Lễ hội chọi trâu gắn liền với truyền thống văn hóa của người dân miền biển Hải Phòng. Đây là lễ hội được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2013. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử và ý nghĩa của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng thông qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về lễ hội chọi trâu
Đến tận bây giờ, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn hay còn gọi là đấu ngưu diễn ra từ bao giờ vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp. Đây là lễ hội từ những tập tục cổ thời xa xưa. Lễ hội chọi trâu Việt Nam được xem là lễ hội văn hóa truyền thống của người dân vạn chài làng biển Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng.
Chọi trâu Hải Phòng được diễn ra đều đặn vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm. Hội chọi trâu Đồ Sơn được đông đảo người các tỉnh thành khác cùng như khách du lịch nước ngoài tò mò muốn được xem tận mắt.
Lễ hội chọi trâu được xem là yếu tố giao thoa về văn hóa nông nghiệp đồng bằng với văn hóa người dân làng biển. Lễ hội với ý nghĩa tôn thờ, tưởng nhớ đến các vị thần, cầu bình an cho người dân trên khắp đất nước.
Nguồn gốc và lịch sử lễ hội chọi trâu
Như đã nói, lễ hội chọi trâu Việt Nam nói chung và Đồ Sơn Hải Phòng nói riêng không biết có từ bao giờ. Những thông tin lịch sử về lễ hội này vẫn đang còn là một ẩn số, chưa được giải đáp. Có thông tin cho rằng, hội chọi trâu xuất hiện từ thời nhà Trần cũng có một số truyền thuyết và sự tích về lễ hội.
Thần tích Tước Điểm Đại Vương
Theo nguồn tài liệu có trong sách Đồng Khánh Địa Dư Chí Lược được biên soạn vào triển Nguyễn, cuối thế kỷ IX, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng có liên quan đến Thần tích Tước Điểm Đại Vương, vị thần được người dân vạn chài tôn thờ. Sách này có ghi rằng, người dân từng đi qua đền thờ Tước Điểm Đại Vương rồi gặp phải hai con trâu đang húc nhau. Khi phát hiện có tiếng động, hai chú trâu này liền bỏ chạy xuống biển.
Kể từ đó, lễ hội chọi trâu được người dân Đồ Sơn bắt đầu mở vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Theo lời truyền miệng của người dân Đồ Sơn, mỗi khi đến ngày diễn ra lễ hội trời bỗng đổ mưa lớn, gió mạnh. Chính vì lý do này, người dân càng thêm có đức tin và quan niệm rằng đây chính là thời khắc thủy thần Đồ sơn hiển linh.
Huyền tích Bà Đế
Huyền tích Bà Đề được xem là sự tích gắn liền với chọi trâu Đồ Sơn. Huyền tích Bà Đề là sự tích kể về một cô thôn nữ nhan sắc tuyệt trần có tên là Đế, sau được gả cho vua Thủy Tề. Có rất nhiều câu chuyện nguồn gốc lễ chọi trâu khác nhau liên quan đến bà Đế.
Câu chuyện đầu tiên kể về đám rước dâu của vua Thủy Tề và bà Đế diễn ra tại bãi biển có rất nhiều loại hải sản như tôm, cá,… sinh sống. Để được hưởng bãi biển nhiều hải sản này, dân làng 2 bên đã tổ chức hội chọi trâu, làng nào có trâu chọi thắng sẽ mang trâu chọi này dâng tặng cho vua Thủy Tề để đổi lấy bãi biển đầy tôm cá và cầu mưa thuận gió hòa.
Câu chuyện thứ 2 về nguồn gốc lễ hội chọi trâu Đồ Sơn kể rằng, bà Đế xuất thân gia đình nghèo, lỡ có thai với vua Thủy Tề. Theo phong tục xưa, con gái chưa chồng lại mang thai sẽ bị phạt vạ. Dân làng biết chuyện, đưa bà Đế ra biển để dìm bà chết. Vì chết oan ức, bà Đế hiển linh. Dân làng sau đó đã lập đền thờ bà Đế để xin tội, mong bà tha thứ. Tại bãi biển nơi bà Đế bị dìm chết, tôm cá ngày càng kéo đến một nhiều. Người dân rủ nhau đến bãi này để đánh bắt và hằng năm tổ chức lễ đấu trâu để tưởng nhớ công ơn của bà. Con trâu nào thắng sẽ được tế dâng ra biển cúng bà Đế.
Câu chuyện cuối cùng về chọi trâu Đồ Sơn liên quan đến truyền thuyết bà Đế kể rằng, thực hư về nàng Đế vị dìm chết ngoài khơi Hòn Độc chính là tục hiến sinh các cô gái cho Thủy Thần có từ thời nguyên thủy đến thời sơ kỳ phong kiến. Qua nhiều năm tháng, người ta không dùng con người để hiến mà thay vào đó sẽ hiến con vật. và con trâu là con vật được lựa chọn để hiến Thủy Thần.
Thần tích cá Kình
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng xuất phát từ sự tích về thần tích cá Kình. Người dân cứ hễ ra biển đánh bắt là bị cá Kình ăn thịt. Để không bị cá kình ăn thịt, vào thượng tuần tháng sáu
họ đã lập đàn cầu thần linh phù hộ và hứa sẽ mổ trâu, lợn để tạ ơn. Sau 2 tháng diễn ra lễ cúng, trời đổ mưa bão lớn, người dân sáng ra biển thấy xác cá kình chết và trên đầu cá có vết chim cắn. Người dân vui mừng vì từ đây không bị cá Kình ăn thịt nữa. Đúng như lời hứa, cứ vào thượng tuần tháng sáu, người dân đã tổ chức lễ hội chọi trâu và hiến thịt trâu cho thần linh ở đền Nghè.
Anh hùng áo vải Quận He Nguyễn Hữu Cầu
Câu chuyện về anh hùng áo vải Quận He Nguyễn Hữu Cầu chính là sự tích cuối cùng về nguồn gốc lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Ông Nguyễn Hữu Cầu xuất thân từ làng Lôi Động xã Tân An, huyện Thanh Hà. Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân làng chài, ông Nguyễn Hữu Cầu đã khởi xướng cuộc tấn công chống lại chế độ phong kiến tàn bào vào thời kỳ 1741-1751. Ghi nhớ công lao của ông, hàng năm người dân làng chài Đồ Sơn mở hội chọi trâu.
Có câu chuyện kể rằng, mỗi trận đánh thắng, ông Nguyễn Hữu Cầu thường cho tổ chức mổ trâu để đãi quân lính. Ông cho chọn những con trâu mạnh để mổ bụng khiến trâu vùng chạy làm đứt dây rồi lao ra chọi nhau khiến quân binh reo hò, vui vẻ. Sau sự việc này, ông Nguyễn Hữu Cầu đã chính thức mở hội chọi trâu cho tinh thần quân lính chiến đấu cao hơn.
Ý nghĩa của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Thông qua những câu chuyện truyền thuyết, hội chọi trâu Đồ Sơn xuất hiện với mong muốn tưởng nhớ các vị thần linh. Lễ hội còn diễn ra với ý nghĩa duy trì kỷ cương làng xã, cầu cho mưa thuận gió hòa, đời sống người dân bình yên.
Theo quan niệm người xưa, trong các lễ hội chọi trâu, làng nào có trâu trắng chọi thắng sẽ có một năm mới bình an, gặp nhiều may mắn, nhất là ngư dân biển khi ra khơi sẽ được thuận buồm xuôi gió.
Sau khi kết thúc trận đấu, những con trâu sẽ được người dân mang đi xẻ thịt làm lễ tế trời đất với mong muốn có được mùa màng bội thu. Những người ăn thịt trâu trong dịp lễ hội sẽ gặp được nhiều may mắn.
Chuẩn bị trước lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Để chuẩn bị cho lễ hội diễn ra được hoành tráng, người dân các làng đã chọn, nuôi và huấn luyện trâu nhiều tháng. Gần đến ngày diễn ra lễ hội, ban tổ chức sẽ chuẩn bị kỹ càng về trường đấu để đảm bảo lễ hội được diễn ra tốt đẹp.
Chọn, nuôi và huấn luyện trâu
Trong các công tác chuẩn bị cho lễ hội chọi trâu thì việc chọn trâu rất quan trọng để quyết định có giành được phần thắng hay không. Một số làng sẽ đi đến các tỉnh thành lân cận như Tuyển Quang, Nam Định, Bắc Kạn, Thanh Hóa,… để chọn trâu tốt khỏe nhất.
Người dân chọn trâu dựa theo các tiêu chí như:
- Da trâu đồng, lông móc, lông trên đầu cứng và dày, hàm đen, một khoang bốn khoáy
- Cổ trâu dài, ức rộng và hơi thuôn nhỏ về phía đầu
- Lưng dày và phẳng có thể chịu lực húc từ con trâu khác
- Trâu có háng rộng, thân trâu càng về phía đuôi càng nhỏ
- Cuối cùng là phần được xem là vũ khí trong chiến đấu là sừng, sừng trâu phải có màu đen như mun, bênh lên như cánh cung, cong như hình trăng khuyết, giữa hai sừng có nhúm lông hình chóp trên đỉnh.
- Mắt trâu đen, tròng màu đỏ
Sau khi chọn được con trâu chọi có đủ các yếu tố trên thì sẽ mang đi huấn luyện để có khả năng chiến đấu tốt nhất. Tập cho chúng các kỹ năng chạy, lội bùn, leo núi và tập thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác nhau.
Tập cho trâu tính quen thuộc với không khí ồn ào, náo nhiệt để khi tham gia trường đấu sẽ không bị sợ hãi trước đông đảo khán giả. Tập cho trâu thủ thuật tấn công kèm với các phòng vệ.
Trường đấu
Lễ hội chọi trâu được diễn ra ở đâu? Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng được diễn ra tại đình tổng Đồ Sơn. Trường đấu chọi trâu là bãi đất rộng có diện tích khoảng 80 x 100m, bằng phẳng và thoáng. Trường đấu được xây dựng hệ thống hàng rào chắn xung quanh để đảm bảo an toàn cho người xem chọi trâu. Phía bên trong thiết kế “xào xá” hay còn gọi là chỗ đứng cho trâu. Xung quanh sân đấu là khán đài để người dân người xem đấu trâu.
Diễn biến lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Lễ hội chọi trâu diễn ra với quy mô lớn kéo dài trong nhiều ngày của tháng 8 âm lịch nên không thể thiếu các nghi thức trang trọng. Trước khi diễn ra trận đấu, ban tổ chức sẽ thực hiện lễ khai mạc, rước kiệu thần, lọng che, phường bát âm,…
Chuỗi lễ hội được diễn ra theo phần lễ và phần hội đan xen. Từ ngày mùng một trong tháng sẽ diễn ra lễ tế thần Điểm Tước tại đình Tống. Tiếp theo là lễ rước nước dựa theo truyền thuyết tục tế Thủy Thần. Lọ nước sẽ được thay một lần trong một năm.
Tại đình làng, “Ông trâu” hay còn gọi là chủ trâu ra làm lễ Thành Hoàng, Đến sáng ngày 9 tháng 8 âm lịch, phần hội chính thức được bắt đầu, người dân kéo nhau ra đình xem hội.
Từ 1 giờ sáng ngày 9 tháng 8, các chủ tế làng xin phép Thành Hoàng được mang trâu đi đấu chọi.
Trong đám rước, các “ông trâu” vào các xào xá huyên náo bằng tiếng nhạc bát âm, cờ bay phấp phới hòa quyện cùng tiếng reo hò cổ động của người dân. Nghi thức tiếp theo là múa cờ khai hội được thực hiện bởi 24 trai làng khỏe mạnh. Nghi thức này tái diễn lại lễ ra quân của Quận He Nguyễn Hữu Cầu với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, thuyền ra khơi thuận lợi.
Lễ múa cờ vừa kết thúc, “ông trâu” hai phía được dẫn vào xới, có người che lọng và múa cờ hai bên. Hai ông trâu đến gần ở vị trí cách nhau 20m, người dắt nhanh chóng rút mũi dây để 2 “ông trâu” lao thẳng vào nhau tranh thắng bại.
Kết thúc trận đấu, “ông trâu” thắng cuộc sẽ được làm lễ rước về làng. Sáng ngày 10 tháng 8 âm lịch, người dân đem các “ông trâu” giết thịt làm lễ tế thần ở đình, bày thêm 1 đĩa đựng tiết và lông trâu (mao huyết). Sau lễ tế, người dân lấy đĩa mao huyết đổ xuống biển để tiễn thần đi, phần thịt còn lại được chia lộc thần cho người dân ăn lấy may mắn, bình an, ra khơi được nhiều tôm cá. Đến ngày 16 tháng 8 âm lịch, dân làng tiến hành nghi thức “tống thần”, khép lại mùa lễ hội chọi trâu trong năm.
Lễ hội chọi trâu đậm chất văn hóa truyền thống từ xa xưa cho đến nay luôn mang một ý nghĩa lớn trong tim của người dân Đồ Sơn Hải Phòng. Quý du khách muốn xem chọi trâu hãy nhanh chóng du lịch đến Hải Phòng trong khoảng thời gian tổ chức lễ hội để chiêm ngưỡng nét văn hóa độc đáo này nhé!
[section] [row] [col span="4" span__sm="12"] [ux_image_box img="78662" image_width="51"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] Hồ Quốc Việt [/ux_text] [/ux_image_box] [/col] [col span="8" span__sm="12"] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] GIỚI THIỆU Tôi là Hồ Quốc Việt chuyên gia trong lĩnh vực làm gốm sứ bát tràng và các sản phẩm đồ thờ cúng. Một số sản phẩm như gốm sứ bát tràng, đồ thờ cúng, văn phòng phẩm, bộ đồ thờ, bàn thờ,... cùng với một số sản phẩm quà tặng khác như quà tặng gốm sứ, quà tặng in logo. [/ux_text] [/col_inner] [/row_inner] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [/col_inner] [/row_inner] [/col] [/row] [/section]
Bình luận