Dân gian có câu:”Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Việc nhập trạch dọn vào nhà mới là một chuyện rất quan trọng có thể quyết định cả vận khí của gia chủ sau này. Do đó việc thực hiện văn khấn nhập trạch, văn cúng về nhà mới, bài cúng nhà mới rất quan trọng.
Bài văn khấn cúng nhập trạch về nhà mới
Lễ nhập trạch về nhà mới sẽ không thể diễn ra nếu không có bài cúng nhập trạch về nhà mới, bài văn cúng nhà mới, bài cúng về nhà mới mua. Đây là bài văn được gia chủ đọc trong quá trình làm lễ.
- Bài cúng rước ông bà về nhà mới
- Bài văn khấn thần linh về nhà mới.
Nghi thức cúng nhập trạch về nhà mới thực hiện như thế nào?
Nghi lễ khấn vái về nhà mới được thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị bếp than lửa đặt ngay vị trí cửa chính căn nhà, sau đó gia chủ cầm bát hương thờ Thổ Công bước qua bếp than. Lưu ý phải bước từ chân trái trước rồi mới đến chân phải.
- Những người còn lại trong nhà lần lượt đi vào theo vai vế từ lớn đến nhỏ. Đặc biệt mỗi người đi vào phải cầm theo một món đồ, không nên đi tay không vì nó mang ý không có của cải. Mâm cúng nhập trạch đi cuối cùng
- Trong lúc làm lễ, nhà phải sáng, toàn bộ đèn phải được bật lên, các cửa sổ và chính đều phải mở để hút vượng khí. Sau đó gia chủ và mọi người cùng lạy ba lạy. Sau khi làm xong các bước trên, gia chủ đọc bài khấn gồm 2 phần là văn khấn gia tiên và văn khấn thần linh.
- Tiếp đến, chủ nhà sắp xếp đồ vật theo hướng hợp mệnh và thắp hương. Đích thân gia chủ phải khai bếp đun nước pha trà dâng lên cho ông bà tổ tiên và thần linh ( nước pha trà đun càng lâu càng tốt).
- Cuối cùng tiến hành đọc bài văn khấn nhập trạch về nhà mới rồi làm lễ yết cáo lên tổ tiên rồi bố trí đồ đạc trong nhà. Sau khi đã bố trí đồ đạc xong, gia chủ và các thành viên khác tiến hành lễ bái tạ thần linh cùng tổ tiên
Tại sao phải cúng về nhà mới, cúng nhập trạch
Cúng nhập trạch về nhà mới là một nét đẹp văn hóa của người Việt, có ý nghĩa cực kì quan trọng và tâm linh với tương lai gia chủ. Tổ chức lễ cúng nhập trạch về nhà mới góp phần mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho chủ nhà khi chuyển đến nơi ở mới.
- Ở mỗi vùng đất đều có một vị thần linh cai quản gọi là Thổ công. Việc tổ chức lễ nhập trạch vào nhà mới chính là để ra mắt với Thổ công đồng thời thể hiện lòng thành kính của chủ nhà và mong cầu thần linh phù hộ, độ trì.
- Ngoài ra, việc thực hiện văn khấn vào nhà mới còn để khai thông nguồn năng lượng tích cực cực cho ngôi nhà giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thuận lợi
- Bên canh đó, lễ cúng về nhà mới để di chuyển Cửu Huyền Thất Tổ và bàn thờ thần linh trong nhà cũ cùng về nhà mới để họ tiếp tục phù hộ, tăng may mắn cho các thành viên trong gia đình và gia chủ.
Một số điểm cần lưu ý trước khi tiến hành nghi lễ nhập trạch về nhà mới
Để văn khấn về nhà mới được diễn ra suôn sẻ nhất, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nhà cửa phải được xây dựng hoàn thiện, có bếp, bàn thời, bài vị, đường điện, nước và một số vật dụng khác
- Các vật dụng nên do chính tay gia chủ di chuyển vào nhà mới, đặc biệt đối với một số đồ vật linh thiêng như vài vị tổ tiên, tượng thần linh. Tuyệt đối không được nhờ người khác dời hộ vì có thể vía họ không tốt sẽ bám theo các đồ vật trong nhà.
- Giờ cúng về nhà mới cũng rất quan trọng, phải chọn ngày, chọn giờ hợp mệnh,hợp tuổi gia chủ để thực hiện văn khấn cúng vào nhà mới
- Chuẩn bị đầy đủ mâm cúng cũng như lễ vật cúng về nhà mới
Lễ vật cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì?
Nghi lễ văn khấn về nhà mới hay về chung cư, nhà mới thuê đều cần phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật sau:
- Một bộ tam sên gồm 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng vịt luộc, 1 con tôm luộc. Lưu ý nên luộc vừa đẹp và còn nguyên nguyên các bộ phận.
- 1 lọ đựng hoa tươi (số bông thường lẻ nên chọn hoa hồng đỏ, hoa cúc hoặc lưu ly)
- 1 bát nhang
- 1 bó nhang
- 1 đến 2 cốc nến ( nên dùng cốc nến để đảm bảo không bị tắt và hạn chế hỏa hoạn)
- 1 đĩa đựng trầu cau ( cau và lá trầu đều phải là số lẻ, lá cau không được rách, quả cao phải có tua tóc, không nên chọn quả úa vàng)
- 1 chai rượu lễ
- 1 đĩa xôi to ( nên là xôi gấc hoặc xôi đậu xanh, không nên chọn xôi trắng)
- 1 đĩa chè
- 1 bát cháo trắng (nhiều nơi dùng cơm trắng đều được)
- 1 đĩa thịt lợn quay
- 1 con gà trống luộc có mào đẹp và cánh được bó đúng kiểu. Màu gà phải vàng óng, không trầy xước
- 1 bộ tiền vàng mã
- 1 bộ quần áo, mũ, hài, kiếm dành cho quan thần linh
- 1 đĩa đựng muối tinh
- 1 đĩa đựng gạo tẻ
- 1 đĩa đựng bánh và kẹo
- 1 đĩa đựng 5 loại hoa quả khác nhau. Hoa quả phải còn tươi, không bị hỏng, rửa thật sạch rồi mới bày lên dĩa, khi bày phải sắp xếp cho màu sắc hài hòa, thẩm mỹ.
Lễ vật cho nghi lễ văn cúng nhập trạch về nhà mới có nhiều linh động, tùy theo mỗi vùng miền và gia đình, do đó bạn không cần nhất thiết phải sắm giống hoàn toàn theo danh sách. Bạn có thể thay thế bằng lễ vật khác miễn thể hiện được lòng thành của mình.
Lưu ý khi khấn về nhà mới
Cách đọc văn khấn nhập trạch về nhà mới đúng cách
Người làm lễ không nhất thiết phải học thuộc bài khấn về nhà mới (nếu thuộc thì càng tốt) mà có thể in ra tờ giấy nhỏ và cầm đọc. Giọng đọc to nhỏ tùy ý nhưng phải thể hiện được thái độ thành tâm và trịnh trọng. Người đọc bài cúng về nhà mới nên là cha hoặc con trai trưởng. Trừ trường hợp hôm đó nhà không có đàn ông thì mẹ hoặc vợ sẽ đọc thay.
Khi dọn về nhà mới, gia chủ phải là người đầu tiên cầm bát hương bước qua cửa lò than đặt trước cửa. Tiếp đến là các thành viên khác trong gia đình lần lượt cầm các đồ may mắn bước theo sau. Sau đó mọi người xếp lễ vật theo hướng hợp mệnh với chủ nhà. Cha hoặc con trưởng sẽ đốt nhang rồi đọc bài khấn nhập trạch. Cuối cùng sau khi đọc bài khấn xong, gia chủ đích thân pha trà nóng dâng lên mâm thờ, đợi đến lúc nhang tàn thì hóa vàng, đốt cả mảnh giấy ghi văn khấn nhập trạch. Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên bạn có thể dọn vào nhà mới.
Một số điều kiêng kỵ khi cúng về nhà mới cần lưu ý
Khi nhập trạch vào nhà mới cần lưu ý vài điều kiêng kỵ sau để tránh gặp những việc không may mắn
- Lễ nhập trạch vào nhà mới không nên có sự tham gia của thai phụ. Nếu cho thai phụ tham gia sẽ vi phạm vào thần thai không tốt cho vận khí gia chủ cũng như căn nhà. Nếu trường hợp bất đắc dĩ phải cho phụ nữ mang thai vận chuyển nhà thì nên dùng chổi mới quét lên mọi đồ đạc
- Tuyệt đối không mượn người cầm tinh con cọp dọn nhà vì tuổi này có thể đem tới điều dữ khi về nhà mới.
Kết
Qua bài viết trên, tôi hi vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về văn khấn nhập trạch, văn khấn về nhà mới, bài cúng về nhà mới , cách cúng vái khi dọn nhà mới, những điều kiêng kỵ cần lưu ý làm lễ để buổi khấn diễn ra tốt đẹp. Mong gia chủ thực hiện buổi lễ thành công, mở ra một vận khí tốt đẹp tại nhà mới.
[accordion auto_open="true"]
[accordion-item title="CÁC BÀI VĂN KHẤN TRONG NĂM CẦN XEM"]
[ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"]
[/ux_text]
[/accordion-item]
[/accordion]
[section] [row] [col span="4" span__sm="12"] [ux_image_box img="78662" image_width="51"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] Hồ Quốc Việt [/ux_text] [/ux_image_box] [/col] [col span="8" span__sm="12"] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] GIỚI THIỆU Tôi là Hồ Quốc Việt chuyên gia trong lĩnh vực làm gốm sứ bát tràng và các sản phẩm đồ thờ cúng. Một số sản phẩm như gốm sứ bát tràng, đồ thờ cúng, văn phòng phẩm, bộ đồ thờ, bàn thờ,... cùng với một số sản phẩm quà tặng khác như quà tặng gốm sứ, quà tặng in logo. [/ux_text] [/col_inner] [/row_inner] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [/col_inner] [/row_inner] [/col] [/row] [/section]
Bình luận