Lễ hội đền Vua Mai được xem là một nét văn hóa tâm linh độc đáo được tổ chức hàng năm và ngày rằm tháng Giêng. Lễ hội không chỉ thể hiện truyền thông văn hóa, đây còn là dịp để người dân tưởng niệm Vua Mai cùng các tướng lĩnh có công bảo vệ và gây dựng đất nước. Cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để biết được nguồn gốc, ý nghĩa, các hoạt động có trong lễ hội đền Vua Mai nhé!

Những điều cần biết về lễ hội đền Vua Mai

Vua Mai là ai?

Vua Mai chính là Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan hay còn gọi là Mai Huyền Thành, một vị anh hùng dân tộc, đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại quân nhà Đường xâm lược nước ta vào thế kỷ VIII.

Ông Mai Thúc Loan quê ở làng Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Được sinh ra và lớn lên tại thôn Ngọc Trừng, xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

Mai Thúc Loan là người thông minh, tài trí hơn người, giỏi võ thuật nên được người trong vùng biết đến. Năm 713, không chấp nhận tình cảnh quân nhà Đường đô hộ nước ta, ông đã đứng lên kêu gọi nhân dân khởi nghĩa và là người lãnh đạo trong trận chiến với quân nhà Đường. Sau chiến thắng, ông xưng Đế và lập nên nước Vạn An lấy niên hiệu là Mai Hắc Đế. 

Những điều cần biết về lễ hội đền Vua Mai

Những điều cần biết về lễ hội đền Vua Mai

Nguồn gốc lễ hội đền Vua Mai

Sau một khoảng thời gian Mai Hắc Đế giữ ngôi vị, nhà Đường không phục tiếp tục đem quân sang xâm chiếm nước ta dưới sự lãnh đạo của Dương Tư Húc và Quang Sở Khách. Sau nhiều trận đánh khốc liệt trên sông Hồng đến lưu vực sông Lam, vua Mai thất trận, thành Vạn An bị chiếm đóng quân dân tan rã. 

Người dân ghi nhớ công lao nên đã lập đền thờ vua Mai trên núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn nay là xã Vân Điện, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đền thờ vua Mai cũng chính là nơi khởi nguồn cho lễ hội đền Vua Mai từ xưa cho đến thời nay.

Lễ hội đền Vua Mai là gì? Nhằm mục đích gì?

Khi lập đền vua Mai, về sau người dân lập nên lễ hội đền Vua Mai để tưởng nhớ đến công lao của vua Mai Hắc Đế và quân tướng của ông. Đồng thời, đây cũng là dịp để người dân ôn lại khí thế hào hùng, tinh thần bất khuất của dân tộc ta trong những trận chiến chống quân xâm lược.

Lễ hội đền Vua Mai là gì? Nhằm mục đích gì?

Lễ hội đền Vua Mai là gì? Nhằm mục đích gì?

Ngày nay lễ hội đền Vua Mai ngày nào được tổ chức?

Lễ hội đền Vua Mai được diễn ra từ ngày 13 – 17 tháng Giêng hàng năm, trong đó có 3 ngày lễ chính là ngày 13 – 15 tháng Giêng. 

Ngày 13 tháng Giêng sẽ là lễ rước nước, ngày 14 tháng Giêng là lễ yết cáo, ngày 15 tháng Giêng là ngày lễ tế thần linh và đây cũng được xem là ngày quan trọng nhất của lễ hội. Đến ngày 16, 17 các nghi lễ đã thực hiện xong mở ra các hoạt động vui chơi, trẩy hội.

Ngày nay lễ hội đền Vua Mai ngày nào được tổ chức?

Ngày nay lễ hội đền Vua Mai ngày nào được tổ chức?

Địa điểm tổ chức lễ hội đền Vua Mai 

Lễ hội đền Vua Mai thưởng diễn ra tại tổng Nam Liễu (Xuân Liễu), các làng phụ cận Diên Lãm, Khả Lãm, toàn phủ Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên. Mọi năm, cứ đến dịp diễn ra lễ hội người dân trong tỉnh và khắp các tỉnh thành quy tụ về đón lễ trong không khí vui tươi, nhộn nhịp.

Địa điểm tổ chức lễ hội đền Vua Mai 

Địa điểm tổ chức lễ hội đền Vua Mai

Hoạt động lễ hội đền Vua Mai 

Lễ hội Vua Mai diễn ra trong 5 ngày với các nghi lễ và hoạt động vui chơi. Cụ thể:

Ngày 13 tháng Giêng

Lễ rước nước là hoạt động người dân ra sông lấy nước và việc rước nước phải được tiến hành cẩn thận.

Lễ mộc dục, tức là lễ tắm tượng thần để tế khí long ngai,… Ông bà xưa kể lại, trước khi tổ chức lễ hội, người dân làng không được phép dùng nước giếng đền Vua Mai.

Lễ tế gia quan: Tượng đã được khai thông sẽ được làm lễ khoác áo đội mũ, đốt vàng mã và bắt đầu tuần tế trước long kiệu gọi là tế gia quan. Thực hiện các nghi lễ tẩy rửa cho di tượng Vua Mai, ban phụng sự làm lễ khai quang, tẩy uế (dọn dẹp vệ sinh trong và ngoài khu di tích).

Ngày 14 tháng Giêng

Tối ngày 14, ban phụ sự tiến hành làm lễ yết cáo, khấn xin thần Mai Hắc Đế cho phép mở hội và mời các chư vị thần linh về dự hội.

Ngày 15 tháng Giêng

Thực hiện lễ tế thần, sau khi được thần Mai Hắc Đế cho phép, người dân tỉnh mời và đón thần linh về dự hội. Khi đó, dân làng sẽ chúc tụng để tỏ lòng biết ơn thần linh. Lễ tế thần được xem là nghi lễ quan trọng nhất trong dịp lễ hội đền Vua Mai.

Sau khi tế thần, thực hiện lễ vi hành chính là rước kiệu Vua Mai từ đền đi một vòng qua các làng để vua xem hội, hưởng vật dâng cúng của thần dân và ban phúc cho họ. Thời điểm rước kiệu cũng chính là thời khắc bắt đầu lễ hội.

Ngày 16 và 17 tháng Giêng

Thời điểm diễn ra các hoạt động thi hội, vui chơi giải trí của người dân như: đua thuyền, đi cầu kiệu, múa hát, đấu vật, diễn lại các cuộc chiến đấu, chọi gà, đu tiên, thi đấu thể thao… Trong số các hoạt động lễ hội thì đua thuyền là hoạt động độc đáo nhất, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Đến đêm diễn ra các tục phường chèo, phường tuồng, hát ví phường vải, hát dặm, hò…Ngoài ra, còn có lễ thả đèn Hoa đăng với ý nghĩa tưởng niệm công đức Vua Mai Hắc Đế và mong cầu cuộc sống bình an, phát triển.

Địa điểm thả đèn hoa đăng là trong hồ nước trước lăng vua Mai, trên đèn người dân ghi những lời cầu mong, ước nguyện gửi đền vua Mai.

Ý nghĩa của lễ hội đền Vua Mai

Lễ hội đền Vua Mai thể hiện văn hóa truyền thống dân gian địa phương và bày tỏ lòng tôn trọng đối với các thần linh. Người dân cầu mong thần linh ban cho cuộc sống nhiều may mắn và bình an.

Lễ hội còn mang y nghĩa giáo dục con cái về việc tưởng nhớ công ơn Vua Mai Hắc Đế cùng nghĩa quân của người đã bảo vệ và gìn giữ non sông. Lễ hội còn góp phần giúp địa phương phát triển kinh tế du lịch, nâng cao đời sống của người dân sống trong vùng di sản.

Ý nghĩa của lễ hội đền Vua Mai

Ý nghĩa của lễ hội đền Vua Mai

 Hình ảnh lễ hội đền Vua Mai

Dưới đây là tổng hợp các hình ảnh được ghi nhận lại trong lễ hội đền Vua Mai vô cùng đặc sắc:

 Hình ảnh lễ hội đền Vua Mai

Hình ảnh lễ hội đền Vua Mai

Lễ hội đền Vua Mai không chỉ đơn thuần là một lễ hội truyền thống mà nó còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa về sự đoàn kết, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Khuyến khích người dân nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức trong công tác bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa như Lễ hội đền Vua Mai.

Bình luận

[viweb_comments_template]