Lễ hội Bạch Đằng là một trong các lễ hội tiêu biểu của người dân Quảng Ninh. Đây không những là sự kiện văn hoá được tổ chức mỗi năm của Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (tại thị xã Quảng Yên). Mà lễ hội chính là không gian lịch sử oai hùng của người dân đất cảng và là dịp nhằm giới thiệu du lịch văn hoá – du lịch tâm linh của tỉnh với du khách.

Sơ lược đôi nét về lễ hội Bạch Đằng

Khi nhắc về lịch sử nước nhà, chúng ta có vô vàn niềm tự hào, trong đó những chiến thắng trên sông Bạch Đằng vẫn sống mãi. Bởi bao thế hệ con cháu rồng tiên luôn tự hào là một nước nhỏ hơn Việt Nam. Song với tinh thần đại đoàn kết dân tộc đã liên tục chiến thắng và đẩy lui các cuộc tấn công của nhiều đế quốc lớn mạnh nhất thời bấy giờ để bảo vệ vững chủ quyền dân tộc. Chính điều này đã làm nên sự nhân văn và giá trị không thể thay thế cho lễ hội truyền thống này.

Sơ lược đôi nét về lễ hội Bạch Đằng

Sơ lược đôi nét về lễ hội Bạch Đằng

Nguồn gốc của lễ hội Bạch Đằng

Lễ hội Bạch Đằng hay thường được người dân địa phương gọi với cái tên là lễ hội Giỗ Trận. Là một hoạt động văn hoá truyền thống mỗi năm được tổ chức nhằm tôn vinh và bày tỏ sự biết ơn của người dân Quảng Yên cùng toàn dân tộc Việt Nam nói chung với các anh hùng liệt sĩ.

Tại con sông Bạch Đằng lịch sử đã ghi nhận ba trận chiến hào hùng của dân tộc Việt Nam giành chiến thắng hoàn toàn kẻ thù xâm lược phương Bắc. Nơi đây là mốc son sáng ngời suốt hơn 4000 năm lịch sử dân tộc. Là nơi lưu dấu tích của các vị anh hùng đã ngã xuống vì dẹp yên bờ cõi nước Nam. Vì vậy mặc dù đã từng trải qua hơn chục thế kỷ, người dân Quảng Yên mỗi năm đều tổ chức lễ hội. Thay cho lòng biết ơn tưởng nhớ về những thế hệ cha anh.

Nguồn gốc của lễ hội Bạch Đằng

Nguồn gốc của lễ hội Bạch Đằng

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội Bạch Đằng

Lễ hội Bạch Đằng được tổ chức định kỳ vào khoảng ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch mỗi năm, cũng có năm lễ hội lớn kéo dài, tới bốn ngày đêm. Không gian lễ hội được tổ chức tại quần thể khu di tích lịch sử văn hoá nơi lưu dấu ấn chiến thắng Bạch Đằng. Các địa điểm thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động. Lễ hội bao gồm đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Trung Bản, đình Điền Công, đền Trung Cốc và trung tâm lễ hội tại đình Yên Giang.

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội Bạch Đằng

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội Bạch Đằng

Ý nghĩa lễ hội Bạch Đằng

Mọi hoạt động của lễ hội Bạch Đằng luôn gắn chặt với Bạch Đằng giang – con sông huyền thoại đã chứng kiến nhiều chiến thắng vang đội của dân tộc Việt Nam. Theo những thư tịch còn lưu lại thì sông Bạch Đằng có vị trí cửa ngõ của miền Bắc. Được bao quanh bằng hệ thống núi non trùng điệp và khá nhiều hang động cùng rừng cây. Vì vậy địa thế độc đáo này rất thuận tiện với việc quân Việt tổ chức phòng ngự. Đó cũng là lý do sông Bạch Đằng đã đi vào lịch sử với 3 chiến thắng vĩ đại suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam:

Ý nghĩa lễ hội Bạch Đằng

Ý nghĩa lễ hội Bạch Đằng

Những hoạt động của lễ hội Bạch Đằng

Lễ giỗ Mẫu – cầu siêu cho các vong linh quân sĩ đã tử trận trong các cuộc chiến được diễn ra tại miếu Vua Bà (chỉ bà hàng nước đã có công giúp quân ta đánh giặc). Cùng với đó là hoạt động được nhiều người thích thú và mong chờ là lễ rước tượng giữa từ đền Trần Hưng Đạo đến đình Yên Giang và ngược lại.

Vào ngày mùng 7 Âm lịch, tượng Đức thánh Trần sẽ được đặt lên ngai cùng sắc phong với tượng Đệ nhất, Đệ nhị Vương cô (là hai người con gái của ông) để rước từ đền về đình tổ chức tế lễ. Với mong cầu của người dân nhận được sự che chở, bảo hộ của thành hoàng làng, có được sức khỏe, may mắn. Đến ngày mùng 8 thì tượng sẽ được rước trở lại về đền để thờ phụng.

Điều khá lý thú là người dân Quảng Yên có tục lệ lâu đời là cho trẻ em đi theo kiệu rước thành hoàng làng. Với ước muốn được bảo hộ sức khỏe, học tập tốt và đỗ đạt cao. Đoàn rước đi đến đâu thì người dân sẽ tập trung và dự hội ở đấy, nhà nhà cùng ra đây dâng hương, kính cẩn vái vọng Đức ông.

Ngoài nhiều hoạt động tâm linh, lễ hội Bạch Đằng cũng tập trung tái hiện lại trận chiến lịch sử bằng những trò diễn xướng dân gian. Đây là cơ hội cho du khách được trải nghiệm và ngâm mình trong không khí lễ hội vui tươi.  

Những hoạt động của lễ hội Bạch Đằng

Những hoạt động của lễ hội Bạch Đằng

Lễ hội Bạch Đằng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Năm 2012, thị xã Quảng Yên đã tiến hành xây dựng hồ sơ và trình Thủ tướng Chính ký Quyết định số 1419 công nhận quần thể Khu di tích Chiến thắng Bạch Đằng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Đến 18/2/2013, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký quyết định số 322 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng. Năm 2021, nhằm hướng tới giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, bảo tồn lễ hội và tập tục thể hiện tinh thần đại đoàn kết, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã ký quyết định bổ sung lễ hội Bạch Đằng thuộc danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây còn là sự minh chứng về vị trí, vai trò và ý nghĩa của lễ hội truyền thống. Giúp địa phương có các bước bảo tồn và phát huy được ý nghĩa lịch sử cũng như tạo ra điểm mới trong du lịch Hạ Long.

Lễ hội Bạch Đằng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Bạch Đằng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đối tượng tham gia lễ hội Bạch Đằng

Hội Bạch Đằng tập trung tái hiện trận chiến thông qua nhiều trò diễn xướng dân gian và những trò chơi như bơi thuyền chải, vật truyền thống, kéo co, cờ người, đánh đu, chọi gà,…

Giữa mênh mang sóng nước, nhiều người dân chài say mê bơi mái chèo trong tiếng reo hò cổ động vang dội cả dòng sông. Những ngày này, các hoạt động lễ hội đã lắng xuống, chỉ còn niềm tôn kính linh thiêng và âm vang trở lại không khí sử thi oai hùng của chiến thắng năm xưa. Tất cả mọi người đều có thể tham gia các hoạt động của lễ hội Bạch Đằng, vì đây là một lễ hội nhằm tưởng nhớ và ghi danh những chiến thắng trên dòng sông này.

Đối tượng tham gia lễ hội Bạch Đằng

Đối tượng tham gia lễ hội Bạch Đằng

Hình ảnh lễ hội Bạch Đằng

Lễ hội Bạch Đằng được tổ chức mỗi năm không chỉ là nhằm tôn vinh sự cống hiến và hi sinh của những thế hệ đi trước, mà còn thể hiện tinh thần thượng võ cùng lòng tự hào nước của dân tộc Việt Nam. Chính điều này đã góp phần không ít trong giáo dục thế hệ trẻ phát huy truyền thống có trách nhiệm với dân tộc, sống đúng với lịch sử oai hùng do cha ông đã dựng nên. Vì thế nếu có dịp về với Quảng Ninh vào tháng 3 Âm lịch, bạn chớ bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội độc đáo trên. Một số hình ảnh lễ hội Bạch Đằng bạn có thể xem trước:

Hình ảnh lễ hội Bạch Đằng

Hình ảnh lễ hội Bạch Đằng

 

Kết luận:

Trên đây là những thông tin xoay quanh lễ hội Bạch Đằng, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc. Nếu bạn biết các điểm thú vị và hay ho về lễ hội Bạch Đằng thì hãy để lại bình luận cho Mekoong nhé.

Bình luận

[viweb_comments_template]