Mỗi năm tại Hà Nội đều tổ chức những lễ hội lớn nhằm tôn vinh công lao của các vị anh hùng dân tộc, trong đó đặc sắc và độc đáo nhất vẫn là lễ hội Hai Bà Trưng Mê Linh. 

Theo dõi nội dung sau của Mekoong nếu bạn muốn biết về lễ hội của hai vị anh hùng đã có công đánh bại giặc Tô này nhé! 

Lễ hội đền Hai Bà Trưng

Từ triều nhà Lý đến nay, nhân dân các làng Hạ Lôi (Mê Linh), Hát Môn (Hà Tây), Đồng Nhân (Hà Nội) chính là ba nơi chính dựng đền thờ và tổ chức lễ hội tưởng nhớ Hai Bà. 

Nhưng ở mỗi miếu tạ lễ hội Hai Bà Trưng thì lễ hội đều có nét riêng biệt, mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống của từng địa phương. 

Lễ hội đền Hai Bà Trưng

Lễ hội đền Hai Bà Trưng

Giới thiệu Lễ hội đền Hai Bà Trưng

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” sau khi Hai Bà Trưng mất, nhân dân ở nhiều nơi đã lập đền thờ nhằm ghi nhớ công ơn của Hai Bà. Trong số 103 nơi thờ tự Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh, thành phố trên cả nước (thì huyện Mê Linh có 25 di tích ở 13 xã). 

Trong đó đền Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là có ý nghĩa của lễ hội Hai Bà Trưng lớn nhất vì ở đây vừa là nơi ghi lại dấu thiêng về 2 vị nữ anh hùng thời thơ ấu và khi trưởng thành, mà còn là nơi kỷ niệm về giai đoạn chuẩn bị khởi nghĩa Hai Bà Trưng của dân tộc hồi đầu Công nguyên. 

Vào ngày lễ Hai Bà Trưng từ mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch, không chỉ người dân ở huyện Mê Linh mà cả khu vực Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận cũng đều nô nức kéo về thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh – quê hương của Hai Bà và cũng là nơi Hai Bà lên ngôi, dựng đô sau khi đã dẹp xong giặc ngoại xâm để tham gia lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh nổi tiếng. 

Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức hàng năm là một hoạt động văn hoá tín ngưỡng để tôn vinh công lao của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc – Trưng Nhị và giáo dục truyền thống yêu nước cho lớp trẻ. 

Giới thiệu Lễ hội đền Hai Bà Trưng

Giới thiệu Lễ hội đền Hai Bà Trưng

1 Sơ nét về đền Hai Bà Trưng tại Mê Linh – Nơi diễn ra hoạt động tưởng nhớ Hai Bà Trưng

Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, bạn sẽ tìm được 103 nơi thờ tự Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh nằm rải rác trong 9 tỉnh, thành phố (tính riêng huyện Mê Linh đã có hơn 25 di tích ở 13 xã). 

Bên cạnh lễ hội Hai Bà Trưng ở Hát Môn, đền Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là có ý nghĩa lớn nhất vì thờ phụng hai vị anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị. 

Đền được lựa chọn làm nơi tổ chức lễ hội Hai Bà Trưng thường niên bởi ở đây không chỉ là nơi lưu giữ những ký ức linh thiêng về 2 vị nữ anh hùng – liệt nữ lúc thơ ấu và trưởng thành, mà còn là nơi ghi nhận quá trình chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng oanh liệt của dân tộc thời đầu Công nguyên. 

Được biết vào năm 1980, đền thờ Hai Bà Trưng được xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hoá cấp Quốc Gia. 

1 Sơ nét về đền Hai Bà Trưng tại Mê Linh – Nơi diễn ra hoạt động tưởng nhớ Hai Bà Trưng

1 Sơ nét về đền Hai Bà Trưng tại Mê Linh – Nơi diễn ra hoạt động tưởng nhớ Hai Bà Trưng

2 Sơ lược về Hai Bà Trưng và chiến thắng hào hùng trên mảnh đất Mê Linh

Hai Bà Trưng là ý chỉ chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị – Hai người đã có công lao rất to lớn trong sự nghiệp đánh đuổi giặc Tô ra khỏi đất Mê Linh.

Trong lịch sử ghi lại, Trưng Trắc và Trưng Nhị được coi là các thủ lĩnh khởi nghĩa đầu tiên chống lại ách đô hộ của Đông Hán. Từ Hai Bà Trưng đã lập nên một quốc gia mới với thủ đô đặt tại Mê Linh.

Trưng Trắc được phong là Nữ Vương hay còn gọi là Trưng Vương, thời kì của Hai Bà Trưng xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2.

2 Sơ lược về Hai Bà Trưng và chiến thắng hào hùng trên mảnh đất Mê Linh

2 Sơ lược về Hai Bà Trưng và chiến thắng hào hùng trên mảnh đất Mê Linh

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội hai bà trưng

Rất nhiều người không biết lễ hội Hai Bà Trưng ở đâu? Lễ hội Hai Bà Trưng tổ chức khi nào? Lễ hội Hai Bà Trưng tổ chức vào ngày nào? 

Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức hàng năm, từ ngày 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, Hà Nội. 

Trong đó chính hội là ngày mồng 6, tương truyền đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc ăn mừng, cho nên sau này dân làng mở hội nhằm kỷ niệm sự kiện đó. Đồng thời ôn lại truyền thống hào hung của các bậc tiền nhân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Cứ năm năm một lần, nhân dân trong thôn lại tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng và kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi.

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội hai bà trưng

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội hai bà trưng

Những lưu ý khi tham gia lễ hội đền Hai Bà Trưng

Khi tham gia lễ hội đền Hai Bà Trưng, bạn cần lưu ý những điều sau: 

  • Lựa chọn những trang phục thoải mái và lịch sự, tránh gây ảnh hưởng đến không khí linh thiêng của buổi lễ. 
  • Thắp hương và đốt vàng mã ở những khu vực quy định nhằm tránh làm mất trật tự an ninh cũng như giữ gìn vệ sinh chung. 
  • Không xả rác bừa bãi làm mất mỹ quan đường phố hay chen lấn, xô đẩy. 
  • Các hành động chiếm đoạt lễ vật để cầu tài hay cướp lộc đều phạm pháp, vì vậy bạn hãy tránh xa chúng. 
  • Lễ hội đặc biệt đông người nên cũng sẽ rất dễ xảy ra trộm cắp và móc túi, vì vậy bạn hãy giữ gìn thật tốt tư trang của mình cũng như không cầm theo tiền mặt hay vật giá trị. 
  • Lưu ý trong mùa dịch này là bạn nên đeo khẩu trang cũng như tuân thủ đúng quy tắc 5K và rửa tay sạch sẽ. 
Những lưu ý khi tham gia lễ hội đền Hai Bà Trưng

Những lưu ý khi tham gia lễ hội đền Hai Bà Trưng

Lời kết: Mekoong đã giới thiệu về lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh đặc sắc và náo nhiệt. Có dịp đến thủ đô, bạn đừng bỏ qua lễ hội này nhé. Những trang phục đầy màu sắc và các phong tục, truyền thống trên chắc chắn sẽ cho bạn nhiều kỷ niệm đẹp tại xứ Hà Thành!

Bình luận

[viweb_comments_template]