Lễ hội chùa Keo (lễ hội mùa Thu) được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng 9 âm lịch ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là lễ hội lâu đời của nhân dân Thái Bình và đã được vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Vậy, lễ hội chùa keo là gì? Ý nghĩa lễ hội chùa keo? Cùng Mekoong khám phá chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết sau nhé!
Lễ hội chùa keo la gì
Chùa Keo toạ lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mỗi năm chùa tổ chức 2 mùa hội chùa Keo gồm hội xuân từ ngày 4 tháng 1 âm lịch, còn hội thu được mở vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch và đây cũng là lễ hội chính thức.
Trải qua gần 400 năm, chùa Keo trong các dịp lễ tết là điểm văn hoá tâm linh vô cùng nổi tiếng. Hiện nay cùng với di tích chùa Keo, lễ chùa Keo đã trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách về với vùng đất Thái Bình mỗi năm.
Với giá trị nổi bật, lễ hội chùa Keo đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ sung vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 217/QĐ-BVHTTDL ngày 23/01/2017.
Nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ngôi chùa này ngày càng có vai trò không chỉ trong đời sống văn hoá tinh thần mà còn đang góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Lễ hội chùa keo la gì
Nguồn gốc lễ hội chùa keo
Chùa Keo ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, được Không Lộ xây dựng vào năm 1067 tại làng Giao Thuỷ (tên nôm là làng Keo) bên hữu ngạn sông Hồng. Sau khi Thiền sư Không Lộ mất, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang Tự.
Chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn trên một khu đất khoảng 58.000 m2. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn có 17 công trình với 128 gian xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”.
Công trình kiến trúc nổi bật của chùa là tháp đặt trên một khánh đá dài 1.20 m, tầng hai có quả chuông đồng cao 1.30m đường kính 1m đúc từ thời Lê Hy Tông năm 1686, tầng ba và tầng thượng treo chuông nhỏ cao 0.62m, đường kính 0.69m đúc.
Hội chùa Keo tháng 9 âm lịch hàng năm bắt nguồn từ việc thờ cúng Thiền sư Không Lộ. Đối với người dân Thái Bình, Ðức Thiền sư Không Lộ không chỉ là một vị thiền sư mà còn là vị Thánh có uy tín và có sức lan toả mạnh mẽ.

Nguồn gốc lễ hội chùa keo
Ý nghĩa của lễ hội chùa keo
Lễ chùa Keo gắn với truyền thuyết về thiền sư Không Lộ trong một thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam. Lễ hội thể hiện sự tôn kính của cộng đồng đối với thánh Không Lộ – nhân vật được huyền thoại hoá là vị thần bảo vệ, chở che cho làng xã và được thánh hoá để trở thành vị thánh quyền năng của cư dân nông nghiệp.
Hội chùa Keo có một ý nghĩa rất to lớn trong đời sống tinh thần của người dân, đây là hình thức sinh hoạt văn hoá thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân. Mọi người về với lễ hội để mong muốn những điều tốt lành nhất đến với bản thân, gia đình và cộng đồng làng xã.
Tổ chức và duy trì lễ hội để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và vui chơi giải trí của nhân dân mà còn giúp tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong làng xã, dòng họ, gia đình. Đồng thời gửi gắm mơ ước, khát vọng về cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

Ý nghĩa của lễ hội chùa keo
Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội chùa keo
Lễ hội chùa Keo diễn ra tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Bên cạnh lễ hội chùa Keo Thái Bình, tại tỉnh Nam Định cũng có lễ hội chùa Keo Hành Thiện. Lễ hội chùa Keo Nam Định được tổ chức vào mùa xuân từ ngày 12/2 – 15/2 âm lịch tại Chùa Đĩnh Lan (Keo ngoài).
Vậy còn tại Thái Bình, lễ hội chùa Keo vào ngày nào? Nếu như lễ hội chùa Keo Thái Bình mùa xuân diễn ra trong ngày, thì hội chùa Keo mùa thu lại diễn ra từ ngày 10/9 – 15/9 âm lịch.
Cũng tương tự với lễ hội mùa xuân ở các nơi khác, chùa Keo tổ chức lễ hội từ ngày mùng 4 tháng Giêng hàng năm cho nhân dân về cúng Phật và chơi một số trò như: thi bắt vịt, thi bắn pháo hoa, thi thổi cơm, nhưng đến nay thì những trò trên không còn được tổ chức nữa.
Còn đối với hội chùa keo mùa thu, lễ hội sẽ được tổ chức liên tục trong 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Chín Âm lịch. Thiền sư Không Lộ tịch ngày 3 tháng Sáu và lấy ngày 13 tháng Chín là tuần bách nhật.
Vì thế, lễ chùa Keo mở vào ngày 13 nhằm kỉ niệm 100 ngày ngày mất của thiền sư và ngày 14 kỉ niệm ngày sinh của ông, ngày 15 là trăng tròn ngày rằm trong tháng của đạo Phật.

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội chùa keo
Các hình ảnh của lễ hội chùa keo
Dưới đây là một số hình ảnh đặc sắc về Lễ hội chùa Keo 2022:

các hình ảnh của lễ hội chùa keo
Lời kết: Mekoong đã giới thiệu về lễ hội chùa Keo. Nếu bạn muốn trải nghiệm le hoi chua keo để tìm hiểu về những giá trị văn hoá truyền thống, vậy còn chần chừ gì mà không lên ngay kế hoạch? Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Mekoong để biết thêm về nhiều lễ hội độc đáo nhé!
Bình luận
Thông tin người gửi
Chưa có bình luận nào !