Việc thờ cúng Táo quân không chỉ diễn ra trong ngày 23 tháng Chạp, mà nghi lễ này còn được nhiều gia đình Việt Nam thực hiện vào mỗi ngày.
Vậy, Cúng ông táo trên ban thờ hay dưới bếp? Chuẩn bị gì khi cúng ông táo? Một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo? Mời bạn tham khảo nội dung sau của Mekoong để có được câu trả lời nhé!
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ ?
Cúng ông công ông táo ở đâu? Cúng ông táo ở đâu cho đúng?
Cúng ông táo trên ban thờ hay dưới bếp?… là những thắc mắc thường gặp khi làm lễ cúng Táo quân.
Cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn cả ông Táo lẫn ông Công về trời, vì vậy việc mọi người cúng gộp chung trên bàn thờ là chưa đúng. Táo quân phải được cúng dưới bếp, còn ông Công phải được cúng trên bàn thờ cùng với gia tiên.
Theo truyền thống xa xưa, bàn thờ ông Táo nên đặt trên bếp hoặc cạnh bếp. Điều này thể hiện được tín ngưỡng của dân gian khi thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong nhà với ước muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm cúng, khiến gia đình luôn hòa thuận và sung túc.
Nhưng theo các chuyên gia phong thủy, dù ông Công ông Táo là các vị thần khác nhau. Nhưng tất cả đều nên được thờ phụng trên bàn thờ chính của cả gia đình.
23 tháng Chạp là ngày cúng chung cả 3 vị Thần Nhà, Thần Đất và Thần Bếp. Dân gian thường gọi chung là Thần linh, Thổ địa và được cúng ngay trên bàn thờ.
Vậy nên việc hành lễ phải thực hiện tại bàn thờ chính, đây là nơi nghiêm trang nhất trong nhà chứ không thể diễn ra ở bếp. Bếp là nơi nấu nướng thức ăn nên thường bị xem là uế tạp và nhếch nhác, nếu hành lễ ở đây sẽ thiếu sự tôn trọng đến chư vị Thần linh.
Nhiều người cũng phân vân, không biết nhà không thờ ông táo thì cúng ở đâu? Đối với những gia đình không có bàn thờ riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới bếp và một mâm khác ở bàn thờ gia tiên để thực hiện nghi lễ cúng chính.
Cách cúng ông Táo ngày thường
Cách cúng ông Táo ngày thường sẽ ít phức tạp hơn so với cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Qua đó, gia chủ chỉ cần chuẩn bị các lễ vật gồm: chè, trái cây và một số thức ăn đơn giản như món mặn hoặc chay tùy ý.
Song song đó, bạn cũng nên chuẩn bị 3 chén nước hoặc 3 chén rượu đặt trên bàn thờ ông Táo.
Hãy lưu ý rằng, những chén rượu hay nước này nên được thay mới hằng ngày. Việc dọn dẹp vệ sinh cũng cần thực hiện thường xuyên để bàn thờ Táo quân luôn được sạch sẽ và linh thiêng nhất.
Cúng ông Công ông Táo trước 23 tháng Chạp được không?
Dựa vào thời gian và điều kiện của từng nhà mà có thể tiến hành cúng ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp.
Theo chuyên gia văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, dân gian quan niệm rằng lễ cúng ông Táo tốt nhất là vào khuya 22 và sáng 23 tháng Chạp. Nghi lễ này nên diễn ra từ 11h – 13h (giờ Ngọ), đây thời điểm các vị Thần chuẩn bị về trời.
Trong trường hợp gia đình bận công việc và không kịp chuẩn bị mâm lễ, thì giờ chuẩn nhất để cúng ông Táo ông Công sẽ rơi vào từ 7h sáng – 21h tối 22 tháng Chạp.
Cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Cúng ông táo ở đâu cho đúng? Cung ong tao cung o dau? Cung ong tao o dau trong nha? Mâm lễ cúng ông táo đặt ở đâu?… Cũng là câu hỏi khiến nhiều người bâng khuâng.
Mâm cúng Táo quân thường đặt ở vị trí cạnh bếp hoặc phía trên bếp. Nhưng với cách thiết kế nhà cửa hiện đại như ngày nay, bếp không tiện đặt bàn thờ nên không nhiều gia đình có bàn thờ riêng cho ông Táo. Vì thế mâm cúng ông táo đặt ở đâu còn tùy vào tình hình thực tế và quan niệm của mỗi nhà.
Dù không có bàn thờ ông Táo ông Công riêng, nhưng nhiều gia đình vẫn chuẩn bị một mâm cơm cúng dưới bếp cùng một mâm cơm khác để thờ thần linh. Một số khác chỉ cúng một mâm ở bàn thờ chính, mà không có bàn thờ ông Công ông Táo.
Quan niệm của người xưa cho rằng, ông Công là thần thổ công nên phải được cúng trên bàn thờ chính. Còn ông Táo là vị thần trông coi bếp núc nên lễ cúng nên được thực hiện ở bếp. Tuy nhiên bếp là nơi để đun nấu, không phải nơi cúng lễ. Vậy nên mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp nên diễn ra ở nơi trang nghiêm và sạch sẽ nhất trong gia đình.
Cũng theo các nhà văn hóa tín ngưỡng, mỗi gia đình nên cúng ngày 23 tháng chạp ở 2 nơi là trên bàn thờ chính và cả trong bếp. Điều này sẽ giúp vị thần cai quản bếp núc luôn đỏ lửa, giúp gia đình luôn no ấm hòa thuận. Dựa vào không gian và điều kiện của từng nhà, mà gia chủ có thể chọn không gian thờ cúng phù hợp để thể hiện tấm lòng của mình.
Kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo
Sau đây là những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo mà ai cũng nên biết để tránh mắc phải:
- Đặt bàn thờ cạnh nhà tắm, nhà vệ sinh: Sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm của gia đình.
- Đặt bàn thờ nhìn thẳng ra lối đi hoặc cửa chính: Mất đi sự trang nghiêm của khu vực thờ cúng, khiến gia chủ không còn may mắn và tài lộc.
- Không đặt bàn thờ trên nóc tủ, hoặc lấy gỗ đã sử dụng để làm bàn thờ cúng.
- Không để bàn thờ quá gần bếp, cửa phòng ngủ hay những nơi tối tăm, ẩm thấp, không có không khí,…
Nếu phạm vào những điều kiêng kỵ trên khi đặt bàn thờ ông Công ông Táo. Cuộc sống của gia đình sẽ dễ gặp những rắc rối, xung khắc và ngăn không cho may mắn, tài lộc vào nhà.
Do đó bạn nên đặc biệt lưu ý đến những điều trên để không gây ra điềm gở cho ngôi nhà của mình.
Cách lập bàn thờ ông Táo khi về nhà mới
Cách lập bàn thờ ông Táo khi về nhà mới không quá phức tạp. Nhưng gia chủ hãy tự tay thực hiện, chứ đừng nên nhờ đến người khác.
Thời gian cúng ông Táo: Gia chủ sẽ bắt đầu cúng ông Táo song song với lễ cúng nhập trạch.
Chuẩn bị lễ vật cúng: Dựa vào điều kiện tài chính của mỗi gia đình mà việc chuẩn bị mâm lễ cúng sẽ có sự khác nhau. Thông thường, mâm cúng ông Táo sẽ bao gồm các vật cơ bản sau:
- Nhang (hương), hoa tươi, hoa quả, một mâm cỗ với các món mặn.
- 3 bộ đồ áo mũ (2 nam 1 nữ) và giấy tiền vàng mã. Sau khi cúng xong, những món đồ này sẽ được hóa vàng.
Cúng ông táo ở đâu: Ông Táo sẽ được cúng ngay tại dưới bếp. Vị trí để bàn thờ ông Táo phải chọn nơi khô ráo, tuyệt đối không đặt cạnh nước.
Tiếp theo, gia chủ nên thực hiện những nghi lễ lập bàn thờ và cúng ông Táo sau khi về nhà mới:
- Bước 1: Khi bước vào nhà mới, chủ nhà cần đem các đồ vật mang tính tượng trưng vào nhà trước như một cái đệm hay chiếu đang sử dụng.
- Bước 2: Gia chủ bày biện đầy đủ lễ vật cúng ông Táo trên mâm và kê theo hướng đẹp nhất.
- Bước 3: Chủ gia đình sẽ tự tay thắp nhang vào bát hương.
- Bước 4: Cắm hương vào lư để xin nhập trạch và xin Thần linh rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để thờ tự. Tiếp đến đọc văn khấn lễ nhập trạch gồm 2 phần: Văn khấn Thần linh – văn khấn cáo yết gia tiên.
- Bước 5: Đun nước và pha trà dâng lên chư vị Thần linh, gia tiên. Điều này nhằm giúp khai bếp.
Chuẩn bị gì khi cúng ông táo ?
Nhà nào càng được Táo Quân phù hộ thì càng thêm yên ổn, hạnh phúc và thành đạt. Bên cạnh việc đặt bàn thờ Táo quân hợp phong thủy, chúng ta cũng cần quan tâm bàn thờ ông Táo có những gì để thực hiện đúng lễ nghi.
Để bài trí bàn thờ Táo quân, bạn nên chuẩn bị một số vật dụng cần thiết nói sau:
- Kệ
- Bài vị ông Táo
- Bát hương
- Bình hoa
- Đĩa đựng hoa quả
- Ly đựng nước
Dựa trên phong tục tập quán người Việt, theo truyền thuyết ngày 23 tháng Chạp ông Táo sẽ về trời báo cáo việc gia đạo của chủ nhà trong vòng 1 năm qua. Vậy nên bạn cần chuẩn bị 3 chiếc mũ ông Táo (2 mũ đàn ông, 1 mũ đàn bà) đặt trên bàn thờ.
Đặc biệt, trong lễ cúng ông Táo sẽ không thể nào thiếu mâm cỗ tiễn Táo quân gồm: nhang, rượu, đèn, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả, trầu cau, bánh kẹo, tiền vàng, cá chép sống hoặc cá chép bằng giấy.
Lễ vật cúng Táo quân gồm những gì?
Thông thường, các lễ vật dùng để cúng Táo quân truyền thống sẽ bao gồm:
- 1 chiếc áo
- 1 đôi hia giấy
- Tiền vàng
- Mũ ông Công 3 cỗ hoặc 3 chiếc: 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Mũ cho ông Táo có 2 cánh chuồn, còn mũ Táo bà thì không có cánh. Ngoài ra, nhiều người chỉ cúng 1 cỗ mũ ông Công (có 2 cánh chuồn) để tượng trưng.
- Cá chép: Đây là đại diện cho linh vật đi lại của ông Táo ông Công. Bạn có thể dùng cá chép thật hoặc cá chép bằng giấy đều được. Tại miền Bắc, mọi người sẽ cúng cá chép sống thả trong chậu hoặc hồ nước nhằm ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Còn với miền Nam, người ta lại ưu chuộng cá chép giấy hơn.
Theo phong thủy ngũ hành, màu sắc của áo mũ và hia cúng Táo quân sẽ thay đổi từng năm. Chẳng hạn như năm 2022 thuộc hành kim, vì vậy gia chủ chọn đồ cúng màu vàng sẽ tương thích và mang đến nhiều may mắn hơn.
Với nhà có trẻ con, người ta sẽ dâng lên Táo quân một con gà luộc. Đây là loại gà cồ mới tập gáy (gà mới lớn) nhằm ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa bé sau này lớn lên sẽ thông minh, nghị lực và có sinh khí tựa như gà cồ.
Giờ nào đẹp nhất để tiễn Táo quân về chầu trời?
Theo quan niệm xa xưa của dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần bếp hội tụ lại để chuẩn bị về trời. Do đó đây được coi là khung giờ rất linh thiêng, thuận lợi để tiễn ông Công, ông Táo về trời (thời điểm tốt nhất là trước 12h trưa).
Nhưng vào ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo. Vậy nên tùy vào mỗi gia đình mà sẽ đưa ra lựa chọn thích hợp. Không nhất thiết phải cúng Táo quân giữa trưa (chính Ngọ), mà có thể cúng vào các khung giờ đẹp khác (giờ Tị hoặc Thìn).
Văn khấn ông Công ông Táo 2022
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nghi thức và lễ vật cúng ông Táo, bạn hãy làm lễ rước vị Thần này về nhà với bài khấn sau:
Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:…………………………… và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.
Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo
Theo các chuyên gia văn hóa và phong thủy, khi cúng ông Táo ông Công, gia chủ nên lưu ý những điều sau:
- Không đặt bàn thờ ông Táo ngay cạnh bồn rửa hay nguồn nước. Bởi vì khu thờ thuộc hành hỏa, do đó đặt gần hành Thủy sẽ kỵ nhau, điều này sẽ gây ra nhiều điều không may mắn cho gia đình.
- Nếu gian bếp quá chật và không có chỗ để đặt bàn thờ, bạn có thể đặt trên máy hút mùi để tạo nên 1 ô trống đặt bàn thờ gọn nhỏ. Hoặc có thể chọn góc hướng Nam cạnh nhà bếp. Vì theo quan niệm ngũ hành, Táo quân thuộc hành hỏa nên đặt tại phía Nam – tức “hỏa” vượng sẽ rất thích hợp.
- Hãy chọn nơi cao hơn mặt bếp, góc bếp này hiếm khi sử dụng để tránh va chạm đến bàn thờ gây tác động tới bát hương. Với cách làm này, bàn thờ được đặt trên cao cũng sẽ hạn chế được bụi bẩn.
- Nếu nhà không có bếp và không biết thắp hương ông công ông táo ở đâu. Gia chủ có thể thắp hương cúng ông Táo ngay tại bàn thờ gia tiên, nhưng điều này sẽ không áp dụng với cách lập bàn thờ ông Táo khi về nhà mới.
Tại Mekoong, chúng tôi có rất nhiều mẫu bàn thờ ông Táo giá rẻ được nhiều gia chủ ưu ái. Bàn thờ ông Công ông Táo với mẫu mã trang nghiêm và thẩm mỹ sẽ đáp ứng được nhu cầu thờ cúng của Quý Khách.
Để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất, Quý Vị hãy đầu dây ngay cho số Hotline: 087 9071 727!
Xem thêm các bài viết liên quan:
Top 14 Cửa hàng bán đồ thờ cúng uy tín chất lượng tại TPHCM
Top 10 cửa hàng đồ thờ cúng quận 5 uy tín giá rẻ
Sơ đồ bày trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy
Sơ đồ bàn thờ ông địa thần tài và Ý nghĩa của việc bày trí bàn thờ
Bộ đồ thờ cúng gồm những gì? Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên đối với gia đình Việt
Cách bày trí bàn thờ gia tiên theo 12 con giáp đúng phong thủy
Có Nên Để Đồ Trên Bàn Thờ Ông Địa
Kinh nghiệm mua đồ thờ bằng đồng chuẩn chất lượng
[section] [row] [col span="4" span__sm="12"] [ux_image_box img="78662" image_width="51"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] Hồ Quốc Việt [/ux_text] [/ux_image_box] [/col] [col span="8" span__sm="12"] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] GIỚI THIỆU Tôi là Hồ Quốc Việt chuyên gia trong lĩnh vực làm gốm sứ bát tràng và các sản phẩm đồ thờ cúng. Một số sản phẩm như gốm sứ bát tràng, đồ thờ cúng, văn phòng phẩm, bộ đồ thờ, bàn thờ,... cùng với một số sản phẩm quà tặng khác như quà tặng gốm sứ, quà tặng in logo. [/ux_text] [/col_inner] [/row_inner] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [/col_inner] [/row_inner] [/col] [/row] [/section]
Bình luận
Thông tin người gửi
Chưa có bình luận nào !