Nếu đến du lịch Đồng Tháp vào dịp tháng 3 và tháng 11 âm lịch hàng năm. Du khách sẽ được hòa mình vào không khí vui tươi, sôi đông và độc đáo của lễ hội gò tháp vùng Đồng Tháp Mười. Bài viết dưới đây của Mekoong sẽ đưa bạn về đất sen hồng khám phá lễ hội lớn nhất của tỉnh Đồng Tháp, cùng theo dõi nhé!
Lễ hội gò tháp là gì
Vậy, lễ hội Gò Tháp ở tỉnh nào? Lễ hội Gò Tháp được xem là một ngày hội lớn của người dân Đồng Tháp. Lễ hội này diễn ra 2 lần trong năm: lần 1 vào tháng 3 và lần 2 là tháng 11 âm lịch. Nơi tổ chức lễ là khu di tích Gò Tháp nằm trên địa bàn 2 xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp.
Di tích Gò Tháp còn là một điểm du lịch Đồng Tháp mang đến nhiều giá trị lịch sử. Vào năm 1998, nơi đây còn vinh dự được Bộ Văn Hóa công nhận là khu di tích cấp quốc gia. Do đó có rất nhiều du khách thường di chuyển đến di tích Gò Tháp, chùa Pháp Linh, miếu Bà Chúa Xứ,… trong thời gian diễn ra lễ hội.
Lễ hội chính là dịp để Đồng Tháp quảng bá đến khách tham quan gần xa những vẻ đẹp văn hóa truyền thống của xứ sen, mỗi lần tổ chức lễ hội ở Gò Tháp là lại có đông đảo du khách bốn phương đến Đồng Tháp để tham gia.
Bên cạnh lễ hội văn hóa của người Đồng Tháp, du khách đến khu di tích Gò Tháp còn được hòa mình vào không khí của những trò chơi văn hóa dân gian tại đây. Các tiết mục trong phần hội khiến mọi người đều cảm thấy hào hứng, phấn khởi và xua tan mọi lo toan trong cuộc sống.
Nguồn gốc lễ hội gò tháp
Khu di tích Gò Tháp được biết đến từ những năm cuối thế kỷ 19 và vào đầu thế kỷ 20. Một số nhà nghiên cứu của Pháp đã đến đây khảo sát và công bố những phát hiện về một số dấu tích kiến trúc cổ, bia đá, văn tự cổ, tượng thờ,…
Sau đó khu di tích này đã được các nhà khảo cổ học Việt Nam tiến hành khảo sát, đào thám sát và khai quật nhiều lần. Và khu di tích cũng chính là nguồn gốc của lễ hội ở Gò Tháp sau này.
Có thể nói rằng, di tích Gò Tháp như “cái rốn” của Đồng Tháp Mười. Hiện tại nơi đây còn dấu vết của quần thể di tích của vương quốc Phù Nam cách đây hơn 1.500 năm. Bên cạnh đó là 2 di tích thời kỳ kháng chống Pháp, chống Mỹ kèm theo nhiều tầng dân hóa dân gian.
Ý nghĩa của lễ hội gò tháp
Lễ hội tại Gò Tháp là hoạt động văn hóa dân gian mang nét đặc trưng riêng của vùng đất sen hồng, ý nghĩa chính của lễ hội là để cầu bình an trong cuộc sống và sự tươi tốt cho mùa vụ.
Bên cạnh yếu tố tâm linh lẫn tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội còn có vai trò động viên và khuyến khích người dân lao động vui chơi giải trí sau khoảng thời gian làm việc vất vả.
Thời gian và địa điểm của lễ hội gò tháp
Nhiều người thắc mắc về việc lễ hội Gò Tháp tháng mấy tổ chức? Lễ hội Gò Tháp là một trong những lễ hội lớn và quy mô nhất tại tỉnh Đồng Tháp, lễ hội được tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Từ khoảng 10 năm nay, lễ hội này đã trở thành ngày hội tầm cỡ tại các tỉnh Nam Bộ.
Trong đó, 2 lễ hội đầu và cuối năm ở Gò Tháp đều đón hàng chục ngàn du khách từ TP.HCM cùng các tỉnh thành khác về đây cầu tài lộc và hành hương đi lễ.
Từ chiều ngày 14 đến rạng sáng ngày 16 tháng 3 âm lịch là lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Gò Tháp. Tương truyền bà là nguời đã có công khai phá, tạo dựng và phát triển vùng đất này.
Còn từ chiều ngày 14 đến rạng sáng ngày 16 tháng 11 âm lịch là lễ tưởng niệm 2 vị anh hùng dân tộc là Đốc binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều) và Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương).
Các hoạt động tại lễ hội gò tháp
Khi về Gò Tháp tham dự lễ hội này, trước tiên bạn nên ghé thăm các di tích cổ như: Gò Tháp Mười, Miếu Bà Chúa Xứ Đồng Tháp, Tháp Cổ Tự,… tiếp đến là hoà mình vào không khí dân gian của lễ hội, cũng như trải nghiệm những hoạt động văn hoá nghệ thuật.
Lễ hội ở Gò Tháp là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính xã hội cao, lễ hội được bắt đầu từ chiều 14 cho đến rạng sáng ngày 16 âm lịch với 2 phần chính bao gồm phần lễ và phần hội.
Trong đó phần lễ sẽ gồm lễ cúng chính, lễ cúng thần nông, lễ cầu an, lễ thỉnh sanh với mục đích tôn vinh công đức của những thế hệ trước đã có công khai phá đất nước. Đồng thời cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu hơn.
Đối với phần hội sẽ có các trò chơi dân gian, giao lưu ca hát, biểu diễn văn nghệ và đờn ca tài tử. Đặc biệt tại khu hội chợ có đến hơn 1.000 gian hàng mua bán các loại sản phẩm và một số đặc sản trái cây của xứ sen hồng để du khách mua về làm quà cho người thân hoặc bạn bè.
Điều ấn tượng tại lễ hội này là bạn có thể ăn cơm chay miễn phí trong nhà chùa, đội ngũ tình nguyện viên sẽ phục vụ hàng tấn gạo cùng rau quả do khách tứ xứ cung cấp. Qua đó tạo điều kiện cho nhiều bà con nghèo ở Đồng Tháp và những khu vực khác về đây chung vui và tham dự.
Cứ mỗi dịp tổ chức lễ hội Gò Tháp, nhịp sống của người dân Tháp Mười lại trở nên khác đi. Bắt đầu hối hả và tấp nập hơn theo từng đoàn khách từ khắp các nơi đổ về khu vực trung tâm lễ hội với đủ mọi phương tiện: tàu, ghe, xuồng, xe cộ,… Nhưng tất cả đều có chung tâm thế là hướng thiện cộng cảm.
Những hình ảnh của lễ hội gò tháp
Tổng quan một số hình ảnh về lễ hội Gò Tháp 2022 tại Đồng Tháp:
Lời kết: Lễ hội Gò Tháp mang đậm chất dân gian khi vừa giúp mọi người đến thăm các di tích, vừa được nguyện cầu và chứng kiến các sinh hoạt văn hoá văn nghệ truyền thống. Đây chính là lý do khiến lễ hội luôn thu hút nhiều người đến tham dự từ xưa đến nay!
Bình luận