Những người lựa chọn mô hình quán nhậu để lập nghiệp, hầu hết họ đều dừng lại ở ý tưởng mà không dám làm do quá ít vốn và lo sợ thất bại. Theo khảo sát gần đây nhất với một số người dự định khởi nghiệp loại hình nhà hàng thì chi phí quán nhậu, mở quán nhậu cần bao nhiêu vốn là câu hỏi họ đưa ra nhiều nhất. Bài viết sau đây của Mekoong sẽ giải đáp thắc mắc này. 

Chi phí mở mặt bằng

Mặt bằng kinh doanh là phần chi phí quán nhậu tiêu tốn nhất. Chỉ cần một sai lầm nhỏ trong việc lựa chọn mặt bằng sẽ khiến các bạn tay trắng ngay sau khi bắt đầu. 

Giá thuê mặt bằng thay đổi tuỳ theo thu nhập và nhân khẩu học của cư dân sinh sống tại vị trí đó. Giá thuê mặt bằng tại hầu hết các quận, huyện tại TP. Hồ Chí Minh đã được chúng tôi thống kê tại hai bài viết dưới đây. 

Tuỳ theo khách hàng mục tiêu chủ quán bạn hướng đến là ai (Ví dụ: người lao động, nhân viên công sở, hoặc người có thu nhập không cao,…) mà chọn vị trí mở quán cho thích hợp. Dễ dàng tránh bị lâm vào tình cảnh quán “không một bóng người”. Bạn nên chọn vị trí mở quán ở khu vực đông dân và tiện cho khách hàng mục tiêu của bạn đến thăm. 

Theo tư vấn của một số chủ quán có kinh nghiệm lâu năm thì bạn nên lựa chọn các mảnh đất sạch hay đang ở trong một dự án lớn cho thuê. Bởi bạn chỉ cần mỗi chi phí quán nhậu là làm sàn và mái che thôi. Sau chừng 2-3 ngày là đã có thể tiến hành buôn bán. Một chỗ ngồi rộng rãi, thoáng mát và thoải mái sẽ làm khách hàng ở lại lâu hơn, đồng nghĩa với việc họ sẽ ăn ngon hơn. 

Đầu tư vật dụng khi mở quán nhậu cần bao nhiêu vốn?

Nếu bạn có tiềm lực kinh tế tốt thì cũng nên mua mọi thứ mới 100% bởi mỗi ngày có khoảng hơn chục quán nhậu bị xoá sổ. 

Mua lại một số vật dụng bếp mới từ những quán trên sẽ giúp bạn giảm đi khá nhiều chi phí quán nhậu. Tuy nhiên đối với ai có vốn tài chính hạn chế thì chỉ cần đầu tư mới khi đã xác định rõ vật dụng muốn mua trên thị trường. 

+ Vật dụng bếp: Thực tế các vật dụng này khi mua mới cũng không mang lại được sự thay đổi đáng kể vì món ngon dở phần lớn phụ thuộc ở tay nghề của bếp và chất lượng nguyên liệu. 

+ Bàn ghế: Thu mua tất cả các bộ bàn ghế cũ từ những quán đã đóng sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền. Không nhất thiết bạn phải mua tất cả bàn ghế cũ từ một quán. Nên mua có chọn lọc và tham khảo trên các quán sẽ có được những chiếc còn mới và đẹp nhất.  

Thuê và đào tạo nhân viên

Tất cả nhân viên phải được training kỹ càng từ nhân viên phục vụ đến trông xe cho ngày khai trương để khi vào quán bạn đi làm ngay sẽ không thấy lúng túng. 

Đầu bếp chính là linh hồn của quán nhậu và quyết định thành bại nằm trong tay người đứng bếp. Thường chủ quán sẽ là người chịu trách nhiệm phần nấu nướng, còn nếu tự cảm thấy tay nghề chưa đủ vững thì không tiếc tiền thuê đầu bếp. Nên tìm một đầu bếp có tay nghề để khách hàng ở lại quán bởi mùi vị của món ăn. 

Nhập nguyên vật liệu đầu kỳ

Chi phí sẽ được phân thành hai phần là bia và nguyên liệu chế biến món ăn không. Các đại lý bia và chợ đầu mối là nơi bán đồ giải khát và thực phẩm giá thấp, muốn có được mức giá ưu đãi, bạn cần tham khảo giá từ những chợ đầu mối khác nhau. Mua số lượng lớn và cam kết với nhà cung cấp lâu dài cũng giúp bạn có được giá tốt. 

Các chi phí khác khi mở quán nhậu

Cùng những khoản chi phí quán nhậu kể trên thì phí đăng ký kinh doanh và làm các giấy như được cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là chi phí quan trọng. Một số loại phí “bôi trơn” hay “bảo hộ” khác cũng là vấn đề mà chủ quán nhậu nên quan tâm. Chi trả cho toàn bộ những khoản phí đã liệt kê sẽ khiến bạn phải mất khoảng 15-50 triệu khi mở quán và 2-10 triệu cho mỗi tháng hoạt. 

Tìm nguồn nguyên liệu, thực phẩm, đồ uống

Có hai nguồn nguyên liệu chính trong quán đó là nguyên liệu thực phẩm để làm những món ăn và thức uống: bia, rượu, nước ngọt,… Đồ uống phổ biến nhất trong quán nhậu là bia. Chủ quán nên so sánh với những thương hiệu bia và các đại lý phân phối có mức giá tốt. 

Nguyên liệu thực phẩm cũng cần có sự lựa chọn và tham khảo những đại lý phân phối nhằm tìm được đại lý có mức giá ổn, chất lượng đảm bảo để sử dụng dài hạn. Bên cạnh việc các chủ quán nên sử dụng phần mềm quản lý nguyên liệu quán nhậu để giúp kiểm soát chặt hơn nữa. 

Lên chiến dịch quảng cáo, tiếp thị

Sẽ rất đáng tiếc nếu quán bạn có đồ ăn hấp dẫn, không gian đẹp mắt nhưng ít người biết tới. Truyền thông online trên mạng xã hội và truyền thông offline bằng banner, voucher sẽ giúp các chủ quán kéo thêm đông khách hàng tới quán. 

Những mô hình quán nhậu ít vốn được ưa chuộng nhất 2022

Hãy thử đặt bản thân vào vị trí của khách hàng, không có gì tuyệt hơn là ngồi thưởng thức những món ăn hấp dẫn và trò chuyện với bạn bè trong không gian xanh mát. Nhưng cũng cần xem xét đến những khả năng tài chính. 

Quán nhậu vỉa hè 

Quán nướng vỉa hè có chi phí đầu tư lớn hơn nhưng cũng khá phổ biến tại Việt Nam. Được mọi người ưa thích và cũng rẻ hơn so với những loại hình quán nhậu truyền thống. Chỉ với số vốn dưới 100 triệu có thể bắt đầu mở quán nướng vỉa hè với các món ăn hấp dẫn cùng thức uống mát. 

Quán bia hơi bình dân 

Hiện nay có khá nhiều quán nhậu với những thiết kế độc, lạ. Nhưng một số quán bia bình dân lâu đời lại có chỗ đứng vô cùng vững chắc trong lòng người dân Việt Nam. Với mức giá phù hợp, không gian thoải mái là có thể ngồi nhâm nhi và chuyện trò. 

Lời kết 

Trên đây là những chia sẻ về chi phí quán nhậu và những thông tin liên quan và cần thiết. Hy vọng những chia sẻ của Mekoong có thể giúp ích cho bạn trong quá trình mở quán nhậu. 

Xem thêm:

Bình luận

[viweb_comments_template]