Lễ hội Gầu Tào được xem là lễ hội truyền thống của cộng đồng dân tộc Mông gìn giữ từ ngày xưa cho đến ngày nay. Lễ hội được diễn ra với mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống người dân tộc Mông và cũng là dịp để đón chào khoảnh khắc của năm mới đến. Để có thể hiểu hơn về nguồn gốc và ý nghĩa lễ hội Gầu Tào, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Lễ hội Gầu Tào

Thuộc một trong số 22 dân tộc Việt Nam, người Mông được xem là dân tộc có đời sống tinh thần, tâm linh phong phú tạo nên những truyền thống văn hóa với rất nhiều tinh hoa độc đáo. Trong đó, lễ hội Gầu Tào được xem là nét truyền thống văn hóa của người Mông.

Dịch từ tiếng Mông từ Gầu Tào có nghĩa là nơi vui chơi. Lễ hội Gầu Tào được tổ chức bởi ba gia đình có quan hệ huyết thống hoặc làm thông gia với nhau. 

Người dân tộc Mông yêu thích “ Hội chơi đồi hay chơi múa xuân” mà theo tiếng Mông gọi là Gầu Tào (gruôv taox) nên đã tạo nên lễ hội Gầu Tào có từ thời xưa cho đến ngày nay. Lễ hội gắn liền với nét truyền thống văn hóa dân tộc với nhiều phong tục cúng kiến, hội thi đặc sắc.

Lễ hội Gầu Tào được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao tặng danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (tháng 12/2012) với loại hình Lễ hội truyền thống.

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lịch sử lễ hội Gầu Tào

Nguồn gốc lễ hội Gầu Tào được kể dựa theo truyền thuyết cặp vợ chồng người Mông lấy nhau nhiều năm nhưng không sinh được con. Để sinh được con, người chồng phải lên một quả đồi cầu xin thần linh phù hộ. 

Ban đầu truyền thuyết chỉ gắn liền với nghi lễ “cầu con”, đến khi có một gia đình giàu có trong tộc đứng ra tổ chức thì mới trở thành Lễ hội Gầu Tào như ngày nay.

Lịch sử lễ hội Gầu Tào

Lịch sử lễ hội Gầu Tào

Ý nghĩa việc mở lễ hội Gầu Tào dân gian

Lễ hội Gầu Tào được diễn ra với ý nghĩa người Mông cúng tạ ơn trời đất, thần linh phù hộ đã ban cho họ và người thân sức khỏe, ban cho người dân buôn làn một năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng. 

Trong Lễ hội Gầu Tào, những gia đình thường không sinh được con hay người thân ốm đau bệnh tật,.. sẽ di chuyển đến đồi Gầu Tào để thành khấn xin thần linh ban cho con cái, người thân vượt qua bệnh tật. Nếu lời khấn cầu thành hiện thực, người này sẽ là lễ Gầu Tào để tạ ơn.

Trước khi diễn ra phần lễ, gia chủ tổ chức lễ hội sẽ trồng một cây nêu (cây mai hoặc cây trúc) và treo giấy đỏ, giấy vàng, hình nhân lên thân cây. Gia chủ chuẩn bị một mâm cúng bao gồm đầu lợn, cặp gà trống mái được luộc chính, 1 bát cơm, quả trứng gà, đĩa xôi, bó lúa, bó ngô và hương, giấy bản,… Vào lễ, gia chủ hoặc thầy mo, trường bản sẽ làm những thủ tục lễ bái. Tất cả người dân trong bản sẽ tụ tập làm lễ tạ ơn trời đất, thần linh. Sau đó, mọi người cùng nhau ăn uống và chuẩn bị tham dự các trò chơi lễ hội.

Lễ hạ nêu cũng rất quan trọng, trong lễ này thầy cúng sẽ làm lễ hạ cây nêu, kết thúc lễ hội. Nếu lễ hội là dịp cầu phúc thì ông chủ sẽ chọn một đôi trai gái đứng tuổi để rước nêu về. Gia chủ mang cây nêu để sau nhà hoặc chẻ ra để đầu giường mong sớm có con. Nếu gia chủ mong cầu mệnh thì cây nêu rước về sẽ để ở chỗ vách đá khô ráo cầu mong sức khỏe.

Ý nghĩa việc mở lễ hội Gầu Tào dân gian

Ý nghĩa việc mở lễ hội Gầu Tào dân gian

Trò chơi lễ hội Gầu Tào dân gian

Trong các lễ hội, ngoài việc làm lễ cầu xin và tạ ơn thần linh thì không thể nào thiếu các hoạt động vui chơi giải trí. 

Các hội thi, hoạt động vui chơi diễn ra tại lễ hội Gầu Tào tiêu biểu như: Đánh yến, đánh cù, đánh sảng, đấu võ, đua ngựa, múa khèn, bắn nỏ, thổi sáo, thi hát đối giao duyên, chọi chim, chọi gà,… 

Trong tất cả những hội thi thì phần thi múa khèn của các chàng trai Mông được xem là phần hấp dẫn nhất. Những người tham dự đều phải thật sự tài năng và có thể lực vì phải thể hiện rất nhiều động tác: lộn vòng, quay tròn, đá chân trồng chuối, nhảy lên cọc, múa khèn chống đầu lên đòn gánh bắc ngang chảo thắng cố đang sôi sùng sục .

Tiếp sau hội thi múa khèn là hội thi hát đáp, hát ống cũng khá đặc sặc. Người tham dự phần thi là nam nữ người dân tộc Mông có khả năng hát đối. Hai bên hát đáp đến khi nào có bên thua thì kết thúc. Người thua phải có quà cho người thắng, những món quà trao tặng thường là: cây sáo, cây khèn, chiếc đàn môi, chiếc khăn tay,… Trong cuộc thi này, nhưng đôi nam nữ thi thố cùng nhau thương sẽ kết duyên với nhau và tìm thấy nửa kia của mình.

Trò chơi lễ hội Gầu Tào dân gian

Trò chơi lễ hội Gầu Tào dân gian

Lễ hội Gầu Tào tổ chức ở đâu?

Lễ hội Gầu Tào tổ chức ở quả đồi thấp, có đỉnh bằng phẳng và được bao quanh bởi những ngọn đồi cao hơn, phía trước đồi là không gian trũng và hẹp. Đồi Gầu Tào quay theo hướng Đông để khi dựng cây nêu lên có thể được đón ánh nắng mặt trời.

Người dân tộc Mông quan niệm rằng, quả đồi Gầu Tào tượng trưng cho phúc mệnh của gia chủ; không gian trũng tượng trưng cho sự đứt gãy, không may mắn còn những ngọn đồi phía sau cao hơn tượng trưng cho sự phát triển muốn hướng đến.

Lễ hội Gầu Tào tổ chức ở đâu?

Lễ hội Gầu Tào tổ chức ở đâu?

Thời gian lễ hội Gầu Tào

Thời gian lễ hội Gầu Tào diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mùng 1 Tết đến ngày 15 tháng Giêng. Lễ hội tổ chức theo 2 mốc thời gian khác nhau: lễ hội Gầu Tào tổng chức 3 năm liền thì ngày diễn ra lễ hội là 3 ngày, lễ hội Gầu Tào làm gộp 1 năm thì thời gian diễn ra là 9 ngày. Tuy lễ hội Gầu Tào diễn ra trong tháng Giêng nhưng việc chuẩn bị cho lễ hội phải từ cuối tháng Chạp.

Thời gian lễ hội Gầu Tào

Thời gian lễ hội Gầu Tào

Các hình ảnh lễ hội Gầu Tào

Để biết được lễ hội Gầu Tào của người dân tộc Mông độc đáo như thế nào, mời các bạn cùng xem qua các hình ảnh ghi nhận những khoảnh khắc có trong lễ hội:

Các hình ảnh lễ hội Gầu Tào

Các hình ảnh lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống văn hóa gắn liền với đời sống tâm linh của người Mông. Sau mỗi mùa lễ hội, người Mông cũng hứa hẹn sẽ có một năm mới mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để giá trị văn hóa này được lưu giữ đến những đời sau, chúng ta cần chung tay bảo vệ và phát huy di sản này. 

Bình luận

[viweb_comments_template]