Làng gốm Bàu Trúc là một ngôi làng vẫn giữ nguyên phương thức sản xuất gốm cổ truyền của người Chăm. Nơi đây ẩn chứa nhiều giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc Chăm. Đây là một điểm đến bạn cũng nên ghé qua khi tới Ninh Thuận. 

Giới thiệu sơ nét về Làng gốm Bàu Trúc

Nhắc đến làng gốm, ai ai cũng sẽ nhớ những cái tên Bát Tràng ở Hà Nội, Minh Long ở Bình Dương hay Thanh Hà ở Quảng Nam. Đó là những làng gốm rất nổi tiếng về chất lượng của sản phẩm gốm sứ bát tràng cao cấp và cả mật độ lui tới của cộng đồng du khách. Đi ngược với dòng chảy của văn hoá với nhiều làng gốm nổi tiếng, Làng gốm Bàu Trúc vẫn ẩn mình bình yên trong lòng cộng đồng người Chăm. Làng gốm Bàu Trúc vẫn giữ được nét đặc trưng của văn hoá Chăm trong cách làm gốm. 

Giới thiệu sơ nét về Làng gốm Bàu Trúc

Giới thiệu sơ nét về Làng gốm Bàu Trúc

Làng gốm Bàu Trúc ở đâu?

Ninh Thuận là nơi tập trung đông đúc đồng bào dân tộc Chăm. Các cộng đồng người Chăm hay sống tập trung theo làng và khu phố sẽ cùng làm một nghề truyền thống nhằm giữ gìn và phát triển văn hoá. Làng gốm Bàu Trúc là một địa phương như vậy. 

 Cùng với Làng dệt Mỹ Nghiệp và Làng thuốc Phước Nhơn, Làng gốm Bàu Trúc là một trong ba làng nghề khá có tiếng ở Ninh Thuận có lưu giữ nhiều nét truyền thống văn hoá đặc sắc của dân tộc Chăm. 

 Men theo con đường Quốc lộ 1A từ Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm hướng về phương Nam, Làng gốm Bàu Trúc nằm tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Bình Thuận (cách Bảo tàng Ninh Thuận khoảng 12 km) . Làng gốm Bàu Trúc nằm cạnh Làng dệt Mỹ Nghiệp, đây là nơi tập trung chủ yếu của cộng đồng người Chăm tại tỉnh Ninh Thuận.

Xem thêm: Địa chỉ mua GỐM SỨ MINH LONG Tại TPHCM

Làng gốm Bàu Trúc ở đâu?

Làng gốm Bàu Trúc ở đâu?

Ý nghĩa của tên gọi Bàu Trúc

Tên gọi “Bàu Trúc” xuất phát từ hình ảnh phong cảnh tự nhiên của làng. “Bàu” là một vùng nước đọng hay ao có diện tích tương đối lớn. Những ao nước này đều được hình thành tự nhiên mà không có can thiệp của yếu tố con người. Trong làng cũng có một ao nước rất lớn. Vào mùa mưa, nước trong ao rất nhiều. Xung quanh ao cũng có nhiều cây trúc mọc um tùm. Do đó, người dân mới lấy tên “Bàu Trúc” để gọi cho làng gốm này. 

Quy trình chuẩn bị nguyên liệu làm gốm Bàu Trúc Ninh Thuận có gì đặc biệt

Cũng gần giống với một số dòng gốm khác, gốm Bàu Trúc chủ yếu được hình thành bằng đất sét cùng cát mịn, vốn được thu thập từ những ruộng đồng ở bên bờ sông Quao. Dòng sông Quao cách làng gốm Bàu Trúc không quá xa nên chỉ cần dọc theo con đường tỉnh lộ 703, bạn sẽ gặp được con sông nà. Muốn tìm được lớp đất sét, người dân trong làng gốm phải khoét sâu 3 lớp đất thịt bên trên mới thu được một lớp đất sét thích hợp với sản xuất gốm. 

 Sau khi được đào, đất sét được đưa về để phơi khô. Sau đó, đất sét lại được đập vỡ ra rồi nhào cùng với nước để có độ dẻo và dính. Sau khi được nhào, nghệ nhân gốm sẽ trộn đất sét với cát mịn để tạo thành phiên bản hoàn chỉnh của nguyên liệu làm gốm. Tỷ lệ trộn của đất sét và cát mịn phụ thuộc vào chất lượng và công dụng của sản phẩm mà nghệ nhân gốm muốn tạo tác. 

 Trải qua nhiều thời kỳ, nghề gốm vẫn tượng trưng cho đất mẹ luôn bao bọc và che chở, nuôi lớn con người suốt ba0 thế hệ. Dù có đào bới và khai thác thế nào, đất mẹ vẫn tiếp tục bồi đắp, phát triển để cung cấp nguyên liệu hình thành nên từng viên gốm sử dụng cho đời sống.

Quy trình chuẩn bị nguyên liệu làm gốm Bàu Trúc Ninh Thuận có gì đặc biệt

Quy trình chuẩn bị nguyên liệu làm gốm Bàu Trúc Ninh Thuận có gì đặc biệt

Những đặc sắc trong thủ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc rất độc đáo và tinh xảo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.Dưới đây là số thủ thuật làm gốm làng Bàu Trúc bạn có thể tìm hiểu qua như:

Xem thêm: BẢNG GIÁ CÁC SẢN PHẨM GỐM SỨ MINH LONG THAM KHẢO

Các công đoạn làm gốm hoàn toàn bằng thủ công

Nét đặc trưng của gốm Bàu Trúc đó chính là các sản phẩm thủ công có kiểu nung riêng, đầy độc đáo. Theo như lời của các nghệ nhân làm gốm nơi đây thì tất cả các công đoạn làm gốm được làm bằng thủ công, chủ yếu dùng sức tay và chân là chính.

Các công đoạn làm gốm hoàn toàn bằng thủ công

Các công đoạn làm gốm hoàn toàn bằng thủ công

Nguyên liệu làm gốm ở Bàu Trúc 

 Một trong những bí quyết góp phần tạo nên sự độc đáo của sản phẩm gốm nổi tiếng tại đây chính là nguyên liệu. Đất sét lấy ở bờ sông Quao thường có độ mịn và dẻo khá cao. Đất sét trộn với cát và nước tạo nên một tỉ lệ thích hợp nhất định. Sau đó dùng chân hoặc tay khuấy hỗn hợp cho đến khi nó có được độ dẻo cần thiết.

Nguyên liệu làm gốm ở Bàu Trúc

Nguyên liệu làm gốm ở Bàu Trúc

Nghệ thuật làm gốm không sử dụng bàn xoay

Điều làm nên sự độc đáo của nghề sản xuất gốm ở làng Bàu Trúc chính là cách làm gốm không sử dụng các loại bàn xoay. Với bàn xoay, người nghệ nhân làm gốm ít phải di chuyển mà vẫn có thể cho ra các tác phẩm gốm rất đồng đều và đẹp mắt. Nếu không sử dụng bàn xoay thì người nghệ nhân làm gốm sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong việc tạo hình gốm. Họ phải di chuyển quanh bàn làm gốm rồi tạo hình vào nhào nặn gốm theo hình thù mà người nghệ nhân mong ước. Vì thế, người dân làng gốm Bàu Trúc vẫn thường gọi đùa nhau đây là kiểu làm gốm “Tay quay, mông xoay”. 

 Sở Dĩ gốm ở làng Bàu Trúc không sử dụng bàn xoay làm sản phẩm là do đất sét ở nơi đây có cấu tạo khá phức tạp. Đất sét khi đưa lên bàn xoay sẽ bị dính chặt và khó thể xoay để tạo hình gốm. Do đó, đối với gốm Bàu Trúc, người dân làng phải sử dụng phương pháp thủ công là làm bằng khuôn. Việc làm gốm không sử dụng bàn xoay là một thử thách lớn với cả đối với những nghệ nhân lành nghề.

Nghệ thuật làm gốm không sử dụng bàn xoay

Nghệ thuật làm gốm không sử dụng bàn xoay

Nguyên liệu phun màu hết sức dân dã

Sau khi gốm đã chín, gốm Bàu Trúc sẽ được tạo độ bóng nhờ tinh chất vỏ hạt điều. Để làm ra loại tinh chất trên, người thợ sẽ ngâm vỏ hạt điều vào trong nước nóng tạo nên tinh chất, sau đó đưa vào bình xịt rồi phun lên gốm khi vừa nguội hẳn. Sau khi đã phun, gốm sẽ có màu đỏ của đất hoà với màu đen của nước và có độ bóng rất đẹp. 

Nguyên liệu phun màu hết sức dân dã

Nguyên liệu phun màu hết sức dân dã

Nét độc đáo trong quy trình nung gốm ở làng gốm Bàu Trúc 

 Sau khi tạo hình dáng, trang trí đồ vật xong thì người dân đem ra ngoài phơi nắng rồi để trong bóng mát một vài ngày trước khi đem nung. 

 Có nhiều khách đến nơi đây cũng phải ngạc nhiên, bởi họ chẳng nhìn thấy lò nung gốm ở đâu khác. Khi gạn hỏi nhiều người mới biết, tại đây họ không dùng máy móc để nung mà là nung lộ thiên (nung ngoài trời) . Đó cũng chính là nét đặc trưng thứ hai của làng gốm Bàu Trúc truyền thống. 

 Cách nung tại làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận này cũng dân giã, giản dị và đơn sơ như chính cách sản xuất đó. Lớp dưới cùng họ để củi, sau đó đặt sản phẩm lên và rắc rơm rạ lên, xếp thành đống rồi nung. Quá trình nung này kéo dài khoảng 6-10 tiếng, tuỳ vào mức độ mỏng dày của sản phẩm.

Nét độc đáo trong quy trình nung gốm ở làng gốm Bàu Trúc

Nét độc đáo trong quy trình nung gốm ở làng gốm Bàu Trúc

Hoa văn mang đậm chất đời thường

Hoa văn trên sản phẩm của làng gốm Bàu Trúc luôn là những hình ảnh giản dị, phảng phất nét đơn sơ, mộc mạc. Những vật dụng giản đơn như ống tre, vỏ ốc. .. được người làng dùng để tạo hoa văn trên mỗi sản phẩm gốm. Những hoa văn này phảng phất nên tinh thần giản dị mang đậm chất dân gian và truyền thống của gốm. 

 Sản phẩm gốm sau khi được khắc hoạ hoa văn sẽ được đặt trong nơi thoáng mát giúp sản phẩm có độ bền cao. Bạn chỉ có thể nhìn được màu gốm khi sản phẩm bắt đầu khô nước. Sau khi màu gốm bắt đầu hiện ra, sản phẩm sẽ được hong dưới ánh nắng đến khô hoàn toàn rồi mới mang đi nung.

Hoa văn mang đậm chất đời thường

Hoa văn mang đậm chất đời thường

Phong cách nung gốm lộ thiên có một không hai

Khi tham quan Làng gốm Bàu Trúc, bạn sẽ không tìm ra được những cái lò nung gốm. Ở làng Bàu Trúc, nghệ nhân không chọn những cách nung gốm thông thường mà có cách nung riêng biệt. Người làng hay gọi cách nung ấy là nung gốm. 

 Khu vực nung gốm, người nghệ nhân sẽ chất 1 lớp vỏ trấu bên ngoài một mảnh sân rộng dùng làm lò. Bên trên lớp vỏ trấu là một lớp củi được xếp phía trên. Sau đó là một lớp sản phẩm gốm lớn nhỏ đủ loại được xếp xen kẽ và cuối cùng là một lớp rơm khô được phủ kín toàn bộ. 

 Sau khi được phủ đủ các lớp thì người làng sẽ bắt đầu đốt từng lớp trong khoảng thời gian kéo dài khoảng 12 đến 14 tiếng và thông thường là nung qua đêm. Sau khoảng thời gian này, gốm sẽ được nung chín. Một nghệ nhân lành nghề sẽ đánh giá được sản phẩm gốm đó đã đủ độ chín hay không. 

 Sau khi gốm đã chín, gốm Bàu Trúc sẽ được tăng độ bóng nhờ tinh chất vỏ hạt điều. Để làm ra được tinh chất trên, người nghệ nhân sẽ ngâm vỏ hạt điều vào trong nước nóng tạo ra tinh chất, sau đó đổ vào bình xịt rồi phun lên gốm khi vừa nguội hoàn toàn. Sau khi được hoàn thiện, gốm sẽ có màu đỏ của đất pha với màu đen của khói và có độ bóng khá đẹp mắt.

Phong cách nung gốm lộ thiên có một không hai

Phong cách nung gốm lộ thiên có một không hai

Có gì chơi ở làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận?

Nếu bạn đang có ý định đến tham quan làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận thì có thể ghé thăm những địa điểm sau:

Tham quan tìm hiểu làng gốm cổ ở Ninh Thuận

Bảo tàng chứa hàng ngàn loại hiện vật khác nhau và phong phú về kiểu dáng như: bình hoa, ấm nước, chén, tiểu hoà thượng,… Nơi đây giúp bạn mở rộng tầm mắt, khám phá và khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật. 

 Khi du khách đến thăm, tìm hiểu văn hoá làng gốm Bàu Trúc, bạn có cơ hội tận mắt chứng kiến những nghệ nhân biểu diễn nặn, nắn và tạo hình. Ngắm nhìn những người phụ nữ Chăm cẩn trọng, tỉ mỉ, tay thoăn thoắt, khéo léo trong từng thao tác. 

 Họ dùng đôi bàn tay khéo léo của mình kết hợp với các dụng cụ hỗ trợ, để biến từ một cục đất sét vô tri, vô giá trị trở thành một tác phẩm gốm đầy nghệ thuật.

Tham quan tìm hiểu làng gốm cổ ở Ninh Thuận

Tham quan tìm hiểu làng gốm cổ ở Ninh Thuận

Tự trải nghiệm làm gốm theo hướng dẫn của các nghệ nhân

Ngoài ra, du khách có thể trải nghiệm cảm giác như một người nghệ nhân làm gốm thực tụ bằng việc tự tay làm cho mình những sản phẩm gốm độc đáo. 

 Các bạn có thể theo hướng dẫn của những nghệ nhân làng gốm Bầu Trúc chỉ dẫn, tự tay làm nên một sản phẩm theo sở thích của mình nhé. 

 Đừng quên lưu lại những khoảnh khắc quý giá của cuộc hành trình tham quan và khám phá làng gốm Bàu Trúc này.

Tự trải nghiệm làm gốm theo hướng dẫn của các nghệ nhân

Tự trải nghiệm làm gốm theo hướng dẫn của các nghệ nhân

Giá vé tham quan làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận

Hiện nay, tham quan làng gốm hoàn toàn miễn phí, du khách có thể vào tham quan trải nghiệm, nếu muốn tự mình làm gốm hãy nhờ những nghệ nhân ở các làng nghề tư vấn. 

 Khi trở về, đừng quên mua những sản phẩm gốm đẹp mắt và vừa ý mang về nhà trang trí hoặc làm quà cho bạn bè, người thân sau mỗi chuyến đi nhé.

Giá vé tham quan làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận

Giá vé tham quan làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận

Các địa điểm du lịch gần làng gốm Ninh Thuận

Ngoài tham quan làng gốm Bàu Trúc, du khách còn kết hợp tham quan thêm một số địa điểm gần đấy như làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, khu du lịch văn hoá và sinh thái sen Charaih Ninh Thuận. 

Nằm trong cụm làng nghề truyền thống tại thôn Mỹ Nghiệp, làng dệt thổ cẩm chỉ cách làng gốm Bàu Trúc khoảng 3km. Đến đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các quy trình dệt thổ cẩm. Việc tạo ra được một sản phẩm từ thổ cẩm không hề đơn giản khi chứng kiến những phụ nữ Chăm tỉ mỉ trong từng nét dệt, thớ vải. 

Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Ngoài ra, với mức giá hợp lý, du khách có thể mua những sản phẩm được chế tác từ thổ cẩm như ví, túi, quần áo, . .. về làm quà lưu niệm. Khu du lịch sen Charaih cũng thuộc làng Mỹ Nghiệp. Nằm cách làng gốm Bàu Trúc không xa nên du khách có thể kết hợp tham quan các nơi khác nhau để tiết kiệm thời gian trong chuyến đi của mình. 

Trên đây là bài báo với những thông tin bổ ích về làng gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận, cũng như là gợi ý một số điểm đến gần đó giúp du khách tiện tham quan. Hy vọng quý khách sẽ có nhiều trải nghiệm lý thú tại Ninh Thuận. 

Xem thêm một số bài viết liên quan

Bình luận

[viweb_comments_template]