Gác lại những bận rộn, bon chen của đời thường, hôm nay Mekoong sẽ dẫn bạn đến một nơi yên bình: làng gốm Phước Tích. Được bao bọc bởi sông Ô Lâu huyền thoại, làng Phước Tích ngoài chứa đựng bề dày văn hoá – lịch sử còn có vẻ đẹp tự nhiên khiến nhiều người thấy đầy thư thái.

Giới thiệu về làng gốm phước tích?

Làng Phước Tích (thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) là ngôi làng duy nhất còn lưu giữ lại các nhà rường cùng đền thờ tương đối nguyên vẹn, trong đó có những căn nhà được dựng từ hơn 500 năm về trước. Phước Tích cũng nổi tiếng với nghề gốm sứ cổ rất lâu đời. 

 Hơn 500 năm tồn tại phước tích trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt cùng sự huỷ diệt của thiên nhiên. Có Thể nói, Phước Tích vẫn giữ gìn gần như nguyên vẹn nét đẹp truyền thống của đời sống sinh hoạt làng quê Việt với khung cảnh thanh bình, êm ả, với cây đa, bến nước, sân đình… Phước Tích đẹp như một bức tranh cổ của làng quê Việt Nam. 

Xem thêm: Gốm Sứ Minh Long 1 – Cửa Hàng Minh Long Chính Hãng

Giới thiệu về làng gốm phước tích

Giới thiệu về làng gốm phước tích

Làng gốm phước tích Thừa Thiên Huế nằm ở đâu?

Phước Tích là một ngôi làng cổ thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng Phước Tích cách trung tâm Thành phố Huế khoảng 40km về hướng Bắc.

Làng gốm phước tích Thừa Thiên Huế nằm ở đâu

Làng gốm phước tích Thừa Thiên Huế nằm ở đâu

Lịch sử của Làng gốm Hương Canh

Làng cổ Phước Tích được thành lập vào năm 1470 (tức là năm Canh Dần) . Bấy giờ, dưới thời vua Lê Thánh Tông, ngài thuỷ tổ họ Hoàng là Hoàng Minh Hùng sau khi chiến thắng quân Chiêm Thành trở về. Ông nhận thấy vùng đất này là nơi “đất lành chim đậu” đã thành lập làng. Việc này được ghi rõ trong gia phả họ Hoàng. 

 Thời kỳ đầu, làng có tên là Phúc Giang vì Phúc trong từ “phúc lộc”,  Giang có nghĩa là sông. Với mong muốn ngôi làng kề sông có nhiều phúc nhiều lộc như chính tên gọi. Khi sang thời Tây Sơn, làng được đổi tên thành Hoàng Giang nhằm nhớ về dòng họ Hoàng đã khai canh vùng đất này. Vào năm 1802, khi vua Gia Long lên ngôi đã đặt tên làng là Phước Tích theo ước nguyện của nhân dân tạo phúc cho con cháu sau này. 

Xem thêm: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY GỐM SỨ MINH LONG MEKOONG

Lịch sử của Làng gốm Hương Canh

Lịch sử của Làng gốm Hương Canh

Kinh nghiệm tham quan làng gốm phước tích thừa thiên huế 

Nếu bạn đang có ý định muốn tham quan làng gốm Phước Tích thì có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây:

Kinh nghiệm tham quan làng gốm phước tích thừa thiên huế 

Kinh nghiệm tham quan làng gốm phước tích thừa thiên huế

Hướng dẫn cách di chuyển đến làng gốm phước tích thừa thiên huế 

Cách di chuyển nhanh nhất đến làng Phước Tích là đi đường Lý Thái Tổ ra ngoài thành phố. Sau đó, tiếp tục đi thẳng đến Quốc lộ 1A và rẽ vào Quốc lộ 49B. Tiếp tục chạy khoảng 1km là đến làng Phước Tích, sau khi qua cây cầu cùng tên.

Làng có vị thế đặc biệt, nằm giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Có dòng sông Ô Lâu hiền hòa, bao bọc gần ⅔ làng. Do đó, khi nhìn từ trên cao, làng Phước Tích có hình dạng giống hũ rượu hay móng ngựa.

Hướng dẫn cách di chuyển đến làng gốm phước tích thừa thiên huế 

Hướng dẫn cách di chuyển đến làng gốm phước tích thừa thiên huế

Những địa điểm tham quan tại làng gốm phước tích thừa thiên huế 

Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, làng Phước Tích vẫn giữ được nét mộc mạc với đời sống dân dã của làng quê Việt Nam. Bên cạnh dòng sông Ô Lâu trong xanh, êm đềm, ngôi làng này có nhiều nét văn hoá rất riêng pha trộn cùng cảnh đẹp thiên nhiên và con người nơi đây. 

 Bạn có thể thuê xe đến tham quan từng khu nhà cổ trong làng và hưởng không khí trong lành dưới những con đường rợp bóng cây xanh, bỏ qua cuộc sống xô bồ của thị thành. 

Những địa điểm tham quan tại làng gốm phước tích thừa thiên huế 

Những địa điểm tham quan tại làng gốm phước tích thừa thiên huế

 Tham quan nhà rường 

 Làng Phước Tích có hệ thống nhà rường cổ xưa mang giá trị văn hoá hết sức to lớn. Với kiểu kiến trúc truyền thống của xứ Huế là ba gian hai chái và một gian hai chái và được chạm khắc những hoa văn rất công phu, tinh tế. Nơi đây có hơn 30 nhà rường với tuổi thọ vài trăm năm. Tuy Nhiên chỉ có người lớn tuổi chăm sóc, lưu giữ cho nhiều thế hệ con cái đi làm ăn xa. Vài năm gần đây, đa phần hệ thống nhà rường được nhà nước trùng tu và nâng cấp. Đây còn là nơi bảo tồn giá trị tâm linh và điểm đến du lịch tham quan hấp dẫn của làng. 

 Những công trình mang đậm giá trị tâm linh 

 Miếu cây thị hay Miếu Bà là nơi thiêng liêng của làng. Ở đây có cây thị trên 700 tuổi, là biểu tượng đặc trưng của làng. Theo dòng thời gian, cây thị ngày càng phát triển tươi tốt và thành nét đặc sắc của nơi này. Miếu cây thị là nơi thờ phụng nữ thần Ponagar – biểu tượng thiêng liêng của người Chăm. Nơi đây là chốn tâm linh, mang giá trị nhân văn hết sức sâu sắc của người dân trong làng. 

 Tham quan “bảo tàng” gốm phước tích của ông Lê Trọng Diễn 

 Một tâm huyết với nghề làm gốm, ông Lê Trọng Diễn xây dựng khu nhà gìn giữ những tinh tuý của nghề gốm làng Phước Tích. Đây là bộ sưu tập duy nhất có tất cả các mặt hàng gồm hũ, om, niêu, âm, chày, cối, đèn dầu, bình vôi, chum, ghè,… ở thời vàng son của nghề gốm.

Ẩm thực tại làng gốm phước tích như thể nào độc đáo

 Người dân làng Phước Tích không chỉ khéo tay với nghề làm gốm mà cả nghề làm bánh. Làm bánh thành kế sinh nhai của người dân khi những lò gốm sứ bát tràng không còn hoạt động. Những loại bánh nổi tiếng ở làng có bánh phu thê, bánh lá gai, bánh khoai tía,… Tất cả được làm để phục vụ khách du lịch và người dân trong vùng. 

Ẩm thực tại làng gốm phước tích như thể nào độc đáo - bánh bông cây

Ẩm thực tại làng gốm phước tích như thể nào độc đáo – bánh bông cây

 Bánh bông cây vô cùng độc đáo 

 Đây cũng có món bánh đặc biệt là bánh bông cây, ngày xưa làm để dâng cho vua. Bánh này có xuất xứ ở làng Văn Xá, quê của vợ vua Gia Long là Thuận Thiên Cao Hoàng hậu. Bánh bông cây được làm từ nguyên liệu đậu xanh và đường kính trắng như bánh đậu xanh trái. Bánh được làm từ củ gừng, củ sâm và bông hoa. Bánh được nhuộm bởi những màu tự nhiên nhưng vô cùng bắt mắt. 

 Ngoài ra, khi đến nơi đây bạn có thể có cơ hội tham quan làng quê, trải nghiệm gánh hàng ở bến sông Ô Lâu và nhiều hoạt động thú vị của người dân trong vùng. 

 Làng Phước Tích là ngôi làng cổ thứ 2 của Việt Nam được xếp hạng là Di tích quốc gia năm 2009. Nơi đây mang vẻ đẹp bình yên của một làng quê giờ đã sôi động hơn. Bởi sự sống dậy của nghề gốm cùng nhiều hoạt động hấp dẫn khác. Hành trình du lịch tin chắc về làng sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời.

Xem thêm một số bài viết liên quan

Bình luận

[viweb_comments_template]