Lễ hội Lam Kinh được duy trì như một truyền thống tốt đẹp, thể hiện sự biết ơn của thế hệ sau đối với những bậc cha ông đã có công chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước.

Bên cạnh nghi lễ truyền thống, lễ hội Lam Kinh còn mang đến các tiết mục vô cùng đặc sắc. Hãy cùng Mekoong xem đó là những hoạt động gì nhé!

Giới thiệu về lễ hội Lam Kinh

Lễ hội Lam Kinh diễn ra hàng năm vào ngày 22 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ) tại Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá. 

Đây là lễ hội mang đậm giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc với mục đích tưởng nhớ và tôn vinh vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, ông là người đã có công mở ra một triều đại phát triển thịnh vượng của nước ta.

Bắt đầu từ năm 1995, song song với việc trùng tu và tái tạo lại khu di tích Lam Kinh. Tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ hội Lam Kinh thường niên với quy mô trang trọng cấp tỉnh, đây là lễ hội lớn nhất ở xứ Thanh và là một trong số các lễ hội lớn nhất tại nước ta.

Nhờ vào những giá trị nổi bật, vào ngày 27/09/2012 di tích Lam Kinh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Trong vòng 10 năm qua, khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã được Chính phủ và tỉnh Thanh Hóa đầu tư nhiều nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị.

Với bề dày lịch sử văn hóa cùng vẻ đẹp tự nhiên, khu di dích Lam Kinh đã và đang trở thành một trong những điểm đến tâm linh hàng đầu xứ Thanh hiện nay.

Giới thiệu về lễ hội Lam Kinh

Giới thiệu về lễ hội Lam Kinh

Nguồn gốc lễ hội lam kinh

Đến nay sự ra đời và phát triển của lễ hội Lam Kinh vẫn còn nhiều điều cần nghiên cứu, vì không ai rõ lễ hội bắt đầu từ khi nào. Những tài liệu ghi chép về lễ tế ở Lam Kinh thời Lê Sơ cũng rất ít thông tin, chỉ biết rằng việc tế lễ là theo lệnh của triều đình và đã diễn ra trong tinh thần “thành kính tinh khiết”.

Theo các tài liệu cũ, lễ hội Lam Kinh đã được tổ chức ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà vào ngày 22/8 (âm lịch) năm Quý Sửu (1433) và thi hài của ông đã được đưa về mai táng tại vùng đất Lam Sơn. 

Khu vực này là nơi chôn cất của các vua, hoàng hậu triều Lê Sơ và trở thành sơn lăng của nhà Lê Sơ. Ðể thuận tiện cho việc cáo yết tại lăng miếu, những triều đại vua sau này đã cho dựng điện và các tòa Thái miếu để thờ cúng. Đây cũng là cách lý giải vì sao Lam Sơn lại được gọi là Lam Kinh.

Từ đó về sau, các đời vua và con cháu của ông hàng năm cứ vào ngày huý kị (21 và 22 tháng 8 âm lịch) đều về Lam Kinh làm giỗ. Và lễ hội Lam Kinh cũng chính là kỷ niệm ngày mất của vua Lê Thái Tổ.

Nguồn gốc lễ hội lam kinh

Nguồn gốc lễ hội lam kinh

Ý nghĩa lễ hội lam kinh

Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét dân gian truyền thống đã tạo nên dấu ấn cho một vùng đất của các vị anh hùng ở thanh hóa, cũng như góp phần bảo tồn nền văn hoá của đất Việt. 

Đây là dịp để tri ân và tôn vinh anh hùng Lê Lợi, các vị vua Lê, những tướng sĩ cùng nhân dân có công lao đóng góp trong việc dựng nước và giữ nước. 

Ý nghĩa của lễ hội Lam Kinh là để giáo dục truyền thống yêu quê hương yêu đất nước. Qua đó nâng cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu và xây dựng đất nước ngày càng văn minh giàu đẹp.

Đồng thời lễ hội cũng quảng bá, tuyên truyền và thu hút khách tham quan đến di tích Lam Kinh. Từ đó tạo sự chú ý đến nhà đầu tư, đóng góp phần nào vào việc phát triển nền kinh tế – văn hoá – du lịch của tỉnh Thanh Hoá.

Ý nghĩa lễ hội lam kinh

Ý nghĩa lễ hội lam kinh

Thời gian lễ hội lam kinh

Vậy lễ hội Lam Kinh vào ngày nào? Lễ hội Lam Kinh tổ chức hàng ngày vào ngày 22 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ vua Lê Thái Tổ) tại khu di tích Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Đây hiện cũng là nơi an táng vua Lê Thái Tổ. 

Năm nay, lễ hội Lam Kinh 2022 sẽ được bắt đầu vào ngày 17/09 nhằm kỷ niệm 604 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang và 589 năm ngày mất của vị anh hùng Lê Lợi.

Thời gian lễ hội lam kinh

Thời gian lễ hội lam kinh

Địa điểm lễ hội lam kinh

Nhiều người không biết lễ hội Lam Kinh được tổ chức ở đâu? Thông thường lễ hội Lam Kinh sẽ được tiến hành tại khu vực Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá – nơi an táng vua Lê Thái Tổ. 

Theo định lệ 3 năm một lần, cứ vào ngày giỗ vua thì các vua quan nhà Lê tại Ðông Kinh (Thăng Long) sẽ về Lam Kinh để làm lễ. Trong khi người dân địa phương vẫn mở hội tưởng nhớ và tôn vinh Bình Định Vương Lê Lợi hàng năm.

Trải qua dòng thời gian, đến nay lễ hội này vẫn được duy trì và gìn giữ như một nét văn hóa độc đáo chỉ có tại Thanh Hóa.

Địa điểm lễ hội lam kinh

Địa điểm lễ hội lam kinh

Các hoạt động lễ hội lam kinh

Kể từ năm 1995 cho đến nay, lễ hội Lam Kinh được tổ chức mỗi năm với quy mô rất hoành tráng. Lễ hội gồm có 2 phần là phần lễ và phần hội. 

Phần lễ được tiến hành theo nghi thức cổ truyền, tái hiện nhiều sự kiện trọng đại vào thời Lê như: biểu diễn màn trống hội, cờ hội, rước kiệu. Trong đó nổi bật là những nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông truyền lại. 

Trong khi đó, phần khai hội sẽ là hoạt động nghệ thuật tái diễn các sự kiện như: Lê Lai cứu chúa, hội thề Lũng Nhai, Phát huy hào khí Lam Sơn, giải phóng thành Đông Quan, Vua Lê Thái Tổ đăng quang,… 

Bên cạnh đó là những trò chơi, các tiết mục diễn truyền thống ở xứ Thanh như: trò Chiêng, trò Sanh Ngô, trò Xuân Phả, dân ca sông Mã, dân ca Đông Anh, đấu vật, đấu võ dân tộc, hội trại các làng văn hoá, trưng bày các hiện vật & cổ vật thời Lê, giới thiệu tiềm năng du lịch và ẩm thực của địa phương. Cùng với đó là nhiều hoạt động nghệ thuật khác như: chương trình ca nhạc tân cổ giao duyên, biểu diễn chèo, chiếu phim,… 

Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét dân gian truyền thống, qua đó tạo nên dấu ấn cho một vùng đất anh hùng cũng như góp phần bảo tồn nền văn hoá của quê hương Việt Nam.

Các hoạt động lễ hội lam kinh

Các hoạt động lễ hội lam kinh

Những hình ảnh lễ hội lam kinh

Tổng hợp một số hình ảnh về lễ hội Lam Kinh tại Thanh Hóa:

Những hình ảnh lễ hội lam kinh

Những hình ảnh lễ hội lam kinh

Lời kết: Lễ hội Lam Kinh đã trở thành cầu nối giữa hiên tại và quá khứ, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc và để lại dấu ấn khó phai đối với người tham gia lẫn du khách thập phương. Khi có dịp đến xứ Thanh, bạn đừng bỏ lỡ lễ hội này nhé!

Bình luận

[viweb_comments_template]