Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn dân gian nhất tại Việt Nam, được nhiều người lựa chọn để ghé thăm vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem vì sao lễ hội này lại có sức hút lớn đến như vậy nhé!
Lễ hội chùa Hương là gì?
Hình ảnh lễ hội chùa Hương nhộn nhịp, mang đậm nét truyền thống
Giới thiệu về lễ hội chùa Hương: Đây là một lễ hội lớn, mang đậm nét văn hóa và thể hiện giá trị tinh thần của người Việt. Lễ hội này được tổ chức hàng năm tại chùa Hương – một ngôi chùa nổi tiếng, sở hữu cảnh sắc thiên nhiên đẹp nên thơ.
Mỗi năm, có hàng triệu người từ mọi miền đất nước đổ về du lịch lễ hội chùa Hương với mong muốn cầu chúc một năm mới an lành, may mắn và hạnh phúc.
Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội chùa Hương
Lễ hội Hương Sơn có nguồn gốc gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ chúa Ba. Theo truyền thuyết, công chúa Diệu Thiện tu hành 9 năm tại núi Hương Sơn, sau đó đã đắc đạo, nhập cõi Niết Bàn để phổ độ chúng sinh. Thời điểm mà công chúa đắc đạo diễn ra vào mùa xuân, có trăm hoa đua nở, đất trời bừng sáng.
Năm 1886, dưới thời vua Thành Thái, hội chùa Hương chính thức được tổ chức như một lễ hội thực thụ và kéo dài cho tới ngày nay.
Lễ hội chùa Hương ở đâu?
Có không ít người thắc mắc “Lễ hội chùa hương được tổ chức ở đâu?”. Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết chùa Hương nằm ở rất gần trung tâm Hà Nội.
Cụ thể, hội chùa Hương diễn ra tại khu thắng cảnh chùa Hương, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 55km. Bạn có thể di chuyển tới lễ hội bằng nhiều phương tiện khác nhau như: Ô tô, xe máy, xe bus. Các tuyến đường tới lễ hội đều khá thuận tiện và dễ đi.
Lễ hội chùa Hương bắt đầu khi nào, kéo dài bao lâu?
Bạn có đang thắc mắc “Lễ hội chùa Hương bắt đầu từ ngày nào”, “Lễ hội chùa Hương diễn ra vào ngày nào, khi nào”, “Hội chùa Hương kết thúc ngày nào” không? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để biết câu trả lời nhé.
Hàng năm, hội chùa Hương bắt đầu vào ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch và kéo dài cho tới hết tháng 3 Âm lịch (Diễn ra trong 3 tháng). Trong đó, chính hội là từ 15 – 20 tháng 2 Âm lịch. Đây cũng là thời gian mà các Phật tử và du khách trẩy hội đông nhất.
Phần lễ của lễ hội chùa Hương có những gì?
Phần lễ chùa Hương mang nhiều nét đặc sắc và mang trọn nét tín ngưỡng dân gian của người miền Bắc. Ở trong chùa, lễ dâng hương, hoa quả, nến, đồ chay sẽ được các tăng ni thực hiện. Sau đó, họ sẽ làm lễ chay đàn với những động tác múa dẻo, đẹp, ít được thấy ở mọi nơi.
Trong suốt mùa lễ hội, các sư thầy sẽ đến gõ mõ, tụng kinh ở khắp các chùa, miếu, đền nằm trong quần thể di tích chùa Hương.
Còn ở chùa ngoài, các vị sơn thần thượng đẳng sẽ được thờ cúng theo Đạo giáo. Ví dụ như: Đền Cửa Võng thờ mẫu Thượng Ngàn, đình Quân thờ thần Hổ,…
Các định tuyến của lễ hội
Hội chùa Hương có 4 tuyến chính cho bạn hành hương như sau:
- Tuyến Hương Tích: Đây là tuyến chính của lễ hội, bắt đầu từ Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Động Đại Binh và kết thúc ở Chùa Hinh Bồng.
- Tuyến Long Vân: Bắt đầu từ chùa Long Vân – Động Long Vân, sau đó kết thúc ở Hang Sũng Sàm.
- Tuyến Tuyết Sơn: Bắt đầu từ chùa Bảo Đài Động Chùa Cá rồi tới Động Tuyết Sơn.
- Tuyến Thanh Sơn: Đi từ chùa Thanh Sơn tới động Hương Đài.
Các nghi thức có trong lễ hội
Nghi thức chính có trong lễ hội chùa Hương chính là lễ “mở cửa rừng” ở hai làng Yến Vy và Phú Yên. Đây vốn là lễ hội cổ xưa của người Việt để tạ thần núi với mong muốn bắt đầu một năm mới mưa thuận, gió hòa.
Hiện nay, nghi thức này mang hàm nghĩa là mở cửa chùa và được coi là lễ khai hội chùa Hương, thực hiện vào mùng 6 tháng Giêng Âm lịch.
Lễ hội chùa Hương có những trò chơi gì?
Du khách chèo thuyền trên dòng suối Yến, chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên
Khi xem lễ hội chùa Hương, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm các hoạt động văn hóa, dân tộc đặc sắc như: Hát chầu văn, hát ca trù, leo núi và chèo thuyền trên dòng suối Yến xanh biếc. Trên khắp nẻo đường của xã Hương Sơn, bạn đều có thể dễ dàng bắt gặp các hoạt động vui tươi, thú vị này.
Kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương
Dưới đây là một vài kinh nghiệm hữu ích mà bạn nên nhớ khi đi du lịch chùa Hương:
- Bạn sẽ cần 2 ngày để tham quan hết các đền chùa tại Hương Sơn. Tuy nhiên, nếu chỉ đi trong 1 ngày thì bạn nên tới các đền, chùa chính như: Đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương Tích.
- Giá vé thắng cảnh chùa Hương là 130 ngàn/người (Đối với tuyến chính Hương Tích).
- Khi đi đò, bạn nên mua vé ở cổng hội hoặc vào suối Yến liên hệ với nhà đò ở quanh bến để tránh bị “hét giá” cao.
- Nên chuẩn bị đồ cúng lễ gọn gàng, chuẩn bị sẵn ở nhà để tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Ăn mặc trang phục phù hợp, kín đáo để phù hợp với không gian chùa chiền.
Một số vấn đề đi lễ hội chùa hương
Hiện nay, ở chùa Hương, còn tồn tại một số vấn đề như: Các tiểu thương “chặt chém”, “hét giá” sản phẩm, dịch vụ lên quá cao. Đồng thời tình trạng móc túi, lấy cắp cũng hay xảy ra. Vì thế, bạn nên tham khảo kỹ lưỡng mức giá cũng như bảo quản tư trang, tài sản của mình cẩn thận để đảm bảo một mùa “vui xuân trẩy hội” diễn ra an toàn, vui vẻ!
Trên đây là các thông tin về lễ hội chùa Hương mà chúng tôi vừa chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về lễ hội nổi tiếng này. Hãy nhớ ghé thăm website thường xuyên để cập nhật tin tức mới mẻ khác nhé!
[section] [row] [col span="4" span__sm="12"] [ux_image_box img="78662" image_width="51"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] Hồ Quốc Việt [/ux_text] [/ux_image_box] [/col] [col span="8" span__sm="12"] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] GIỚI THIỆU Tôi là Hồ Quốc Việt chuyên gia trong lĩnh vực làm gốm sứ bát tràng và các sản phẩm đồ thờ cúng. Một số sản phẩm như gốm sứ bát tràng, đồ thờ cúng, văn phòng phẩm, bộ đồ thờ, bàn thờ,... cùng với một số sản phẩm quà tặng khác như quà tặng gốm sứ, quà tặng in logo. [/ux_text] [/col_inner] [/row_inner] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [/col_inner] [/row_inner] [/col] [/row] [/section]
Bình luận