Lễ hội cầu mưa của người Chăm H’ roi ở tỉnh Bình Định luôn có sức hấp dẫn không chỉ đối với đồng bào dân tộc Chăm, mà còn thu hút sự chú ý của các dân tộc anh em đang sinh sống tại miền Trung. 

Để biết lễ cầu mưa là gì? Ý nghĩa của lễ hội cầu mưa? Thời gian và địa điểm diễn ra hội cầu mưa? Đừng bỏ lỡ bài viết sau của Mekoong nhé!

Lễ hội cầu mưa là gì

Lễ hội cầu mưa của dân tộc nào? Lễ cầu mưa hay lễ mừng mưa (tiếng Chăm Quai Yang Plâyq achan) là một lễ hội của người Chăm H’ roi ở Vân Canh, Bình Định, Việt Nam. 

Với quan niệm mọi biến chuyển của vũ trụ là do Phật trời, thần linh hoặc ma quỷ điều khiển. Con người muốn thực hiện được điều ước đều phải cầu nguyện và cúng khấn để xin thần linh giúp đỡ. 

Tuỳ theo thời tiết mà có cách xưng hô cho các ngày lễ hội – trời nắng thì gọi là lễ cầu mưa, không có mưa mà hành lễ thì gọi là lễ cúng mưa.

Buổi lễ hội người chăm cầu mưa có sự kết hợp nhiều loại hình văn hoá đặc trưng của người Chăm H’ roi. Đó là hình ảnh các thanh niên dân tộc Chăm gõ trống K’ toang; đánh cồng chiêng tạo âm thanh của sấm chớp với điệu múa trống K’ toang; các điệu chiêng Tây Nguyên hay điệu nhảy truyền thống Quai Yang plâyq achan của người Chăm H’ roi; các cô gái uyển chuyển trong từng điệu múa xoang của dân tộc mình… 

Hoạt động dân gian này giúp những dân tộc anh em khác tìm hiểu thêm về nền văn hoá Chăm đậm đà bản sắc, đồng thời góp phần làm bức tranh văn hoá của cộng đồng 54 dân tộc anh em ngày càng phong phú hơn. 

Lễ hội cầu mưa là gì

Lễ hội cầu mưa là gì

Nguồn gốc lễ hội cầu mưa

Khởi nguồn từ tín ngưỡng dân gian xa xưa, lễ hội cầu mưa của đồng bào Chăm H roi là một hoạt động văn hoá đang được giữ gìn và phát triển.

Với bà con ở vùng, nguồn gốc của lễ xin mưa được kể rằng ngày xưa vào một năm nọ, nơi này xảy ra hạn hán khá lâu, không có nước nên hoa màu và cây cối đã bị chết cháy. Bàn mãi cũng không dòng họ nào dám cầu Trời, vì lo sợ thần linh bắt xử phạt. 

Rồi một bà goá đã tình nguyện đứng ra thay mặt người thân mình để nhờ thầy mo xin mưa. Bà nói rằng nếu bị bắt phạt phải chết thì cũng chỉ mong dân bản sẽ tổ chức lễ cúng cho bà mỗi năm. 

Trước tấm lòng của người phụ nữ goá đã hi sinh cho dân bản, từ đó mỗi năm đến ngày 15/2 âm lịch, bà con đều làm lễ cầu mưa… 

Nguồn gốc lễ hội cầu mưa

Nguồn gốc lễ hội cầu mưa

Ý nghĩa của lễ hội cầu mưa

Đây là một lễ hội độc đáo thu hút khá đông sự tham gia của cộng đồng người Chăm. Lập đàn cầu mưa cũng là dịp để dân làng bày tỏ lòng biết ơn đất trời đã cho mưa thuận gió hoà, và tiếp tục mong cầu ơn trên ban mưa xuống cho mùa màng tươi tốt. 

Song song đó, lễ hội chăm này còn giữ ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống. Từ đó giúp gắn kết cộng đồng và văn hoá các dân tộc Việt Nam ngày càng khăng khít và phát triển hơn.

Ý nghĩa của lễ hội cầu mưa

Ý nghĩa của lễ hội cầu mưa

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội cầu mưa

Cứ vào đầu tháng 2 âm lịch hàng năm (sau Tết Nguyên đán), bất kể trời nắng hay là trời mưa thì họ đều tổ chức hội cầu mưa từ ngày 15/2 – 20/2.

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội cầu mưa

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội cầu mưa

Lễ từng nhà (lễ mừng mưa)

Vì từng nhà tự lo liệu lễ vật để cúng tại rẫy của mình. Nên khi hạt giống đã gieo xong, chủ nhà sẽ làm lễ cầu mưa để hạt giống ở rẫy tiếp tục nảy mầm. Ngày giờ do chủ nhà tự quyết định sau khi đã gieo trồng. 

Chủ nhà thu dọn cây cối, đào một đống đất ở rẫy có đường kính khoảng 50 cm, cao 30 cm. Ở giữa là một cây tre rừng có phần gốc được vùi dưới đất, phần ngọn được chẻ thành tư toả theo bốn hướng đông tây nam bắc hứng nước mưa. 

Trên phần gốc tre chẻ tư ấy, chủ nhà gác giàn đặt lễ vật là một con gà trống (con vật tượng trưng cho sự khoẻ mạnh, vững vàng trước cuộc sống), một bình rượu nhỏ, một vòng sáp ong để đốt và một đấu thóc (có nơi bằng bạc). 

Bên dưới gốc tre là chiếc ống nứa cột chặt vào gốc tre. Tiếp đến, người ta đem khoảng 7 đến 9 ống nứa nhỏ bằng ngón tay cột xung quanh một gốc cây rừng đã đốt trên rẫy và đổ nước ngập vào miệng ống với ý nghĩa nước đã về rẫy, nước làm mát đất. 

Phụ nữ cầm các que tre thổi vào không khí phát ra âm thanh của gió, còn đàn ông gõ trống tạo thành âm thanh của mưa. Chủ nhà kính cẩn rót rượu mời thần Trời, thần Gió và thần Đất đến cầu mưa. 

Trong thời gian tổ chức lễ cầu mưa không được nhảy múa, hát hò nhằm tỏ lòng thành kính thần linh. Chỉ khi nào có mưa mới được ăn uống trở lại. Sau khi làm lễ xong, toàn bộ rượu thịt được phân chia giữa người và cho thần, tất cả ăn uống tại rẫy. Đồ chia do thần để lại, rồi tất cả trở về và đợi Mưa.

Lễ từng nhà (lễ mừng mưa)

Lễ từng nhà (lễ mừng mưa)

Lễ chung cho cả làng (Plây), lễ cầu mưa

Khi hạn hán kết thúc, bà con Plây mới cầu chung một lễ cúng do già làng (người có uy tín nhất trong bản và trong tộc họ) đứng ra điều hành. Công việc chuẩn bị xong bắt đầu lễ cúng, chiếu cói mới (chưa sử dụng) được trải ra phía dưới đài và án. 

Ở giữa chiếu sẽ đặt một chiếc đĩa và hai đồng xu để xem âm dương, xung quanh chiếu là những ché rượu cần. Số người dự lễ cúng phải là số lẻ do làng lựa chọn, khoảng 3-5 người (hoặc từ 7-9 người) và lễ vật cũng phải là số lẻ trước khi xin Giàng cho thêm chẵn là đủ. 

Trong mỗi lễ thức, người ta bao giờ cũng quan niệm cầu ít là vừa nhưng tham nhiều. Nếu lấy nhiều, lần sau xin trời không cho. Trong tổng số người dự lễ, dân làng chọn ra một người có uy tín để được ngồi trên đài đại diện là người của Giàng (trời) . 

Bên dưới già làng khấn cúng và gieo quẻ, nếu cả hai mặt của đồng xu đều cùng âm hoặc cùng dương, nghĩa là Giàng chưa nghe, chưa muốn làm lễ. Nhưng nếu một sấp, một ngửa, thì Giàng đã chịu để dân làng mưa (thực hiện theo quy luật âm dương của trời đất). 

Lúc này “người của Giàng” ở trên đài cúng vẩy rượu cần theo 4 hướng đông tây nam bắc. Đến đây họ coi như trời đã có mưa theo lời cầu xin của dân làng rồi hô lớn: “Nào hỡi dân làng hãy nổi cồng chiêng mừng mưa trời cho!”

Lễ chung cho cả làng (Plây), lễ cầu mưa

Lễ chung cho cả làng (Plây), lễ cầu mưa

Các hình ảnh của lễ hội cầu mưa

Dưới đây là những hình ảnh tại lễ hội cầu mưa trên khắp Việt Nam:

Các hình ảnh của lễ hội cầu mưa

Các hình ảnh của lễ hội cầu mưa

Lễ hội cầu mưa của người Chăm

Lễ hội cầu mưa của người Chăm

Lễ hội cầu mưa của người Chăm

Lễ hội cầu mưa của người Thái

Lễ hội cầu mưa của người Thái

Lễ hội cầu mưa của người Thái

Lễ hội cầu mùa của người Mường

Lễ hội cầu mùa của người Mường

Lễ hội cầu mùa của người Mường

Lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên

Lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên

Lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên

Lời kết: Mong rằng nội dung trên sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn cụ thể hơn về lễ hội cầu mưa, đừng quên theo dõi Mekoong để có thêm nhiều thông tin mới mẻ nhé!

Bình luận

[viweb_comments_template]