Mọi năm vào tháng tám âm lịch, người dân Nam Định tổ chức lễ hội đền Trần, một trong số các lễ hội lớn tại Việt Nam và phổ biến ở nhiều tỉnh thành phía Bắc. Lễ hội đền Trần có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa lễ hội này là gì và có những hoạt động nào diễn ra trong lễ hội? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp cụ thể nhất thông qua bài viết dưới đây!

Giới thiệu về lễ hội đền Trần

Lễ hội đền Trần hay lễ khai ấn đền Trần là truyền thống văn hóa xuất hiện vào thế kỷ XIII, năm 1239 thuộc triều đại nhà Trần. Ấn “Trần triều chi bảo” qua bao năm tháng bị phai tàn đến năm 1822 vua Minh Mạng đi đến Ninh Bình đã đến nơi đây và cho khắc lại ấn mới “Trần triều điển cố”. Dưới ấn được khắc thêm câu “Tích phúc vô cương”.

Hội khai ấn đền Trần được xem là một tập tục của triều đại nhà Trần – một triều đại phong kiến kéo dài. Triều đại Trần là triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam gắn liền với 3 chiến công đánh tan quân Mông Nguyên xâm lược.

Giới thiệu về lễ hội đền Trần

Giới thiệu về lễ hội đền Trần

Nguồn gốc lễ hội khai ấn đền trần

Theo lịch sử kể lại, năm 1258, thời điểm quân Mông Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông ra lệnh thực thi chính sách “vườn không nhà trống” tại kinh thành Thăng Long, cho rút quân về phủ Thiên Trường nhằm huy động sức mạnh toàn dân.

Kế sách “vườn không nhà trống” của vua Thái Tông đã đánh bại được quân Mông Nguyên vào ngày 14 tháng Giêng. Sau đó, vua Trần Thái Tông cho mở tiệc tại phủ Thiên Trường và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công. Qua sự kiện này, hàng năm vào ngày này, các vua Trần đã tổ chức nghi thức khai ấn để tạ ơn trời đất, tổ tiên, làm lễ nhớ ơn vua Trần Thái Tông và những quan, quân góp công bảo vệ đất nước. Đây cũng là dịp mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.

Trải qua bao năm tháng, người dân Nam Định đã xây dựng tại nền phủ Thiên Trường khu di tích đền Trần với 3 công trình kiến trúc: Đền Thiên Trường (đền Thượng) thờ 14 vị vua Trần, đền Cố Trạch (đền Hạ) thờ vua Trần Hưng Đạo và đền Trùng Hoa thờ 14 vị vua Trần cùng các quan văn võ. Người dân duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ các vua Trần, mong muốn con cái biết ơn và học cách yêu nước, bảo vệ non sông.

Nguồn gốc lễ hội khai ấn đền trần

Nguồn gốc lễ hội khai ấn đền trần

Ý nghĩa của lễ hội đền Trần

“Tích phúc vô cương”, dòng chữ được khắc trên ấn Trần với ý nghĩa ban cho con cháu phúc lộc, giáo dục con cháu phải biết giữ gìn phẩm chất, đạo đức, tích đức càng nhiều thì hưởng lộc bình an càng đầy.

Lễ hội đền Trần còn mang một ý nghĩa lớn thể hiện tình cảm nhân dân đối với những người có công gầy dựng và bảo vệ nước nhà, biết ơn những người anh hùng dân tộc hy sinh thân mình mang lại cuộc sống ấm no cho dân tộc. Đây được xem là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. 

Ý nghĩa của lễ hội đền Trần

Ý nghĩa của lễ hội đền Trần

Khai ấn đền Trần tổ chức vào ngày nào?

Lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Hội đền Trần diễn ra trong năm chẵn sẽ có quy mô lớn hơn so với năm lẻ. Vào ngày này, rất nhiều khách du lịch đổ bộ về Nam Định để tham gia lễ hội, hành hương nhớ ơn đến các vị vua chúa có công gây dựng đất nước từ thời xưa, thể hiện văn hóa nhớ cội nguồn. 

Khai ấn đền Trần tổ chức vào ngày nào?

Khai ấn đền Trần tổ chức vào ngày nào?

Nơi diễn ra lễ hội khai ấn đền trần

Địa điểm tổ chức lễ khai ấn tại các di tích thờ Đức thánh Trần và các tướng lĩnh của nhà Trần như: Đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa thuộc các xã Mỹ Trung, Mỹ Phúc (huyện Mỹ Lộc), phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần. 

Nơi diễn ra lễ hội khai ấn đền trần

Nơi diễn ra lễ hội khai ấn đền trần

Các hoạt động lễ hội khai ấn đền trần

Tương tự như các mùa lễ hồi xưa, lễ khai ấn đền Trần ngày nay cũng bao gồm các nghi lễ và hoạt động vui chơi văn hóa. Bắt đầu trong phần lễ hội là đám rước, khi đám rước về đến đền thì bắt đầu thực hiện các nghi lễ.

Lễ dâng hương là nghi thức 14 cô gái đồng trinh đội 14 mâm hoa sau khi làm lễ ở ngoài sân sẽ đi thẳng vào trong đền để dâng hoa lên ngai thờ của 14 vị Đức thánh Trần. 

Lễ đại tế của các bô lão trong làng sẽ diễn lại các nghi thức của triều đình phong kiến thời xưa, sau lễ tế ở đền Thiên Trường là lễ tế ở đền Cố Trạch.

Sau phần lễ, hội khai ấn đền Trần còn có các hoạt động vui chơi giải trí văn hóa như: múa rối nước, múa rồng, múa lân, chọi gà, đấu vật, biểu diễn võ thuật truyền thống,… Đặc biệt, hoạt động lễ hội đặc sắc nhất là phần mùa bài Bông, một điệu múa mừng chiến thắng của quan, quân thời Trần.

Các hoạt động lễ hội khai ấn đền trần

Các hoạt động lễ hội khai ấn đền trần

Những hình ảnh lễ hội khai ấn đền trần

Trong ngày khai ấn đền Trần, rất nhiều người dân địa phương và nhiều tỉnh thành khác đến tham dự lễ hội và xin ấn cầu mong bình an, tài lộc. Cùng xem những hình ảnh được ghi nhận trong lễ hội khai ấn đền Trần để thấy được những nét độc đáo của lễ hội này nhé!

Những hình ảnh lễ hội khai ấn đền trần

Những hình ảnh lễ hội khai ấn đền trần

Lễ hội đền Trần được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật quốc gia vào năm 2014. Đây là lễ hội chứa đựng nhiều giá trị truyền thống đặc sắc, cần được bảo tồn và phát huy. Khách du lịch có dịp đến Nam Định vào những ngày diễn ra lễ đền Trần thì hãy ghé đến các đền Trần cùng hưởng ứng lễ hội độc đáo này.

Bình luận

[viweb_comments_template]