Nếu một tác phẩm gốm đẹp hay không phụ thuộc phần lớn ở đôi bàn tay của người nghệ nhân thì men gốm cũng là yếu tố quan trọng tạo ra một tuyệt tác hoàn mỹ. Vậy men gốm là gì và có những loại men thông dụng nào? Cùng đọc bài viết dưới đây của Sàn Gốm để có thêm thông tin chi tiết. 

Men gốm là gì và tại sao phải dùng men gốm?

Men gốm là một lớp thuỷ tinh bao bọc xung quanh của bề mặt xương gốm, thông thường có độ dày khoảng 0.15 – 0.4 mm. Nó được sản xuất bằng cách pha trộn các nguyên liệu khoáng (bao gồm fenspat, thạch anh, cao lanh và nguyên liệu hoá học) theo một tỷ lệ nhất định rồi nghiền mịn tạo nên chất lỏng sệt, bôi trên bề mặt thân xương gốm, rồi nung ở nhiệt độ cao. 

Men gốm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền chắc của một sản phẩm gốm sứ sau khi nung. Lớp men gốm có những tính chất vật lý và hoá học giống với thuỷ tinh. Bề mặt rắn hơn không thấm nước, mịn và sáng bóng, không dễ bám bụi. Có thể cải thiện độ bền cơ học, độ bền nhiệt và tính chất hoá học của sản phẩm. 

Men gốm là gì và tại sao phải dùng men gốm?

Men gốm là gì và tại sao phải dùng men gốm?

Đặc điểm của men gốm

Mặc dù bản chất của men gốm là thuỷ tinh, song nó cũng có một số đặc trưng rất riêng biệt. 

Khả năng chảy lỏng

Men sẽ có khả năng chảy lỏng đồng đều ở một mức nhiệt xác định. Đây được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm giúp lớp men dễ dàng phủ khắp các bề mặt của một sản phẩm gốm. Khả năng chảy men không đều dễ gây ảnh hưởng lên bề mặt men. Ngược lại, khi lớp men được chảy đồng đều thì chất lượng và độ bền của sản phẩm cũng được đảm bảo hơn. 

Hệ số giãn nở nhiệt

Nhiệt của men và xương gốm phải luôn phù hợp. Nếu không đạt được tiêu chí này do chênh lệch giữa 2 hệ số sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng co men và rạn nứt. Hoặc thậm chí là vỡ tung trong quá trình nung và làm lạnh.

Hệ số giãn nở nhiệt

Hệ số giãn nở nhiệt

Thành phần hóa học

Theo đó, men phải bao gồm bốn chất hoá học: chất nền, chất tạo màu, chất trợ dung và chất phụ gia. Trong thành phần của tất cả các loại men thì hàm lượng silic điôxít chiếm hơn 50%. 

Muốn xương gốm an toàn phải đảm bảo thành phần hoá học trong men gốm. Tuy nhiên trong quá trình nung nếu thành phần hoá học cao sẽ dễ xảy ra hiện tượng làm rơi, vỡ sản phẩm. 

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học

Bề mặt ổn định

Bề mặt men không tốt sẽ dẫn đến tình trạng bề mặt sản phẩm cũng bị ảnh hưởng theo. Một lớp men gốm tốt sẽ cho ra một sản phẩm tốt với bề mặt đẹp hơn sau khi nung. 

Bề mặt ổn định

Bề mặt ổn định

Nguyên liệu làm men gốm

Nguyên liệu làm men gốm là gì? Nguyên liệu làm men gốm khá phức tạp. Các thành phần tạo men chủ yếu là các tạp chất có nhiều oxi như Na2O, K2O, Li2o, ZnO. .. Dưới trạng thái sau đây: 

Trạng thái rắn phổ biến như đất sét, cao lanh, bentonite. .. 

Những nguyên liệu ở trạng thái khoáng như đá vôi, trường thạch, cát. .. 

Dạng chất công nghiệp và không độc hại gồm Na2CO3, K2CO3, BaCO3, Borax (hàn the)… 

Theo đó, từng loại men gốm khác nhau được sử dụng những thành phần khác nhau. Để tạo ra sự phong phú về sắc màu và phần bề mặt sản phẩm gốm theo mong muốn của những người thợ thủ công.

Nguyên liệu làm men gốm

Nguyên liệu làm men gốm

Lợi ích của việc sử dụng men gốm

Việc tráng men làm cho bình gốm của nó có được chất lỏng và màu sắc tốt hơn. Cách đó người nghệ nhân thể hiện được nhiều hơn. 

Men gốm có thể được tráng, phết, hay phun trên bề mặt xương gốm. Tuỳ theo dày mỏng khác nhau tạo nên màu sắc, hoa văn theo mong muốn của người thợ. 

Việc xác định nước men cũng là một phần quan trọng trong việc xác định đồ gốm sứ. Nó cũng bao gồm việc xác định những đặc tính của men và phương pháp tráng men. 

Lợi ích của việc sử dụng men gốm

Lợi ích của việc sử dụng men gốm

Các loại men gốm chính

Men chảy

Men chảy cũng được nghệ nhân sử dụng trang trí trên những sản phẩm gốm mịn. Đặc tính của lớp men nền và men phủ có sự khác nhau. 

Khi nung ở nhiệt độ cao, men phủ bao quanh lớp nền tạo cho bề mặt sự kết tinh và màu sắc cho từng mảng. Khi cho thêm men với khoảng 25% chất trợ chảy PbO.SiO 2 và một lượng chất tạo màu hoặc oxit màu sẽ tạo ra được lớp men này.

Men chảy

Men chảy

Men sần

Men có thể được tạo ra bằng cách thêm vào lớp men bóng các loại oxit khó chảy hoặc oxit màu. Ví dụ như Cr2O3, TiO2, CuO và Fe2O3 với một lượng khoảng 10% đến 30% hoặc SnO2 khoảng 10%. 

Khi được nung với mức nhiệt độ cao, những chất này sẽ phân bố đồng đều khắp bề mặt men gốc nhưng không bị tan chảy. Khi nguội, những phần tử này sẽ tạo thành một lớp sần sùi và có mặt ngoài nhám. 

Men sần

Men sần

Men lam

Là loại men xuất hiện “đời đầu” ở làng gốm Bát Tràng vào thế kỷ 14. Nguyên liệu chính bao gồm cao lanh, hạ triểu, trường thạch. .. Cùng với đó là những loại đá màu được nghiền nát trong khoảng 70 – 80 tiếng liên tục. 

Men lam được nung ở nhiệt độ 1200 – 1300 độ C. Loại men này cũng được các nghệ nhân sử dụng trang trí trên bề mặt của những loại bát đĩa, lư hương, ấm chén, chân đèn dầu. .. 

Men lam

Men lam

Men nâu

Men nâu là loại men sử dụng chủ yếu ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Thiết kế ở thời điểm hiện tại, nhiều người lại hướng về thiên nhiên và yêu thích nét văn hoá cổ điển. Vậy nên, sắc nâu mộc mạc lại được sử dụng nhiều trong các thiết kế nội thất làm bằng gỗ. 

Bên cạnh đó, loại men này cũng được lấy làm cảm hứng giao thoa giữa nét đương đại và cổ điển trong nhiều tổng thể kiến trúc. Không giống với những loại men khác, men nâu cho cảm giác khá cứng, thô và mộc mạc. Đây trở thành nét khác biệt khiến nhiều người yêu thích loại men độc đáo này.

Men nâu

Men nâu

Men rêu

Nguyên liệu men rêu gần giống với men lam. Nhưng phải pha trộn thêm nhiều loại đá với nhiều sắc màu khác nhau mới tạo thành sắc xanh rêu độc đáo. 

Men rêu xuất hiện khoảng thế kỷ 14. Được nung với mức nhiệt 1200 – 1300 độ C. Loại men này cũng được sử dụng để trang trí hoạ tiết cho nhiều sản phẩm. Bao gồm đế long đình, ngói, gạch chắn gió, vẽ mây. .. Men rêu khi được pha trộn theo tỷ lệ và đúng cách sẽ tạo ra màu sắc rất đẹp và tự nhiên.

Men rêu

Men rêu

Men rạn

Men rạn là loại men được tạo ra từ sự kết hợp của độ co giãn giữa xương gốm và men. Xuất hiện từ khoảng thế kỷ 16 tại một số lò gốm Bát Tràng. 

Với nguyên liệu chính là đá trường thạch, đá vôi. .. nghiền ra được phủ lên toàn bộ bề mặt sản phẩm và nung đến nhiệt độ khoảng 1100-1200 độ C. 

Sau đó được đánh bằng nước củ nâu (ngày nay hay sử dụng thuốc tím) . Sau khi ngấm sẽ làm nổi rõ các khe nứt trên bề mặt. Đây là loại men rất nổi tiếng của người dân Bát Tràng với những chiếc lư hương, vò, bình vôi, lọ, nghê thời Lý, Trần được người sưu tầm đồ cổ săn lùng, tìm kiếm. 

Men rạn

Men rạn

Men ngọc

Men ngọc là màu xanh khi kết hợp giữa FeO và Fe 2 +. Có thể bị mất một phần của Fe. Trên thực tế, màu sắc của men ngọc cũng ở nhiều trạng thái. Từ nâu xám nhạt đến lục ngả vàng. 

Do đó, nghệ nhân phải tạo trước chất màu của men ngọc. Sau đó mới tiến hành phủ màu ngọc lên bề mặt sản phẩm rồi tráng thêm một lớp men trong mới.

Men ngọc

Men ngọc

Nhiệt độ nóng chảy của gốm sứ?

Nhiệt độ nóng chảy của men gốm sứ phụ thuộc thành phần nước và các ôxít có mặt trong men. Nhiệt độ nóng chảy của men sẽ thay đổi nếu có một yếu tố thay đổi, tuy nhiên các yếu tố sau sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn, đó là: 

Thay đổi tỷ lệ ôxít kiềm/SiO 2 (tỷ lệ càng lớn thì nhiệt độ men sẽ giảm) 

Thay đổi hàm lượng Al2O3 (tăng Al2O3 thì nhiệt độ nung sẽ tăng) 

Bản chất của ôxít kiềm (ví dụ đưa vào frit silicat kiềm men sẽ dễ chảy hơn là đưa SiO2 và kiềm) 

Hàm lượng của ôxít kiềm càng lớn thì nhiệt độ càng giảm 

Phụ thuộc tỷ lệ B 2 O 3/SiO 2 (tỷ lệ càng lớn thì nhiệt độ men càng giảm) 

Phụ thuộc độ nghiền mịn của men, men càng mịn thì nhiệt độ nóng chảy càng giảm, và 

Phụ thuộc thành phần khoáng của phối liệu (ví dụ Na2O cho vào ở dạng Na2CO3 để men có nhiệt độ thấp và hoạt tính cao hơn là cho vào dưới dạng trường thạch) . 

Với các loại men khác nhau được nung ở nhiệt độ khác nhau, nhưng thông thường từ 800độ đến 1200 độ

Nhiệt độ nóng chảy của gốm sứ

Nhiệt độ nóng chảy của gốm sứ

Các cách phân loại men gốm khác

Ngoài ra, người ta cũng phân loại men gốm dựa trên thành phần nguyên liệu, phương pháp làm, nhiệt độ nung và đặc điểm bề ngoài của men: 

Nhiều thành phần khác nhau. Nó có thể được chia làm men xám, men vôi, men fenspat, men chì-bo. .. 

Các phương pháp lên men khác nhau. Nó có thể được chia thành men thô, men frit và men tinh; 

Những đặc điểm ngoại hình khác nhau. Nó có thể được chia thành men đỏ, men chảy, men màu, men pha lê, men trắng, men xanh. .. 

Theo nhiệt độ nung, nó có thể được chia thành men nhiệt độ cao và men nhiệt độ thấp. 

Các cách phân loại men gốm khác

Các cách phân loại men gốm khác

Công thức men gốm

Trong công thức gốm sứ, người ta hay dùng tỷ lệ phân tử và nó có thể chuyển qua lại giữa hai công thức. Seger đã đưa ra cách phân chia những oxit có trong thành phần men làm 3 nhóm chính: oxit bazo, oxit axit và oxit lưỡng tính. Tập hợp này gọi là công thức Seger của men. Khi nóng chảy phải đồng nhất mà không dùng đến sự hỗ trợ cơ học này như thuỷ tinh. 

Do đó, điều cần tiếp theo là phải tạo ra một hỗn hợp chảy lỏng đồng nhất với nhiệt độ mong muốn. Trong quá trình nóng chảy các oxit trong men phản ứng với bề mặt xương gốm để tạo ra lớp trung gian làm ảnh hưởng đến độ bền cơ học của men. Nó không chỉ phục thuộc vào thành phần hoá học chung mà còn phụ thuộc từng oxit riêng biệt được người nghệ nhân đưa vào. 

Tuy nhiên công thức làm men gốm độc đáo hay kỹ thuật kết hợp các nguyên vật liệu với nhau, nung ở nhiệt độ cao là bí quyết của từng nhà sản xuất theo kinh nghiệm của cha ông suốt nhiều năm qua. Với nhiều gia đình, những bài men gốm quý giá là bảo vật gia truyền và không được bán ra ngoài. 

Công thức men gốm

Công thức men gốm

Bài viết trên Mekoong đã giải thích cho bạn biết men gốm là gì và những loại men gốm. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho bạn đọc! 

Bình luận

[viweb_comments_template]