Nhắc đến những giá trị phi vật thể được UNESCO công nhận, Việt Nam không thể không nhắc đến những lễ hội đặc sắc xuyên suốt ba miền Bắc Trung Nam, điển hình trong đó là lễ hội Gióng– Đây được đánh giá là một trong những lễ hội lớn của đồng bào Bắc bộ- biểu tượng cao đẹp cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Cùng Mekoong khám phá chi tiết về lễ hội này nhé!
Giới thiệu về lễ hội Gióng
Giá trị nổi bật của lễ hội Giongs là một nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn, lưu truyền liên tục từ thế hệ này đến thế hẹ khác, nhằm liên kết cộng đồng, mang ý nghĩa sáng tạo, thể hiện khát vọng của một dân tộc mong ước đất nước thái bình, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
Nằm trong bốn vị ‘ Tứ bất tử’ trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, vị anh hùng lịch sử Thánh Giongs gắn liền với cậu bé sinh ra và lớn lên tại làng Phù Đồng, đẩy lùi giặc Ân, mang lại thái bình cho đất nước. Sự hút của hội Giongs sẽ khiến bạn vô cùng thích thú và đầy ấn tượng.
Ý nghĩa của lễ hội Gióng
Dân tộc Việt Nam tự hào về một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trải khắp khắp ba miền Bắc Trung Nam. Lễ Hội Gióng không chỉ dừng ở việc giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc, mà bên cạnh đó, lễ hội còn là cơ hội để người người cùng nhau tham gia trẩy hội, tìm hiểu về cá giá trị lịch sử, tưởng nhớ đến vị anh hùng Phù Đổng, có công chống giặc cứu nước.
Nguồn gốc hội Gióng
Chuyện kể rằng, vào đời vua Hùng thứ VI, tại làng Giongs, co 2 vợ chồng nghèo sinh ra một cậu bé khôi ngô , tuấn tú, nhưng mãi tận 3 tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười. Tình hình lúc ấy giặc Ân kéo đến, càn quét xâm lăng. Nhà vua kêu gọi người người cùng nhau chống giặc. Đứa bé nghe tin, liền cất tiếng nói đầu đời với mẹ: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con”. Sứ giả vào, cậu bé nói: “Ông về tâu với đức Vua rằng, sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt cùng một tấm áo giáp sắt, ta sẽ dẹp tan lũ giặc này”. Từ hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thôi, vươn mình trở thành một chiến sĩ cường tráng, gieo mình lên ngựa, phi thằng vào giặc. Chàng nhổ bụi tre bên đường càn quét quân địch. Quân giặc sợ hãi, chạy trốn. Giongs đuổi đến huyện Sóc Sơn rồi phi thẳng lên trời biến mất.
Về sau, Thánh Giongs trở thành vị anh hùng của dân tộc. Nhân dân lập đền tưởng nhố. Từ đó, lẽ “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con”. Sứ giả vào, cậu bé nói: “Ông về tâu với đức Vua rằng, sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt cùng một tấm áo giáp sắt, ta sẽ dẹp tan lũ giặc này”.
Lễ hội Gióng được tổ chức ở đâu?
Hiện nay, lễ hội Gióng được diễn ra và tổ chức tại 5 địa điểm:
– Hội Gióng chính thống tại xã Phù Đổng – huyện Gia Lâm – TP Hà Nội
– Hội Gióng tại xã Phù Linh – Huyện Sóc Sơn – Hà Nội
– Hội Gióng Chi Nam Xã Lệ Chi – Huyện Gia Lâm – Hà Nội
– Hội Gióng Xuân Đỉnh– Huyện Từ Liêm – Hà Nội
– Hội Gióng Bộ Đầu – Xã Bộ Đầu – Huyện Thường Tín – Hà Nội.
Lễ hội Gióng được tổ chức vào ngày nào?
Hội Gióng nổi lên một một trong những lễ hội đặc biệt trong số hơn 7000 lễ hội dân gian của Việt Nam. Lễ hội được diễn ra liên tục ba ngày từ mùng 7 đến mùng 10 tháng 4 âm lịch hằng năm. Những ngày này được ví như ngày hội bảo tàng văn hóa, lưu giữ đa dạng lớp phù sa đặc sắc của dân tộc.
Các hoạt động trong lễ hội Gióng
Năm 2022, tại huyện Gia Lâm, lễ hội gióng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, xúc tiens quảng bá du lịch, điển hình như:
– Khai mạc chợ quê tại khu du lịch sinh thái Phù Đổng Green Park
– Lễ hội hoa giấy Phù Đổng lần thứ nhất
– Khai trương cơ sở mua sắm, ăn uống đạt tiêu phục vụ khách du lịch;
– Khai trương các gian hàng OCOP
– Xúc tiến quảng bá du lịch
– Hợp mặt và ra mắt Hợp tác xã Du lịch Hội Gióng Phù Đổng
– Thi đấu giải cầu lông, bóng chuyền; hát quan họ; biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống khác
Lễ hội Gióng diễn ra với các hoạt động đặc sắc, tiêu biểu có diễn xướng dân gian, múa hát ải lao.
Ngày hội diễn ra chính thức với nghi thức tế Thánh, sau đó là tiến hành rước nước lau rửa tự khí từ giếng đền Mẫu để cầu nguyện mưa thuận gió hoa.
Ngày mồng ̣̣́ tháng ô, Lễ hội Gióng rình rang, náo nhiệt với â trận đánh:
+ Trận đánh cở ở Đống Đàm tại khu đất ven hồ sen đầu làng Đổng Viên, cách đền Thượng chừng 2 km
+ Trận đánh cờ Soi Bia
Tiếp đến là lễ tế Thánh ông Hiệu với điệu múa ông Hiệu.
Kết thúc mỗi màn múa là kết thúc một trận đánh.
Cuối cùng là lễ rước cờ báo tin thắng trận và lễ khao quân
Các hình ảnh trong lễ hội Gióng
Theo chân Mekoong để cùng chiêm ngưỡng qua hàng loạt những hình ảnh đặc sắc, vui nhộn trong lễ hội Gióng.
Lễ hội Gióng- một biểu tượng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Đến và tham gia trải nghiệm các hoạt động đặc sắc của hội để hiểu hơn về những nét đặc sắc mà lễ hội này được lưu truyền nhé. Tham khảo thêm nhiều điểm tham quan du lịch khác tại mekoong.com.
Bình luận