Sự sáng tạo của người thợ-hoạ sĩ đã và xứng đáng được thành phố Hà Nội kiến nghị Chính phủ phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, danh hiệu lần đầu tiên giành cho nghề thủ công mỹ nghệ.

Sơ lược về nghệ nhân Vũ Đức Thắng

Từ đam mê của người thợ-hoạ sĩ Nghệ nhân Vũ Đức Thắng rất nổi tiếng không những trong làng gốm sứ truyền thống Bát Tràng mà còn cả đối với cộng đồng nghệ thuật ở Hà Nội. Anh là nghệ nhân duy nhất của làng Bát Tràng theo học Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Hơn 40 năm gắn bó với nghề “gia truyền”, với anh, nghề đã giúp anh nhiều những tìm tòi và sự sáng tạo mới. Chắt lọc bí quyết kỹ thuật làm nghề truyền thống kết hợp với phong cách điêu khắc và tạo hình đương đại mang đến các sản phẩm gốm có “gu” nhưng vẫn có giá trị nghệ thuật cao.

Sơ lược về nghệ nhân Vũ Đức Thắng

Sơ lược về nghệ nhân Vũ Đức Thắng

Một góc phòng triển lãm gốm của nghệ nhân Vũ Đức Thắng

Gốm mang tên “Hồn đất Việt” là “mạch nguồn” mà anh đam mê cũng là cảm hứng sáng tạo. Nhạy bén với cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, nên cách đây hơn mười năm, gia đình anh cũng là một trong số ít hộ ở Bát Tràng ứng dụng kỹ thuật mới vào nghề gốm khi dám bỏ tiền để mua bình gas thay bếp nung đốt củi nhằm nâng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.

Nghệ nhân Vũ Đức Thắng đặc biệt say mê sáng tạo sản phẩm như bình gốm, đĩa, bát, lọ, chum với nhiều hình dáng với những nét vẽ cầu kỳ, từng nét vẽ cùng đường viền tinh xảo. Tỏ ra có duyên với với nghệ thuật điêu khắc đắp nổi, anh chia sẻ những hoa văn tinh tế đó góp phần làm mềm gốm và làm cho nền đất trở nên có “hồn”.

Xem thêm: Nghệ nhân Trần Độ – Bậc thầy gốm Việt người con ưu tú

Một góc phòng triển lãm gốm của nghệ nhân Vũ Đức Thắng

Một góc phòng triển lãm gốm của nghệ nhân Vũ Đức Thắng

Với đường nét khoáng đạt đầy tinh tế của gốm

Anh thường sử dụng các mô típ như hoa, bông lúa, nhất là cánh sen hay một số hoạ tiết chim, cá, bướm, lá dừa, cây tre xếp trên mặt gốm tạo ra vẻ dịu dàng với những nét vẽ phóng khoáng và gần gũi với tự nhiên.

Các hoạ tiết gốm của nghệ nhân Vũ Đức Thắng không chỉ là nét độc đáo huyền ảo từ chất liệu đất và men được “hoá” bằng than mà còn là sự thể hiện nghệ thuật trên nền men nâu, đen, hoặc những gam men ấm. Những men gốm thể hiện thương hiệu gốm mang tên “Hồn đất Việt” của nghệ nhân Vũ Đức Thắng.

Hai năm gần đây, nghệ nhân Vũ Đức Thắng đã rất thành công trong việc sáng tạo những sản phẩm giả cổ với kích thước có khi cao ngang đầu người và trọng lượng hàng tạ như lư đồng, long đình, đèn, đế nến, lục bình. ..

Cũng với men lam, men ngọc dương và men nâu nhưng “chất xương” của các sản phẩm đã được nghệ nhân tính kĩ đến độ bền khi nấu. Phần lớn những đồ giả cổ khi được vuốt tay, nặn đắp và chạm trổ mới trải qua giai đoạn “thử nghiệm” cũng đã được khách hàng nhiều tỉnh tìm đến mua lẻ.

Xem thêm: Nghệ nhân Ưu tú Tô Thanh Sơn – thu cả vũ trụ vào một cái chén nhỏ.

Với đường nét khoáng đạt đầy tinh tế của gốm

Với đường nét khoáng đạt đầy tinh tế của gốm

 

Đến với cảm xúc của “Hồn đất Việt”

Giữa những hũ sành mới được cho “xuất” tại “công trường” làm gốm của gia đình, nghệ nhân Vũ Đức Thắng trực tiếp kiểm tra các sản phẩm trước khi “đóng” hàng theo container sang Hoa Kỳ. Anh chia sẻ, đây là chuyến hàng đầu tiên tham gia một hội chợ thường niên hàng thủ công mỹ nghệ có qui mô quốc tế ở nước này

Với sự độc đáo thể hiện trong từng hoa văn, hoạ tiết, các sản phẩm gốm của nghệ nhân Vũ Đức Thắng được nhiều thị trường trong và ngoài nước chú ý đến, trong đó có những thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu. Cuối năm vừa qua, tham gia ngày hội văn hoá Việt Nam tại thành phố Toulouse (Pháp) , thành phố giáp ranh với Hà Nội, anh là nghệ nhân gốm bát tràng duy nhất của đoàn Việt Nam gây ấn tượng khi “cho ra đời” nhiều loại sản phẩm mới lạ và độc đáo, từng chiếc mỗi vẻ.

Nhìn từng hạt đất bay lơ lửng xuyên qua đôi tay của người thợ tài ba này, trong một loáng một chiếc bình đã được tạo hình bằng nghệ thuật gốm Bát Tràng vuốt tay thật sự lôi cuốn sự quan tâm của bạn bè gần xa.

Đến với cảm xúc của Hồn đất Việt

Đến với cảm xúc của Hồn đất Việt

 

Màu men độc đáo của gốm “Hồn đất Việt”

Anh liên tiếp được trao nhiều giải thưởng như giải thưởng Bàn tay vàng (The Golden Hand Award) năm 1999, Giải bạc Ngôi sao Việt Nam trong ngày hội hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2002, Giải Ngôi sao Việt Nam năm 2006, Giải sản phẩm tinh hoa làng nghề năm 2007. .. Sau khi Vũ Đức Thắng được thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu nghệ nhân thì đến năm 2007 anh được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng Nghệ nhân làng nghề, một phần thửơng cao quý và xứng đáng là người có sáng tạo trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá.

Các giải thưởng, giấy chứng nhận trở thành công cụ để anh có trách nhiệm hơn với sản phẩm của gia đình và hướng về một nghệ thuật đích thực. Sáng tạo gốm sứ ở Bát Tràng giữa thời đại hàng hoá cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi người thợ phải làm chủ được “cuộc chơi”. Nói rộng hơn, trong “cuộc chơi” này, kinh nghiệm cổ truyền giữ một vai trò quan trọng nhưng muốn thực sự thạo nghề và theo được bước chuyển của thị trường gốm đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. Sự sáng tạo khi đó căn cứ trên các kiến thức sẽ giúp người thợ dần cải thiện mình, tăng “tầm” sản phẩm và sẽ có giá trị cao trên thị trường. Đó chính là tinh thần, thái độ làm nghề và cũng là bí quyết tạo ra thành công cho nghệ nhân Vũ Đức Thắng

Nghệ nhân Vũ Đức Thắng đang cố gắng hoàn thiện những sản phẩm để tham gia tại ngày hội kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đó là các loại chum lớn hơn với những nét đắp tay và nhiều nét vẽ cầu kỳ. Phải ngắm nghía những sản phẩm này hồi lâu mới cảm nhận hết được độ tinh tế và tỉ mỉ đến từng tiểu tiết. Sự tài hoa của tác giả toát nên trên sản phẩm không những về kiểu dáng mà nét độc đáo hơn là sản phẩm còn là tấm tranh nghệ thuật mang hình đất nước và quê hương.

Màu men độc đáo của gốm Hồn đất Việt

Màu men độc đáo của gốm Hồn đất Việt

 

Đó là phong cảnh hữu tình của Hà Nội, từ chùa Một Cột đến Khuê Văn Các, từ liễu buông Hồ Gươm đến đường Thanh niên, từ cầu Thê Húc đến đảo Hoà Bình trong công viên Thống Nhất; hay muôn vẻ núi non, từ sông Hồng đến sông Hương, từ vịnh Hạ Long qua thác bản Giốc đến dãy Trường Sơn; hay hình ảnh về từng thời kỳ lịch sử đất nước. .. tất cả trở nên sinh động và mềm mại trên chất men tinh tế và tài hoa.

Để tạo ra một góc cạnh vừa ý, có khi nghệ nhân Vũ Đức Thắng phải làm hàng tháng ròng. Mỗi sản phẩm là một sự thăng hoa sáng tạo và là đỉnh cao của gốm vuốt tay.

Khoảng 2-3 năm trở lại đây, khu đất rộng lớn với căn biệt thự cổ mới xây dựng, phòng trưng bày sản phẩm cùng xưởng sản xuất của nghệ nhân Vũ Đức Thắng đã là địa điểm dừng chân được ưu thích của du khách trong và ngoài nước khi đến với Bát Tràng. Năm nay, một vinh dự đến với nghệ nhân tài hoa đó là mảnh đất đã được Cục Di sản của Bộ Văn hoá-Thể thao-Du lịch chọn là một trong ba điểm đến thu hút nhất cho nghệ nhân làng gốm Bát Tràng.

Với nghệ nhân Vũ Đức Thắng, những việc anh đã đang và sẽ làm là gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của làng nghề không chỉ là sự đam mê mà là lương tâm và trách nhiệm của người thợ-hoạ sĩ gốm hướng đến cội nguồn. Anh được bà con trong làng kính trọng bởi sự cống hiến vào việc cải tạo lại đình làng một cách bài bản và hoành tránh để bảo tồn truyền thống làng nghề gốm sứ hơn 600 năm của Hà Nội.

Với các lớp nghệ nhân, những người thợ và người con làng gốm cổ Bát Tràng thì niềm đam mê với nghề truyền thống ấy cũng đang “cháy bỏng” và mong muốn mang thương hiệu gốm sứ Bát Tràng bay cao ra nhiều thị trường trên toàn cầu.

Bình luận

[viweb_comments_template]