Thủ tục kinh doanh nhà hàng ẩm thực yêu cầu chủ cơ sở cần xin các loại giấy phép như thế nào? Luật Trí Nam hướng dẫn cụ thể hơn về các giấy phép phải xin khi mở nhà hàng, quán ăn uống cho Quý doanh nghiệp tham khảo.
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Thủ tục tiên quyết khi chủ nhà hàng mới tham gia loại hình kinh doanh này là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây là thủ tục cần thiết phải có trong một sự ghi nhận bằng văn bản của người có thẩm quyền để chứng nhận việc thành lập của một chủ thể kinh doanh. Và chỉ có doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh nhà hàng mới được xem xét hồ sơ.
2. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Riêng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện cần và đủ để nhà hàng hoạt động hợp pháp. Kinh doanh nhà hàng được phân thành ngành hàng dịch vụ ăn uống nên việc được xác nhận là cơ sở kinh doanh đảm bảo vệ sinh thực phẩm là điều kiện cần thiết. Không chỉ là thủ tục cần thiết giúp nhà hàng không bị rắc rối khi thanh kiểm tra sau này, Giấy xác nhận vệ sinh thực phẩm cũng là một minh chứng cho khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ của nhà hàng.
3. Một số giấy phép khác
Để nhà hàng có thể đầu tư một cách ổn định và dài lâu mà không sợ cơ quan quản lý “sờ gáy” Bạn nên chuẩn bị thêm các thủ tục giấy tờ khác phát sinh trong quá trình hoạt động bao gồm:
- Chứng minh bằng văn bản việc nhà hàng có đầy đủ điều kiện phòng cháy, hay
- Giấy xác nhận đăng ký thương hiệu độc quyền
- Giấy phép kinh doanh bia trong nhà hàng (nếu có)
- Giấy phép kinh doanh bia trong nhà hàng (nếu có)
Một số câu hỏi thường gặp
Với việc mở một quán ăn nhỏ nghĩ thì đơn giản tuy nhiên hãy tham khảo những câu hỏi thường gặp ở dưới để có thêm những kinh nghiệm cho mình nhé!
Điều kiện mở quán ăn nhỏ là gì?
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo loại hình Hợp tác xã hoặc Hộ kinh doanh tư nhân;
- Giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (nếu có kinh doanh thêm rượu) .
Mở quán ăn nhỏ có cần giấy phép kinh doanh?
Do kinh doanh dịch vụ ăn uống là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh theo loại hình hộ kinh doanh cá thể được quy định tại điều 71 nghị định 78/2015/NĐ-CP
Mở quán ăn nhỏ có phải đóng thuế không ?
Đối với những tổ chức, cá nhân mở nhà hàng, dịch vụ ăn uống sẽ là hình thức đóng thuế theo phương pháp khấu trừ. Tổng cộng số thuế mà chủ nhà hàng sẽ phải đóng là 3: lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên không phải trường hợp mở nhà hàng nào cũng cần phải đóng thuế. Nếu chủ nhà hàng đó có mức thu nhập dưới 100 triệu đồng đổ lại thì nhà hàng này sẽ được giảm thuế. Nếu chủ nhà hàng có mức thu nhập bình quân trên 100 triệu/năm sẽ phải đóng thuế theo qui định của pháp luật.
Mức đóng thuế môn bài cũng sẽ phụ thuộc theo mức thu nhập trung bình trong năm của nhà hàng ít hoặc nhiều. Nếu nhà hàng có doanh thu trên 100 triệu hoặc 300 triệu đồng/năm, thì mức đóng thuế là 300.000 đồng/năm. Nếu doanh thu của nhà hàng đạt trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm, thì mức đóng thuế là 500.000 đồng/năm. Nhà hàng có mức doanh thu trên 500 triệu đồng/năm sẽ phải đóng thuế 1.000.000 đồng/năm.
Hi vọng các thông tin trên mà Mekoong tổng hợp được hữu ích dành cho các bạn nếu bạn có thắc mắc gì về việc thủ tục mở nhà hàng kinh doanh có thể gọi ngay đến cho chúng tôi tại số hotline 0879071727 để được giải đáp tư vấn chi tiết nhất
Xem thêm:
Bình luận