Lễ hội Lồng Tồng một nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Tày có từ thời xa xưa. Lễ hội là dịp để người Tày chào đón năm mới với những mong cầu về một năm mưa thuận gió hòa, ấm no hạnh phúc. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu đôi nét về Lễ hội Lồng Tồng của người Tày nhé!

Vài nét về lễ hội Lồng Tồng của người Tày

Lễ hội Lồng Tồng còn được gọi với hai cái tên khác là Hội xuống đồng hay Hội Cầu Mùa. Dịch theo tiếng Tày là Oosoc Tồng, nghĩa là xuống đồng. Đây được xem là một lễ hội truyền thống của người Tày sống tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đây là lễ hội mang đậm tính văn hóa đặc trưng của người Tày.

Người dân tộc Tày tin rằng, mọi lời thỉnh cầu trong dịp lễ sẽ mang đến cho gia đình họ những điều may mắn, bình an, tài lộc trong năm mới.

Đến nay, người ta vẫn chưa tìm được tài liệu về nguồn gốc của lễ hội Lồng Tồng cùng như lễ hội có từ bao giờ. Người ta chỉ cho rằng, lễ hội Lồng Tồng bắt nguồn từ xã hội của người Tày khi dân tộc này sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.

Vài nét về lễ hội Lồng Tồng của người Tày

Vài nét về lễ hội Lồng Tồng của người Tày

Ý nghĩa của lễ hội xuống đồng

Lễ hội Lồng Tồng được xem như một hoạt động văn hóa, tín ngưỡng dân gian mang bản sắc dân tộc Tày. Lễ hội diễn ra trong khoảnh khắc kết thúc một năm lao động vất vả và chuẩn bị cho một năm mới may mắn hơn. 

Lễ hội còn là dịp để người dân tộc trong bản nghỉ ngơi, gặp gỡ và thăm hỏi, chúc tụng nhau trong năm mới. Điều đặc biệt trong lễ hội này chính là thời khắc cho các cô gái, chàng trai gặp gỡ nhau, trao nhau những lời hát then sli, lượn,…

Ý nghĩa của lễ hội xuống đồng

Ý nghĩa của lễ hội xuống đồng

Lễ hội Lồng tồng được tổ chức vào thời gian nào?

Thời gian tổ chức hội Lồng Tồng phụ thuộc vào từng nơi, từng địa hình. Các bản làng sẽ quy tụ để thỏa thuận chọn ngày tổ chức hội tiện cho việc giao lưu, gặp gỡ. Thông thường, lễ hội Lồng Tồng sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm và diễn ra trong vòng 3 ngày.

Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức tại khu vực có ruộng tốt nhất, to nhất thuộc xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Lễ hội Lồng tồng được tổ chức vào thời gian nào?

Lễ hội Lồng tồng được tổ chức vào thời gian nào?

Công tác chuẩn bị cho lễ hội

Hội Lồng Tồng được xem là một trong những lễ hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho lễ hội phải được triển khai chu đáo và cẩn thận để mọi nghi lễ, hoạt động trong lễ hội diễn ra được suôn sẻ.

Công tác chuẩn bị cho lễ hội bắt đầu bằng việc các gia đình trong bản quét dọn nhà cửa, đường xá sạch sẽ, chuẩn bị nhiều thực phẩm để đãi các vị khách đến thăm. Mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ, các món trong mầm sẽ tùy thuộc vào kinh tế của từng gia đình và được chuẩn bị rất khéo léo từ người phụ nữ nội trợ trong gia đình.

Một mâm cúng đầy đủ gồm có: gà luộc, trứng luộc nhuộm phẩm màu, thịt lợn, xôi đỏ và xôi vàng tượng trưng cho mặt mặt trăng và mặt trời (âm dương hòa hợp) nhằm thể hiện những ước mơ về cuộc sống ấm no, sinh sôi nảy nở của các gia đình trong bản. Ngoài ra, trong mâm cỗ còn có các loại bánh truyền thống như: bánh chưng, bánh giầy, bánh hình bông hoa đủ màu, chè lam.

Lễ vật dâng cúng được các gia đình chuẩn bị rất kỹ càng, từ nguyên liệu, cách nấu nướng, bày trí phải thật đẹp mắt. Gà cúng lựa chọn gà sống thiến béo, phần chân, đầu và mào gà phải có màu đỏ đẹp; thịt lợn là lợn đen phải từ 50kg trở lên. Nói chung, tất cả các thực phẩm cúng phải đạt chỉ tiêu: tươi ngon, đẹp mắt và độc đáo điều này thể hiện tấm lòng, cung kính của người dân đối với thần linh.

Công tác chuẩn bị cho lễ hội

Công tác chuẩn bị cho lễ hội

Các nghi thức tiến hành phần lễ

Tương tự như những lễ hội truyền thống khác, lễ hội Lồng Tồng gồm có phần lễ và phần hội.

Phần hội diễn ra với những nghi thức truyền thống trang nghiêm. 

Khai lễ với nghi thức tạ Thiên Địa, cầu Thần Nông, thần Núi, thần Suối. Nghi lễ quan trọng nhất trong lễ hội là nghi thức xuống đồng. Để thực hiện nghi lễ này, người dân buôn làng phải chọn lựa những người đàn ông to khỏe, đức tính giỏi, có tài năng và một con trâu tốt với ý nghĩa vạch lên những đường cày đầu tiên của vụ mùa, cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu.

Các nghi thức tiến hành phần lễ

Các nghi thức tiến hành phần lễ

Những trò chơi truyền thống trong lễ hội Lồng tồng

Sau những nghi lễ trang nghiêm, người dân cùng nhau mở hội với nhiều trò chơi dân gian truyền thống thu hút. người ta dựng một cây mai cao từ 20 – 30 cm để làm cột ở giữa ruộng lớn. Treo trên đỉnh cột một vòng tròn có đường kính khoảng 60cm, trên hình tròn có dán hai chữ Nhật – Nguyệt (mặt trời – mặt trăng) tượng trưng cho âm dương hòa hợp. 

Người dân quan niệm, nếu ai tung trúng vòng tròn và làm rách giấy ở vòng tròn thì năm nay gặp nhiều may mắn và làm ăn thuận lợi đôi đường.

Hội cấy lúa cũng là hoạt động thu hút nhiều người tham gia. Những người tham gia hội này sẽ là phụ nữ nhanh nhẹn, khéo léo và có kỹ năng cấy lúa giỏi. Bên cạnh những hội thi, lễ Lồng Tồng còn diễn ra các trò chơi truyền thống, vui nhộn như: kéo co, bắn nỏ, đấu gậy, đánh bi, đi khăng, cờ tướng, đi cà kheo,…

Phần được mong chờ nhất trong lễ hội là khoảnh khắc các chàng trai gặp gỡ các cô gái giao duyên qua điệu hát then, sli… ngọt ngào, tình cảm.

Những trò chơi truyền thống trong lễ hội Lồng tồng

Những trò chơi truyền thống trong lễ hội Lồng tồng

Những hình ảnh của lễ hội lồng tồng

Những hình ảnh của lễ hội Lồng Tồng dưới đây sẽ cho bạn thấy được những nét độc đáo có trong lễ hội truyền thống người dân tộc Tày.

Những hình ảnh của lễ hội lồng tồng

Những hình ảnh của lễ hội lồng tồng

Lễ hội Lồng Tồng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội thể hiện tinh thần nâng cao nét đẹp truyền thống văn của đồng bào dân tộc Tày và cũng là điểm tựa vững chắc giúp phát triển nền du lịch vùng miền

Bình luận

[viweb_comments_template]