Theo văn hoá đời sống tâm linh của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung, bát hương là vật phong thuỷ thiêng liêng và có vị trí đặc biệt quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ của các gia đình. Việc chọn lựa cũng như bố trí bát hương thế nào để hợp chuẩn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi gia chủ vì vị trí đặt bát hương sẽ tác động trực tiếp đến tài lộc của gia đình là việc không thể xem nhẹ. Tại bài viết này, chúng ta cùng Mekoong tìm hiểu về sơ đồ đặt bát hương trên bàn thờ theo chuẩn phong thuỷ mọi nhà để đem lại may mắn và tài lộc.

Bàn thờ mấy bát hương và đặt ở đâu

Bàn thờ mấy bát hương và đặt ở đâu

Bàn thờ mấy bát hương và đặt ở đâu

Tùy thuộc vào cách thờ cúng của mỗi nhà mà sẽ quy định mỗi loại bàn thờ có bát hương khác nhau. Vậy bàn thờ có mấy bát hương? Đặt ở đâu cho đúng phong thủy? Tham khảo ngay sau đây bạn nhé!

Bàn thờ có 1 bát hương

Bàn thờ 1 bát hương thường thấy trong các gia đình nhỏ, thường thờ cúng thần linh và thổ địa cùng với tổ tiên. Bàn thờ 1 bát hương thể hiện gia chủ là người không mấy coi trọng việc thờ cúng vì đơn giản là mới mua nhà hoặc mới dọn ra ở với gia đình.

Bàn thờ có 2 bát hương

Theo cách thờ cúng truyền thống của người phương Đông, bàn thờ phải có 2 bát hương trở lên. Bàn thờ 2 bát hương thông thường là 1 bát hương dùng cho bàn thờ Phật và bát hương còn lại thờ thần linh cùng với tổ tiên. Nó cũng giống với cách bày trí bàn thờ 1 bát hương chỉ khác ở chỗ là có bàn thờ Phật ở trên.

 Một lưu ý khi để hai bát hương là không nên đặt song song với nhau mà chỉ đặt 1 bát hương ở trên và bát còn lại ở dưới. Và thường bát hương của bàn thờ Phật sẽ được để ở trên.

Bàn thờ có 3 bát hương

Cách đặt ba bát hương mang đến nhiều may mắn hơn cho gia chủ và số 3 đại diện cho 3 ngôi thứ trên bàn thờ. Khi gia chủ thắp hương để mời thần linh và tổ tiên đến nhà thì 3 ngôi sẽ ngự vào 3 bát hương khác nhau tránh việc chồng chéo lên nhau.

Bàn thờ có 4 bát hương

Bàn thờ 4 bát hương cách bài trí và thờ cúng cũng giống với bàn thờ có 3 bát hương nhưng có thêm bàn thờ Phật ở trên. Nhưng bạn nên nhớ là thứ tự sẽ chọn bàn thờ Phật để dâng hương và khấn trước.

Bàn thờ có 5 bát hương

Bàn thờ có 5 bát hương khá hiếm ở Việt Nam, thường chúng dùng khi gia đình có vợ chồng riêng và 2 vợ chồng đều là con trưởng trong gia đình. Lúc này bàn thờ sẽ có 5 bát hương gồm:

 1 bát hương chính ở giữa thờ thần linh và thổ địa

 2 bát hương bên phải thờ tổ tiên, ông Mãnh bà Cô bên nội

 2 bát hương bên phải thờ tổ tiên, ông Mãnh bà Cô bên ngoại.

Sơ đồ đặt bát hương trên bàn thờ chuẩn phong thủy

Sơ đồ đặt bát hương trên bàn thờ chuẩn phong thủy

Sơ đồ đặt bát hương trên bàn thờ chuẩn phong thủy

Sơ đồ đặt bát hương trên bàn thờ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Cụ thể là tuỳ thuộc vào số lượng bát hương để trên bàn thờ là 1 hay 3 mà sơ đồ bố trí bát hương của từng gia đình cũng thay đổi sao cho hợp lý nhất. Bên cạnh đó, cũng tuỳ thuộc vào gia chủ là con trưởng hay con thứ, là người thờ chính hay thờ vọng. Ngoài ra, việc thực hiện cũng phụ thuộc vào văn hoá và quan niệm của mỗi vùng miền, địa phương.

Về tổng thể, cách bày biện cũng như sơ đồ bài trí bát hương trên bàn thờ khá đơn giản. Bát hương là đồ thờ cúng quan trọng nên thông thường sẽ được để ở vị trí chính giữa bàn thờ, những vật phẩm khác theo vị trí của bát hương mà sắp xếp cho phù hợp. Đối với những mẫu bàn thờ có 3 bát hương thì cách bài trí sẽ phức tạp hơn nhiều, ví dụ sơ đồ đặt bát hương như sau

 Bát hương thổ công lúc nào cũng là bát hương cao nhất và lớn nhất ở giữa, bát hương này phải có kích thước chuẩn khoảng 20, 22 hoặc 24cm. Hai bát hương còn lại nhỏ hơn với kích thước khoảng 18, 20, hoặc 22cm được để hai bên, trong đó bên trái thờ Gia tiên và bên phải là Tổ cô ông mãnh theo hướng từ ngoài trông vào. Chú ý khi dâng hương cũng cần phải thắp hương thần linh trước rồi mới tổ cô ông mãnh và gia tiên.

Đảm bảo 3 bát hương trên sẽ được xếp trên cùng một đường thẳng bằng nhau tại trị trí chính giữa của bàn thờ gia tiên cách đều nhau với khoảng cách 10cm hoặc hơn tuỳ thuộc vào diện tích ban thờ. Bát hương sẽ được để trước di ảnh hoặc bộ tam sự và phía sau bộ ngai chén thờ.

 Ngoài ra gia chủ cũng cần chú ý, nếu gia đình bạn thờ chung cả bên nội bên ngoại trên cùng một bàn thờ thì bát hương tổ tiên không nên đặt chung hai bên mà phải có sự phân biệt bên nội bên ngoại theo quy tắc “Nội bên trái, Ngoại bên phải” nhằm tránh phạm lỗi phong thuỷ.

Sơ đồ đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên hoàn chỉnh

Sơ đồ đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên hoàn chỉnh

Sơ đồ đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên hoàn chỉnh

Trên thực tế, sơ đồ đặt bát hương trên bàn thờ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Với mỗi vùng miền sẽ có nhiều cách thờ cúng khác nhau vì thế mà việc sơ đồ đặt bát hương cũng trở nên khác nhau. Ngoài ra, sơ đồ đặt bát hương cũng bị ảnh hưởng bởi số bát hương trên bàn thờ cũng như tuỳ thuộc vào bạn là con thứ hay con út trong nhà.

 Hơn những gia đình chỉ để 1 bát hương vì việc bày trí bát hương khá cầu kỳ. Bát hương là một vật phẩm thờ cúng quan trọng vì thế gia chủ chỉ cần chọn bát hương tốt nhất để ở vị trí giữa bàn thờ hoặc ngay phía trên đỉnh đồng của bộ tam sự, bộ ngũ sự vừa tạo vẻ thẩm mỹ cho bàn thờ tổ tiên và tiện cho việc dâng hương thờ cúng ông bà. Tuy nhiên bàn thờ chỉ nên đặt 1 bát hương nếu không gian bàn thờ quá chật hẹp hoặc nếu có thì cũng cần để riêng và dùng 3 bát hương riêng mới là phù hợp nhất.

Đối với các gia đình dùng 3 bát hương thì sơ đồ bố trí bát hương có phần cầu kỳ hơn đôi chút. Thông thường bát hương lớn nhất sẽ được đặt ở trung tâm bàn thờ và nơi đặt cao nhất lại là bát hương để cúng Thổ Công, thần linh. Bát hương thờ gia tiên được để phía bên phải, và bát hương thờ ông cô, bà chú sẽ được đặt ở phía bên tay trái. Cả 3 bát hương khi đưa lên bàn thờ gia tiên thì phải để trên cùng một đường thẳng bằng nhau tại khu vực chính giữa bàn thờ. Các bát hương cách nhau khoảng 10cm hoặc hơn tuỳ thuộc vào kích thước của bàn thờ nhà bạn. Khi thắp hương phải tiến hành thắp hương tại bát thờ Thổ Công trước rồi mới đến bát hương gia tiên và tổ cô. Khi cúng bái cũng tiến hành khấn bái Thổ Công trước.

Thông thường, kích thước bát hương Thổ Công sẽ được chọn là những mẫu có kích thước khoảng 20cm, 22cm và 28cm. Bát hương gia tiên và bát hương Bà Cô Ông Mãnh sẽ có đường kính là 18cm hoặc những mẫu có kích thước nhỏ hơn kích thước của bát hương Thổ Công 2cm là phù hợp nhất.

Nhà có cả bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên thì nên bố trí ra sao

Nhà có cả bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên thì nên bố trí ra sao

Nhà có cả bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên thì nên bố trí ra sao

Bàn thờ Phật và gia tiên cùng lúc cần để ở vị trí trang trọng nhất. Vị trí này thường là nơi cao nhất của ngôi nhà hoặc có một phòng khách riêng biệt. Đối với nhà một tầng hoặc không có phòng riêng thì gia chủ nên đặt bàn thờ tại vị trí cao nhất của phòng khách. Hoặc cách đặt bàn thờ Phật và gia tiên trong nhà cần tránh gần phòng ngủ.

Gia chủ cũng cần để ý xem hướng đặt bàn thờ Phật trong nhà. Cần tìm hiểu xem hướng đặt bàn thờ Phật và tổ tiên có hợp mệnh gia chủ hay không. Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên nghiêm ngặt hơn các bàn thờ khác rất nhiều.

 Cách bài trí bàn thờ Phật và gia tiên hợp lý nhất với người mệnh Đông là ở các hướng Đông, Nam, Đông Nam, Bắc. Gia chủ mệnh Tây tứ trạch nên bài trí bàn thờ Phật tại gia theo hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam.

 Theo quan niệm dân gian cổ thì đặt bàn thờ Phật chung với gia tiên hướng Tây Bắc là tốt nhất. Hướng này hướng về Tây thiên cực lạc sẽ đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Nhưng ngày nay nên theo mệnh của gia chủ mà có cách bài trí bàn thờ Phật và gia tiên hợp lý nhất!

Ý nghĩa của sơ đồ đặt bát hương trên bàn thờ

Ý nghĩa của sơ đồ đặt bát hương trên bàn thờ

Ý nghĩa của sơ đồ đặt bát hương trên bàn thờ

Bát hương không chỉ là vật phẩm thờ cúng đơn thuần với công dụng dùng làm nén hương khi thắp mà nó còn có những ý nghĩa tốt đẹp khác. Trong tâm thức của người Việt, bát hương đồng như là sợi dây kết nối giữa người đã mất, chư vị Thần Phật với con cháu, gia đình người đang sinh sống, tượng trưng cho yếu tố âm và dương.

Ngày nay, bát hương còn được chế tác trên các chất liệu kim loại khác nhau, trong đó nổi bật hơn hết là bát hương bằng đồng với độ bền chắc và tính thẩm mỹ cao cùng với giá trị sử dụng có thể sánh ngang với thời gian năm tháng. Bát hương là nơi để gia chủ tỏ lòng thành kính, tri ân và cầu mong gia tiên, chư vị Thần linh ban cho phước lành, nhiều điều may mắn. Thông thường, sơ đồ bố trí bát hương trên bàn thờ chia làm 3 cấp bậc thờ cúng nhằm vào những mục đích và đối tượng sau:

Bát hương thờ Phật

Phật giáo là tôn giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến văn hoá của người dân Việt. Người Việt tôn trọng giữ gìn những giá trị trong cách sống do Đạo Phật chỉ dạy, vì thế tại mỗi gia đình thờ Phật đều có thêm bát hương đồng thờ Phật với mong muốn cầu an lành, sức khoẻ, hạnh phúc để cùng gia đình vượt qua mọi tai ương bệnh tật. ..

Bát hương thờ Thần

Theo đạo Phật tại Việt Nam nhiều gia đình cũng đã có truyền thống thờ các vị Thần linh vì người xưa cho rằng “Đất có thổ công, sông có Hà bá”, mỗi một mảnh đất sống và làm việc đều có thần linh cai quản. Chính vì thế để công việc phát đạt, cuộc sống hanh thông thuận lợi thì mỗi gia đình đều thờ những vị thần như Thần Tài, Thổ Địa, Thổ Công v.v. ..

Bát hương thờ gia tiên

Người Việt không kể giàu nghèo tầng lớp, địa vị xã hội, . . thì trong nhà đều có một vị trí trang trọng và tôn nghiêm nhất để đặt bàn thờ gia tiên. Bàn thờ gia tiên dùng để tưởng nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng cũng như tỏ lòng thành kính của con truyền thống tôn trọng đấng bề trên và đạo lý lấy hiếu kính làm gốc, uống nước nhớ nguồn. Để việc thờ cúng được trọn vẹn nhất thì trên bàn thờ gia tiên không thể thiếu những vật phẩm thờ cúng như là bát hương đồng.

Hình ảnh bát hương trên bàn thờ gia tiên có ý nghĩa gì

Hình ảnh bát hương trên bàn thờ gia tiên có ý nghĩa gì

Hình ảnh bát hương trên bàn thờ gia tiên có ý nghĩa gì

Lưu ý bát hương đặt trên bàn thờ

Lưu ý bát hương đặt trên bàn thờ

Lưu ý bát hương đặt trên bàn thờ

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” – câu nói từ xưa không còn được truyền tụng đến tận ngày hôm nay. Muốn việc thờ cúng linh thiêng thì bên cạnh cái tâm, gia chủ cần phải biết cách thờ để tránh những điều phạm kị.

 Muốn những lưu ý về bát hương là gì? Các bạn có thể tìm hiểu dưới đây:

 Tránh dịch chuyển bát hương

 Theo quan niệm phong thuỷ, bát hương được đặt chính giữa trên bàn thờ và rất kỵ việc dịch chuyển. Thanh tịnh bát hương mà các đồ vật thờ cúng trên ban thờ phải hạn chế việc dịch chuyển khi không cần thiết.

 Nguyên nhân là bởi bát hương là nơi giáng ngự của những người thiêng liêng. Bát hương yêu cầu sự tinh khiết. Bát hương bị động chạm hoặc di chuyển thường xuyên làm hỏng chân hương thì các cụ cũng không hết lòng phù hộ cho con cháu.

 Nếu có thay bát hương, gia chủ cũng nên chờ đến hết năm. Khi thay thế, tay cần phải sạch sẽ. Chân hương sau khi dọn dẹp nên được vứt ra ao, sông hoặc đem đốt đi.

 Số chân hương còn lại nên là số lẻ. Điều này giúp gia đình may mắn, hạnh phúc, nhận được tài lộc và sức khỏe.

Cẩn trọng khi bốc bát hương mới

 Bốc bát hương mới được thực hiện khi gia chủ đến nhà mới, hoặc gia đình gặp khó khăn, cần thay đổi. Tuy nhiên, bốc bát hương mới cũng cần lưu ý nhiều nguyên tắc nhằm tránh phạm vào một số điều kiêng kỵ.

 Sau khi đổi bát hương, cần giữ gìn cho bát hương không bị “uế tạp”. Mỗi khi bốc xong, gia chủ nên dâng hương và tụng kinh để giúp “an vị” bát hương.

 Bát hương trong nhà không nên làm bằng đá

 Thực tế, không phải không có bát hương làm bằng đá. Tuy nhiên, bát hương đá chỉ thích hợp với bàn thờ ở đình chùa, miếu mả.

 Ối với bàn thờ trong nhà, gia đình tuyệt đối tránh sử dụng bát hương đá vì tài lộc có thể sẽ bị lấy sạch đi hoặc nếu có cũng không trụ lại dài lâu với gia đình.

 Chất liệu bát hương phù hợp trên bàn thờ tổ tiên là gốm sứ. Bởi gốm sứ có tính thẩm mỹ và độ bền cao. Quan trọng hơn, gốm có độ bền gần như tuyệt đối và không bị gỉ sét, hạn chế việc mua đi đổi lại nhiều lần

Lời kết

Trên đây là những thông tin về sơ đồ đặt bát hương, Mekoong muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhé!

Bình luận

[viweb_comments_template]