Lễ hội cỗ loa là dịp để nhân dân tưởng nhớ công lao của vua An Dương Vương, người có công xây dựng thành Cổ Loa và sáng lập ra nhà nước Âu Lạc – nhà nước đầu tiên của Việt Nam.

Đây là một ngày hội lớn mà bạn không nên bỏ qua trong chuyến du lịch Hà Nội. Để tìm hiểu rõ nét hơn về lễ hội truyền thống này, bạn có thể tham khảo qua bài viết sau của Mekoong!

Tìm hiểu về lễ hội Cổ Loa

Lễ hội Cổ Loa bằng tiếng Anh có tên là Co Loa Citadel Festival, đây là một trong những lễ hội từ lâu đời của văn hóa Việt Nam. Mỗi khi ăn xong Tết cổ truyền, người dân Đông Anh lại tổ chức lễ đền Cổ Loa vào mùng 6 Tết để ghi nhớ công ơn của vua An Dương Vương – người thành lập nhà nước đầu tiên của dân tộc ta.

Đối với người dân sống xung quanh vùng đất Cổ Loa, nhất là cụm 8 làng (Cổ Loa, Sàn Dã, Ðài Bi, Cầu Cả, Văn Thượng, Mạch Tràng, Thư Cưu, Xép) cùng thờ vua An Dương Vương thì đây được xem là lễ hội quan trọng nhất trong năm. 

Từ tờ mờ sáng, khắp đường làng Cổ Loa đã có không khí ngày hội với nhiều cờ hoa cùng áo hội rực rỡ. Lễ hội bắt đầu với đám rước Văn bao gồm 5 lá cờ ngũ hành cùng phường bát âm hộ giá văn tế được đặt trang nghiêm trong kiệu long đình với lọng kèm tàn che, kế đến là nghi thức tế lễ và đám rước thần của bát xã bao gồm 8 làng.

Tại đền Cổ Loa, ngoài nghi lễ được tiến hành trang trọng và mang tính truyền thống. Phần hội sẽ diễn ra ở khu vực quanh đền với nhiều trò chơi thú vị như: thổi cơm thi, hát quan họ, hát chèo, múa rối nước, bắn cung nỏ, cờ người, đánh vật, đá gà,… Tất cả đã tạo nên một bầu không khí nhộp nhịp và vui tươi trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Tìm hiểu về lễ hội Cổ Loa

Tìm hiểu về lễ hội Cổ Loa

Nguồn gốc lễ hội cổ loa

Đền Cổ Loa hay thành Cổ Loa là một địa điểm tham quan ở Hà Nội được xây dựng dưới thời vua An Dương Vương với bao truyền thuyết huyền bí và bi tráng của một thời kỳ lịch sử dân tộc, ngôi đền này đã lưu giữ nhiều giá trị lịch sử được có từ thời vua An Dương Vương. 

Tóm tắt thành Cổ Loa cho thấy, nơi đây là chiến tích lịch sử đã chứng kiến câu chuyện bi ai về sự mù quáng của nàng Mị Nương vì quá tin chồng mà đã đẩy đất nước rơi vào tay giặc. Đây là bài học về sự mất cảnh giác và để lại hậu quả nặng nề, trải qua thời gian thì đến nay đền Cổ Loa vẫn là niềm tự hào của người dân nước ta. 

Theo truyền thuyết xưa, mùng 6 tháng giêng là ngày vua An Dương Vương nhập cung. Sau đó ông lên ngôi vào ngày mùng 9 và mở hội đãi tất cả lực lượng quân binh, do đó người dân cũng tổ chức lễ ăn mừng. Lễ hội đền Cổ Loa đã xuất hiện như thế, được giữ gìn và phát huy cho đến tận ngày nay. 

Nguồn gốc lễ hội cổ loa

Nguồn gốc lễ hội cổ loa

Ý nghĩa của lễ hội cổ loa

Ý nghĩa lễ hội đền Cổ Loa là để giáo dục cho người dân về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Song song đó là duy trì và phát huy các hoạt động văn hóa truyền thống, cũng như góp phần bảo tồn giá trị di sản vật thể và phi vật thể khu di tích quốc gia Cổ Loa.

Ý nghĩa của lễ hội cổ loa

Ý nghĩa của lễ hội cổ loa

Thời gian diễn ra lễ hội cổ loa

Nhiều du khách khi đến Cổ Loa không biết lễ hội Cổ Loa diễn ra vào ngày nào? Câu trả lời là sau dịp Tết Nguyên Đán, vào mùng 6 tháng giêng hàng năm, người dân sống tại vùng Bát xã cùng thờ vua An Dương Vương lại bận rộn chuẩn bị đồ lễ để tổ chức lễ hội đền Cổ Loa. Ngày lễ được tổ chức từ sáng mùng 6 Tết cho đến hết ngày 18 tháng giêng. 

Thời gian diễn ra lễ hội cổ loa

Thời gian diễn ra lễ hội cổ loa

Địa điểm tổ chức lễ hội cổ loa

Lễ hội Cổ Loa diễn ra ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là khu vực nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 km về phía Tây Bắc, tương đối dễ dàng cho khách tham quan trong việc đi lại.

Địa điểm tổ chức lễ hội cổ loa

Địa điểm tổ chức lễ hội cổ loa

Hình ảnh lễ hội Cổ Loa

Tổng hợp một số hình anh lễ hội Cổ Loa tại huyện Đông Anh – Hà Nội:

Hình ảnh lễ hội Cổ Loa

Hình ảnh lễ hội Cổ Loa

Lời kết: Lễ hội Cổ Loa với tấp nập người dân cùng du khách đã tạo nên một khung cảnh mùa xuân vô cùng náo nhiệt và ý nghĩa, nơi đây hứa hẹn sẽ là một điểm đến mang lại những trải nghiệm khó quên dành cho bạn! 

Bình luận

[viweb_comments_template]