Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn, thu hút sự quan tâm của người dân trên cả nước và là dịp để tỏ lòng biết ơn với các vị vua Hùng. Vậy lễ hội giỗ tổ Hùng Vương ở đâu? Diễn ra như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời chi tiết qua bài viết sau nhé!
Lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã có nguồn gốc từ rất lâu về trước. Theo nội dung của ngọc phả được lưu giữ tại Đền Hùng thì từ thời nhà Triệu, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê,… các vị vua đã thường xuyên đến thắp hương, tưởng nhớ vua Hùng.
Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), ngày 10/3 Âm lịch hàng năm đã được Lễ bộ chọn làm ngày Quốc lễ, Quốc giỗ các vị vua Hùng. Kể từ đây, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.
Tìm hiểu về lễ hội Đền Hùng là gì?
Giới thiệu về lễ hội đền Hùng: Đây là ngày Quốc lễ nhằm tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” về những công lao dựng nước của các vua Hùng – Những vị vua đầu tiên của dân tộc.
Ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng là gì?
Theo truyền thuyết xa xưa, Lạc Long Quân và Âu Cơ chính là cha mẹ của các vua Hùng, là thủy tổ của người Việt Nam. Vì vậy, lễ hội vua Hùng là ngày chung vui của cả dân tộc, là dịp thể hiện lòng biết ơn về công lao của 18 vị Hùng Vương đã có công lập nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi trong suốt ngàn năm lịch sử.
Tín ngưỡng thờ Hùng Vương cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, trở thành di sản có giá trị độc đáo và ăn sâu vào trong tâm trí của những người con trên cả nước.
Thời gian – Địa điểm tổ chức
Nếu bạn thắc mắc: “Giỗ tổ hùng vương được tổ chức ở đâu”, “Lễ hội đền hùng diễn ra ở đâu, như thế nào, vào lúc nào?” thì hãy đọc nội dung dưới đây để có ngay đáp án nhé.
Thời gian tổ chức lễ hội Hùng Vương là vào ngày 10/3 Âm lịch hàng năm. Đây chính là ngày lễ rất quan trọng đối với người dân trên cả nước, khiến người con dù ở đâu, dù “đi ngược” hay “về xuôi” cũng nhớ về quê cha, đất Tổ.
Địa điểm tổ chức ngày lễ giỗ tổ hùng vương là đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Trang phục tế lễ hội đền hùng
Nghi lễ giỗ tổ Hùng Vương được thực hiện rất trang trọng, thành kính.Theo truyền thống, các quan tế thường mặc áo thụng xanh có trang trí bố tử ở trước ngực và sau lưng. Nếu là quan văn thì trên áo sẽ có bố tử hình Cầm (Phượng, hạc, cò, gà,…). Còn nếu là quan võ thì bố tử sẽ có hình Thú (Kỳ lân, hổ, cáo, chuột).
Ông chủ tế lễ sẽ mặc quần trắng, áo thụng đỏ, đầu đội mũ hoa quan đỏ và chân cũng đi hia đỏ. Ngoài ra, trong lễ tế còn có 2 ông từ mặc áo the đen, quần trắng, đầu đội khăn xếp đen.
Các hoạt động văn hóa được diễn ra trong ngày lễ
Ngoài lễ tế long trọng được tổ chức, đặc trung của lễ hội Đền Hùng còn có lễ rước kiệu và lễ dâng hương tại đền Thượng.
Lễ rước kiệu có cờ, lọng, hoa, kiệu và trang phục truyền thống đầy màu sắc. Từng đoàn người sẽ nối tiếp nhau xuất phát từ chân núi, rồi đi qua các ngôi đền Hạ, đền Trung để đến điểm dừng là đền Thượng nằm trên đỉnh núi. Sau đó, mỗi người sẽ thắp lên đền một vài nén hương để tỏ lòng thành kính và cầu nguyện tâm niệm của mình với tổ tiên.
Ngoài ra, nếu đến đền Hùng, bạn sẽ được chứng kiến, trải nghiệm rất nhiều trò chơi dân gian, hoạt động thú vị khác như: Thi hát xoan, thi vật, bơi trải, kéo co…
Những địa điểm du lịch gần Đền Hùng
Khi đã có dịp được đặt chân tới vùng “đất Tổ”, bạn hãy tận dụng hết mọi cơ hội thưởng thức cảnh đẹp “non nước hữu tình” ở nơi đây. Bởi bên cạnh đền Hùng, núi Nghĩa Lĩnh thì có rất nhiều điểm du lịch khác ở gần đền Hùng như:
- Đầm Ao Châu (Huyện Hạ Hòa, thành phố Việt Trì): Được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn” của tỉnh Phú Thọ.
- Ao Giời – Suối Tiên (Nằm tại núi Nả, xã Quân Khê, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ): Địa danh mang nét đẹp hoang sơ, hùng vĩ.
- Núi Thắm (huyện Thanh Ba, Phú Thọ): Ngọn đồi thoai thoải có khí hậu quanh năm mát mẻ.
Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu thông tin về lễ hội đền Hùng, về giỗ tổ Hùng Vương. Hy vọng rằng qua bài viết, các bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về ngày Quốc lễ này của dân tộc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
[section] [row] [col span="4" span__sm="12"] [ux_image_box img="78662" image_width="51"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] Hồ Quốc Việt [/ux_text] [/ux_image_box] [/col] [col span="8" span__sm="12"] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] GIỚI THIỆU Tôi là Hồ Quốc Việt chuyên gia trong lĩnh vực làm gốm sứ bát tràng và các sản phẩm đồ thờ cúng. Một số sản phẩm như gốm sứ bát tràng, đồ thờ cúng, văn phòng phẩm, bộ đồ thờ, bàn thờ,... cùng với một số sản phẩm quà tặng khác như quà tặng gốm sứ, quà tặng in logo. [/ux_text] [/col_inner] [/row_inner] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [/col_inner] [/row_inner] [/col] [/row] [/section]
Bình luận