Lễ hội cồng chiêng là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên. Đây là một trong những di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng thu hút đông đảo du khách đến tham quan, du lịch. Bài viết dưới đây, Mekoong sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin chi tiết về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên đầy hấp dẫn ngay sau đây nhé! 

Giới thiệu về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Cồng chiêng là một trong những loại nhạc cụ châu Á thuộc bộ gõ, đây là nhạc cụ đặc trưng của một số dân tộc thiểu số.

Công chiêng Tây Nguyên góp phần tạo nên nét đẹp của người dân nơi đây. Đi vào trong những áng thơ trữ tình và sử thi hùng tráng, khẳng định được giá trị văn hóa trường tồn trên mảnh đất Tây Nguyên bao đời nay.  Mặc dù ngày nay cồng chiêng Tây Nguyên không còn phổ biến như trước nhưng loại nhạc cụ này đã đi vào đời sống của người dân Tây Nguyên như một phần không thể thiếu. Văn hóa cồng chiêng luôn được nhà nước và các tổ chức văn hóa bảo tồn chặt chẽ và đầy tự hào. 

Giới thiệu về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Giới thiệu về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng của dân tộc nào

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thường tổ chức bởi các dân tộc: Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Ê Đê Kpah, Cơ Ho… Cồng chiêng là nhạc cụ dành cho nam giới chơi, tuy nhiên đối với một số dân tộc thì cả nam và nữ đều có thể đánh cồng. Đặc biệt ở dân tộc Ê Đê thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng.

Lễ hội cồng chiêng của dân tộc nào

Lễ hội cồng chiêng của dân tộc nào

Nguồn gốc lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc văn hóa lịch sử từ rất lâu đời. 

Về cội nguồn, các nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng chính là “hậu duệ” của đàn đá. Văn hóa đồng trước đó người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: chiêng đá, cồng đá, tre, rồi tới thời đại của đồ đồng, sau đó mới có chiêng đồng…

Từ thời ban sơ, cồng chiêng được đánh lên để mừng mùa lúa mới, xuống đồng. Đối với tâm linh thì đây là phương tiện giao tiếp siêu nhiên, thanh âm sâu lắng, hào khí trầm hùng, hòa cùng tiếng suối, tiếng gió và tiếng lòng người giữ núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn.  

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần linh. Cồng chiêng càng cổ thì linh khí và quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng là tài sản quý báu, biểu tượng của sự giàu có và sung túc. 

Vào những ngày lễ hội, hình ảnh vòng người nối tay nhau nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng cùng những vò rượu cần vang vọng giữ núi rừng. Tạo nên một không gian rừng thiêng huyền ảo, húng tráng và đậm chất văn hóa Tây Nguyên. 

Nguồn gốc lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Nguồn gốc lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên diễn ra khi nào

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thường diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 12 hàng năm tuy nhiên, thời gian không có sự cố định. Mỗi năm, lễ hội lại được tổ chức vào các thời điểm khác nhau và luân phiên trong 5 tỉnh Tây Nguyên, bao gồm: Đắk Lắk. Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông và Gia Lai.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên diễn ra khi nào

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên diễn ra khi nào

Các hình ảnh đẹp về văn hóa cồng chiêng tây nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được diễn ra với nhiều hoạt động vui nhộn và thú vị khác nhau. Có thể kể đến các hoạt động đẹp như:

Các hình ảnh đẹp về văn hóa cồng chiêng tây nguyên

Các hình ảnh đẹp về văn hóa cồng chiêng tây nguyên

Những bài nhạc cồng chiêng

Những bài nhạc cồng chiêng thường dùng nhằm mục đích làm công cụ giao tiếp với thần linh nên được sáng tạo rất đa dạng.

Vào lễ đâm trâu, người Tây Nguyên sẽ chơi dàn cồng chiêng với các bài hát như Cheng, Spo, Pru với giai điệu hào hùng.

Còn với lễ bỏ mã, đa số mọi người sẽ chơi dàn chiêng Arap. Đêm cuối hoàn tất, người thân trong nhà sẽ quỳ xuống trước Pnang để than khóc và tưởng nhớ linh hồn người đã khuất. 

những bài nhạc cồng chiêng

những bài nhạc cồng chiêng

Cách đánh cồng chiêng

Cồng chiêng Tây Nguyên có 2 cách đánh. Một là đánh bằng dùi, hai là đánh bằng cườm tay. Dùi thì được chia thành dùi mềm và dùi cứng. Dùi mềm thường làm từ gốc cây dứa dại khô, dùi gỗ được đục đẽo kỹ lưỡng. 

Dùi mềm sẽ có âm thanh trầm đục, vang cao hào hùng. Còn dùi cứng khi va chạm cùng kim loại sẽ phát ra âm thanh rất lớn và mãnh liệt.

Trong quá trình đánh cồng chiêng, người đánh phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai tay, tạo nên giai điệu hoàn chỉnh. Đòi hỏi cao ở người đánh sự kết hợp hài hòa để tạo tên một bài diễn tấu hoàn chỉnh.

Cách đánh cồng chiêng

Cách đánh cồng chiêng

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên mà Mekoong đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về lễ hội văn hóa đầy thú vị này nhé!

[section] [row] [col span="4" span__sm="12"] [ux_image_box img="78662" image_width="51"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"]

Hồ Quốc Việt

[/ux_text] [/ux_image_box] [/col] [col span="8" span__sm="12"] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"]

GIỚI THIỆU

Tôi là Hồ Quốc Việt chuyên gia trong lĩnh vực làm gốm sứ bát tràng và các sản phẩm đồ thờ cúng. Một số sản phẩm như gốm sứ bát tràng, đồ thờ cúng, văn phòng phẩm, bộ đồ thờ, bàn thờ,... cùng với một số sản phẩm quà tặng khác như quà tặng gốm sứ, quà tặng in logo.

 

[/ux_text] [/col_inner] [/row_inner] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [/col_inner] [/row_inner] [/col] [/row] [/section]

Bình luận