đại diện cho 5 mệnh của ngũ hành: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Trừ khi dòng tộc, quốc gia có các hoạt động xã hội với mục đích xấu thì mới áp dụng cách thắp nhang cầu nguyện này.
– 7 nén hương: Được gọi là Bắc đẩu Thất tinh hương bao gồm Thiên Xu, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành và Giao Quang. Đây là cách thắp hương chỉ dùng trong trường hợp có liền lúc Thần và Tướng. Vì vậy không nên sử dụng cách đốt nhang thắp hương này này một cách bừa bãi.
– 9 nén hương: Được hiểu là cửu cửu liên hoàn hương xếp theo 3 hàng và 3 cột. Khi con người bị mắc kẹt trên không mà không có nguồn trợ giúp nào thì thắp 3 nén nhang là cách để nguyện cầu với Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập Đại Diêm Vương giải khổ, thoát chết.
Tư thế thắp hương
Khi thắp phải tĩnh tâm, không tạp niệm và thành tâm cầu nguyện. Chọn những bó nhang đẹp và khi thắp nên để nhang dựng thẳng đứng chứ không đặt nghiêng hoặc xiêu vẹo. Nếu nhang chưa cháy hết mà đã tắt nửa chừng thì không nên tháo nhang ra mà chỉ cần lấy quẹt châm lửa lên là xong.
Thắp nhang vào những ngày nào?
Rất nhiều gia đình có thói quen thắp nhang lúc sáng sớm hoặc vào buổi tối mỗi ngày nhằm tạo thêm sự ấm cúng và sinh khí cho căn nhà. Điều này rất nên thực hiện để có thể đảm bảo bàn thờ luôn có hương khói và ấm áp với ý nghĩa tâm linh lớn.
Tuy nhiên điều này không bắt buộc và nếu không có thời gian các gia đình có thể thắp nhang cho những ngày giỗ hay lễ Lớn như rằm, mùng 1. Không quên chuẩn bị một vài lễ và đèn hoa đăng nhằm thể hiện tấm lòng với những vị bề trên nữa đấy.
Hướng dẫn thắp hương đúng cách
Thắp hương đúng cách hay cắm hương vòng đúng cách là một trong các yếu tố hàng đầu giúp cho bát hương có lộc. Nghi lễ thắp hương tưởng chừng đơn giản tuy nhiên không hiếm gia chủ đã vô ý mắc vào một số điều kiêng kỵ không đáng có. Như Cách thắp hương Thần Tài và Cách thắp hương mùng 1 cũng sẽ có sự khác biệt.
Xem thêm: Hướng dẫn cách thắp hương cho người mới mất cần biết
Thứ tự thắp nhang như thế nào đúng lễ nghĩa?
Trong mỗi gia đình Việt Nam có các loại bàn thờ như: bàn thờ bố, bàn thờ mẹ hoặc cúng tổ tiên, ông bà,… Cho nên việc đốt theo thứ tự nào cũng rất cần thiết và điều này cũng thể hiện ý nghĩa tâm linh. Thứ tự thắp hương của những loại bàn thờ trên sẽ là:
- Bàn thờ Phật
- Bàn thờ gia tiên
- Bàn thờ thần tài thổ địa
- Bàn thờ ông táo
- Bàn thờ người mới mất
- Bàn thờ cúng cô hồn
Các loại hương thắp hàng ngày
Bởi việc thắp nhang có ở nhiều quốc gia khác nhau nên cách thắp hương cúng cũng vô cùng đa dạng. Không những vậy những loại nhang thắp cũng có rất nhiều sự khác nhau ở mỗi nơi. Mỗi loại hương sẽ có thể có những hoàn cảnh sử dụng khác nhau, cũng như sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Hương que
Hương que (hương vàng) đã xuất hiện vào thời kỳ Tống Minh. Thời gian đốt của hương que tương đối dài, vì vậy thường được gọi là hương vàng hay hương trường thọ. Ngoại hình của hương que dài và ngắn, có thể chia làm hai loại có lõi và không có lõi. Hương que nhỏ có thời gian cháy rất lâu và khói tạo ra cũng ít nên chủ yếu được dùng trong nhà bình dân. Hương que lớn có thời gian cháy lâu hơn nên đa số được dùng cho thắp hương trong đền chùa.
Xem thêm: Hướng dẫn cách thắp hương thần tài, thổ địa hàng ngày đúng nhất
Nhang nụ tháp
Hương tháp tức là sử dụng một số loại bột hương từ hồi, quế, đinh hương, được trộn với nước và tạo thành hình chóp nhọn nhỏ. Thông thường, tháp hương dạng tròn sẽ được đưa thẳng lên mâm hương phẳng rồi đốt. Cũng có thể được đốt trong khay hương có rải tàn hương. Sau khi đốt, tàn hương sẽ có hình dạng tháp nhọn và không làm rơi vãi ra ngoài nên sử dụng khá thuận tiện. Thời gian đốt hương tháp sẽ lâu hơn so với thời gian đốt hương que. Dưới đây là hình ảnh thắp hương nụ tháp:
Hương vòng
Khi chế tác hương vòng, nghệ nhân sẽ ép bột hương thành những cọng nhỏ, sau đó bó lại theo hình vòng xoắn và phơi khô. Hương vòng đốt chậm hơn hương que. Thông thường, hương vòng có sự phân biệt giữa kích cỡ lớn, bé, mịn và thô.
Loại cỡ trung bình, thông thường sẽ thô hơn, có thể được dựng lên để đốt hay đặt trên cây hương trong tủ hương rồi đốt, chủ yếu là ở phật viện, tự quán hoặc từ đường. Hương vòng cỡ nhỏ đa số là chỉ sử dụng khi cúng dường hay trong sinh hoạt thường ngày và đặt ở nơi thờ Phật mà không phải trên bàn thờ gia tiên.
Bên cạnh các loại hương phổ biến được kể trên thì cũng còn có hương cháy 2 đầu, nhang thắp hương có hương mộc,…
Đi chùa thắp mấy nén hương?
Khi di chuyển vào trong đền, chùa, Phật tử chỉ nên thắp một nén hương (hương tâm) . Vì việc thắp 3, 5, 7 hay 9 nén hương là không khác nhau trong ý nghĩa. Số lượng hương không tỷ lệ thuận với tấm lòng thành kính của phật tử. Việc thắp hương nhiều hay ít không quan trọng, điều cần nhất vẫn là lòng thành tâm hướng Phật.
Ngoài ra, thắp 1 nén nhang cúng cũng là biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm không khí, thậm chí là hoả hoạn.
Xem thêm: Cách thắp hương vòng ngày tết đẹp, đúng cách trên bàn thờ
Quy phạm trong sử dụng hương thắp đúng cách
Quy phạm trong tôn giáo hầu hết đã được ghi rõ trong luật của kinh điển tôn giáo, tuy nhiên đôi lúc cũng tùy theo từng người và mỗi vùng lại có sự thay đổi. Dưới đây sẽ lấy một vài ví dụ các quy phạm hay thấy trong cách thắp hương:
Khi dâng hương cần lưu ý phong thái của mình phải đĩnh đạc, trang nghiêm. Khoảng cách giữa vị trí với bát hương quá xa hay quá gần đều không tốt.
Nghi lễ cúng hương que tại nhà
– Sau khi thắp hương có thể dùng hai tay cầm hết hương.
– Cố gắng cầm hai tay cắm hương vào trong bát hương, nếu để xa quá có thể dùng tay phải. Tuy vậy nên bố trí bát hương sao để việc cầm cắm dễ dàng, không phải đứng hoặc leo ghế là hợp lý nhất.
Nghi lễ cúng hương que tại chùa
– Nếu lên chùa thắp hương thì khi bước vào nên bước thẳng từ phía bên phải của chính điện, rồi bước chân trái vào trước là tốt nhất. Chú ý không được giẫm trên bàn thờ và cũng không nên có những hành động như nhìn trước ngó sau, cúi xuống vuốt tóc,…
– Sau khi châm hương xong phải thắp hương với tư thế tay trái ở bên ngoài, tay phải ở bên trong, cả hai tay đưa cao ngang lông mày và thành kính khấn vái.
– Sau khi thắp hương, dùng hai tay giữ chân hương.
– Dùng ngón giữa và ngón trỏ của hai tay cầm lấy hương, ngón cái tỳ vào cuối chân hương.
– Khi thắp hương bàn thờ phật đặt hương ở đối diện với tim, có ý nghĩa tượng trưng là “tâm hương”.
– Để hương giữa trán, lễ kính, quán tưởng bảo tướng của chư Phật, Bồ tát hiện ra trước mắt đón nhận cúng dường.
– Dùng hai tay nén nhang cúng vào trong lư hương.
Lưu ý gì khi thắp nhang?
Có những những điều kiêng kỵ khi thắp hương bạn nên chú ý như sau để có cách thắp hương thờ cúng thế nào cho đúng cách nhất:
– Khi thắp phải tĩnh tâm, không tạp niệm và thành tâm cầu nguyện.
– Chọn những bó nhang đẹp và khi thắp cũng chú ý nhang phải ngay ngắn, không đặt lệch hoặc nghiêng.
– Nếu nhang chưa đốt xong đã bị tắt nửa chừng thì không nên tháo nhang ra mà chỉ cần lấy quẹt mồi lửa vào là được.
– Nên thắp nhang với lượng vừa, không nên dùng một lúc nhiều nhang sẽ khiến tạo thêm nhiều khí độc làm ảnh hưởng không hay đến những thành viên trong gia đình.
– Khi mua nhang nên lựa chọn những cây nhang có thể chiết xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu tự nhiên như trầm hương, quế,… vì khi thắp nhang đem đến mùi thơm dễ chịu và ít độc hơn.
– Không nên sử dụng nhang bẻ tàn hay dập tắt bởi các loại nhang này có thể đã từng trải qua quá trình ngâm với một loại dung dịch axit. Mà khi đốt nhang thì chất ấy sẽ sinh ra nhiều khí độc hại hơn nữa.
Những điều cần biết khi thắp hương thần Phật, gia tiên
Muốn thắp nhang đúng cách các bạn nên lưu ý một số điều sau để không vướng vào những điều kiêng kị:
– Không thắp nhang theo số chẵn bởi theo phong thuỷ các con số này chứa đựng nhiều điều không may mắn.
– Ăn mặc gọn gàng, thái độ nghiêm túc để tỏ lòng kính trọng với bậc tiền nhân.
– Không sử dụng trái cây nhựa hoặc trái cây có gai khi dâng hương và thắp nhang.
– Không nên sử dụng nhang hóa chất độc hại khi thắp hương cúng lễ.
– Thắp nhang đã thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người Việt, nén nhang khi thắp sẽ làm tâm hồn trở nên thanh thản và an bình. Khi thắp bạn nên lưu ý thứ tự số lượng cũng như những điều kiêng kị để thực hiện việc thắp nhang được đúng nhé.
Lời kết:
Hy vọng qua bài viết vừa rồi của Mekoong, quý gia chủ đã nắm rõ những lưu ý quan trọng về cách thắp hương đúng. Ngoài ra khi thắp hương, tuyệt đối không được dùng nhang giả hay nhang điện và đặc biệt là nhang tẩm hóa chất độc hại cho sức khỏe con người. Vừa gây nguy hiểm vừa thể hiện sự bất kính với người được thắp hương.
Bình luận