Múa lân chắc hẳn không còn lạ lẫm với nhiều người dân nữa nhỉ. Các dịp lễ Tết, trung thu với ý nghĩa cầu chúc cho điều tốt đẹp nhất. Hôm nay chúng ta cùng xuôi dòng lịch sử tìm hiểu lại cội nguồn và ý nghĩa của lễ hội múa lân tết trung thu.

Nguồn gốc múa lân?

Múa lân hay được thể hiện tại một số dịp lễ Tết ở nhiều lễ hội truyền thống, văn hoá và tôn giáo. Hơn nữa, tại nhiều dịp khánh thành doanh nghiệp hoặc lễ kỷ niệm trong lễ cưới xem múa lân như là một lời chào hay lời chúc mừng của gia chủ. Bắt nguồn từ môn nghệ thuật nhảy nhân gian đường phố ở Trung Quốc.

Bộ ba con thú Lân – Sư – Rồng theo quan niệm nhân gian Trung Hoa tượng trưng cho niềm may mắn, hạnh phúc, phát tài, . .. Từ ngày văn hoá Trung Hoa du nhập Việt Nam, tục múa lân cũng từ đấy mà mở rộng ra.

Hình ảnh lân cùng ông địa xuất phát từ một câu chuyện cổ Trung Hoa. Vào thuở ấy có một con thú xuất hiện ngày rằm tháng Tám là làm khiếp sợ cho dân làng. Một ngày nọ, có một nhà sư từ vùng đất khác về đây dạy người dân diệt ác thú. Nhà sư cho đệ tử bụng lớn, diện đồ sặc sỡ, tay cầm cái quạt thần đi đuổi ác thú khỏi làng bằng phương tiện khác rồi gióng trống đánh chiêng liên tục để con ác thú sợ hãi phải bỏ trốn.

Về sau sau vài lần thay đổi, nó trở thành một môn nghệ thuật nhân gian thiện lương và loại bỏ các điềm dữ.

Nguồn gốc múa lân?

Nguồn gốc múa lân?

Ý nghĩa của tục múa lân

Múa lân không chỉ là môn nghệ thuật nhân gian mà còn là lời nguyện cầu sự may mắn vào các tháng còn lại của năm. Tuỳ theo không gian và mùa lễ hội, lân sư rồng sẽ có các bài múa khác nhau, không chỉ múa đơn lẻ mà còn có thể múa phối hợp nhằm làm ra bộ ba hoàn hảo nhất.

Tuỳ theo vùng miền mà tên gọi của môn nghệ thuật múa lân cũng khác nhau. Miền Bắc hay gọi là múa sư tử Việt Nam còn miền Nam gọi tắt là múa lân, lễ hội này thường tổ chức vào trước tết trung thu, chủ yếu vào các đêm 12, 13 âm lịch và nhộn nhịp nhất là 14, 15 âm lịch.

Ở Việt Nam, múa lân mỗi dịp Tết trung thu là một niềm vui của trẻ thơ khi xem múa kỳ lân trung thu. Và cũng là một phần kí ức tuyệt đẹp trong mắt nhiều bạn nhỏ. Những ngày rằm tháng Tám khi lồng đèn ngập màu sắc, đường phố càng náo nhiệt thì tiếng trống múa lân lại rền khắp trời đem đến nhiều điều hạnh phúc đối với con trẻ và cả người lớn.

Khi xưa, Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp lúa nước, mọi nhà đều cấy lúa, thì chỉ có khoảng thời gian này, ba mẹ ông bà mới có thời gian rảnh rỗi để hòa mình với khí sắc đất trời, nghe con cháu chuyện trò. Những chú lân như lời chúc phúc, xua đuổi điềm xấu và điềm may mắn về một vụ mùa bội thu, nửa năm tốt lành. Nên mỗi dịp Tết trung thu hễ nơi nào vang lên tiếng trống, chiêng choã và tiếng reo hò của lũ trẻ là nơi ấy sẽ có các chú lân sư rồng rộn ràng náo nhiệt ra đời.

Ý nghĩa của tục múa lân

Ý nghĩa của tục múa lân

Ông địa trong lễ hội múa lân

Trong màn biểu diễn múa lân, sư, rồng, không thể thiếu Ông Địa, một người bụng phệ (phải độn vải vì nếu không độn sẽ có một người béo làm thay) diện áo dài, tay xách quạt giấy lớn sặc sỡ, đeo mặt nạ ông địa đầu trọc và cười tươi đuổi theo đoàn lân để trêu khán giả đang xem hoặc mua vui cho gia chủ.

Ông Địa được coi là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng vui vẻ hiền hoà. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã cải trang làm người và bắt sống một quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ cao. Đức Di Lặc hoá thân làm người, xưng là ông Địa, hái cây cỏ linh chi trên núi để rồng ăn rồi thu phục lại nó, khiến nó trở thành con thú ăn thực vật.

 Từ đấy, mỗi năm ông Địa đều dẫn lân đến núi chúc Tết mọi người, ngụ ý quái thú đã hoá thú hiền và cái ác trở thành điều lành. Ông Địa và con lân đi qua đâu là vui tới đấy nên nhà nào cũng hân hoan treo áo xanh cùng giấy đỏ chào đón. Sau này, người có tiền còn treo giải thưởng với tiền vào trong một miếng vải đỏ và treo kèm hoa quả hay rau xanh. Lân phải leo thật cao kiếm bằng những “thức ăn” này.

Tất nhiên, ông Địa không cùng leo với Lân mà phải theo lân nhảy múa, cầm cái quạt lớn để dỗ lân ngủ hoặc gọi lân ăn. Cảnh ông Địa vờn lân và lân vuốt ve ông Địa, thể hiện được tình yêu và sự gắn bó thân thiết của con thú và loài người trong một bầu không khí thanh bình, vui vẻ.

Ông địa trong lễ hội múa lân

Ông địa trong lễ hội múa lân

Múa lân và sư tử của các nước khác

Múa Lân không chỉ xuất hiện tại Việt Nam mà nó còn là lễ hội truyền thống của nhiều nước khác nhau. Thường thì các quốc gia tại Châu Á sẽ có phong tục múa lân hay múa sư tử vào các dịp lễ tết khác nhau. Dưới đây là lễ hội múa lân và hình ảnh múa lân trung thu tại các nước khác nhau:

Sư tử Bắc Trung Quốc

Sư tử phương Bắc Trung Quốc (Hán Việt: Bắc sư) giống với chó Bắc Kinh hoặc sư tử Tây Tạng, thường xuyên được biểu diễn bởi một cặp sư tử đực và cái ở phía bắc Trung Quốc với khả năng chuyển động của nó tương tự như thực tế trong khi biểu diễn.

Các khu vực có nhiều đoàn múa lân biểu diễn bao gồm Ninh Hải ở Ninh Ba, Từ Thuỷ ở tỉnh Hà Bắc, Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh, và Bắc Kinh. Sư tử Bắc Trung Quốc biểu diễn chủ yếu với những pha bay nhảy và nguy hiểm nhất là đứng chênh vênh trên mai hoa thung hay trên một quả bóng khổng lồ. Ngoài ra cũng có một số màn biến thể độc đáo như múa lân trên tháp Thiên đàng.

Sư tử Bắc Trung Quốc

Sư tử Bắc Trung Quốc

Sư tử phương Nam Trung Quốc

Sư tử phương Nam Trung Quốc hay Lân Nam Hán (Hán Việt: Nam sư) hoặc múa lân Quảng Đông, nó có nguồn gốc từ Quảng Đông. Đặc điểm dễ nhận diện của sư tử phương Nam là có một chiếc sừng duy nhất và nó có liên hệ với truyền thuyết về Nian – một con quái vật thần thoại.

Sư tử phương Nam Trung Quốc có hai phong cách chính của Sư tử Quảng Đông (Fut San hoặc Phật Sơn) và Quảng Đông (Hok San hoặc Hạc Sơn). Chúng thường lấy tên theo nơi sinh ra của chúng.

Sư tử phương Nam Trung Quốc

Sư tử phương Nam Trung Quốc

Sư tử xanh lục

Sư tử xanh (Hán Việt: Thanh sư) là hình thức múa lân giống với múa lân miền nam Trung Quốc có ảnh hưởng đến tỉnh Phúc Kiến. Ngoại trừ việc sư tử thường có màu xanh lá cây và có mặt nạ hơi nhọn hơn.

Sư tử xanh lục

Sư tử xanh lục

Sư tử Việt Nam

Từ xa xưa, người ta phát hiện trong dòng Tranh Đông Hồ có dòng chữ Nôm ghi là “Phụng Lan” miêu tả lại một điệu nhảy sư tử tương tự nghệ thuật biểu diễn múa lân Việt Nam thường xuất hiện trong những dịp lễ hội, đặc biệt là tết Nguyên tiêu, tết Trung thu và tết Nguyên đán hàng năm phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc.

Điệu nhảy đặc trưng của Việt Nam thường đi kèm với các võ sĩ và nhào lộn. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của một nhân vật “tai to, mặt lớn, bụng phệ, miệng cười ngoác tận mang tai” một tay cầm cây gậy có quả cầu trên đỉnh, một tay phe phẩy cái quạt mo là ông Địa.

Sư tử Việt Nam

Sư tử Việt Nam

Sư tử Nhật Bản

Múa sư tử Nhật Bản được dịch là sư tử vũ (獅子舞) trong tiếng Nhật. Điệu Sư tử múa lân được bắt nguồn ở Trung Quốc vào thời nhà Đường, thường được trình diễn tại lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật.

Múa lân cũng được coi là truyền thống Nhật Bản. Có những điệu múa, phong cách nhảy và tạo hình sư tử khác nhau tùy thuộc theo vùng miền ở Nhật. Đặc điểm của sư tử Nhật Bản bao gồm một cái đầu bằng gỗ hoặc sơn mài được gọi là shishi-gashira (đầu sư tử) , phần thân hình gồm miếng vải lụa màu xanh lá cây có hoa màu trắng và trang phục múa chủ yếu dùng cho một người.

Sư tử Nhật Bản

Sư tử Nhật Bản

Sư tử Triều Tiên

Trong lịch sử Triều Tiên, múa sư tử trung thu thường được dịch là “toan nghê”. Múa lân như một nghi thức tâm linh đã được tổ chức nhân dịp năm mới ở Hàn Quốc dưới triều đại Cao Ly.

 Đặc điểm của sư tử Triều tiên gồm mặt nạ sư tử to với khuôn mặt cười cùng trang phục màu nâu, bên cạnh đó còn được biểu diễn chung với một số người biểu diễn mang mặt nạ truyền thống. Ngoài ra, đôi mắt của con người còn được mạ vàng là nhằm loại bỏ những linh hồn xấu.

Sư tử Triều Tiên

Sư tử Triều Tiên

 

Sư tử Tây Tạng

Tại khu vực Hy Mã Lạp Sơn và Tây Tạng, cũng có một điệu nhảy sư tử khác tên là Múa Lân Tuyết. Sư tử Tây Tạng có lớp lông màu trắng như tuyết nhưng tuỳ theo khu vực mà sư tử tuyết có đặc điểm này khác nhau. Tại Tây Tạng những con Lân sẽ có bờm xanh hoặc rìa xanh và khi ở Sikkim bờm có thể có màu xanh.

Sư tử Tây Tạng

Sư tử Tây Tạng

Sư tử Indonesia

Dù được bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng người Indonesia đã phát triển phong cách múa lân của chính họ. Tại Indonesia múa lân được gọi là barongsai. Múa Lân Thường được biểu diễn vào khoảng thời gian Tết Nguyên đán và có các hình thức và phong cách biểu diễn khác nhau tùy thuộc theo vùng miền nổi bật nhất là được biểu diễn ở Bali và Java.

Những đặc điểm đặc biệt của lễ hội múa Lân

Nói đến Múa lân hay hội múa lân Trung Thu không thể không thiếu các đặc điểm dưới đây. Các đặc điểm này vừa là để nhận diện vừa là những đặc trưng không thể thiếu được của Múa Lân trong nước và ngoài nước.

Những đặc điểm đặc biệt của lễ hội múa Lân

Những đặc điểm đặc biệt của lễ hội múa Lân

Âm nhạc và nhạc cụ

Múa lân Trung Quốc có thể biểu diễn kèm theo âm nhạc bằng một số loại nhạc cụ bao gồm đàn, nhị, sáo và cồng chiêng. Tùy theo mỗi nước sẽ có hình thức biểu diễn với nhiều giai điệu khác nhau. Hiện nay, cũng cho phép truyền nhạc trên smartphone, máy tính bảng, laptop, mp3.

Âm nhạc và nhạc cụ

Âm nhạc và nhạc cụ

Trang phục

Trình diễn múa lân phổ biến tại Đông Nam Á, trang phục múa lân trong tết trung thu được dùng trong các buổi biểu diễn này khó có thể được tự chọn tại các chợ đồ truyền thống tại khu vực châu Á và phải được cung cấp với giá cao cho hầu hết các quốc gia nước ngoài ngoài châu Á.

Tại những nơi ở Malaysia có dân số Trung Quốc đáng kể có thể có cả trang phục và âm nhạc “sư tử” mà không phải nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc.

Trang phục

Trang phục

Hiệp hội múa lân và võ thuật

Múa lân Trung Quốc cần dùng hơn và các động tác võ thuật tại những buổi biểu diễn nên có liên hệ chặt chẽ với kungfu hoặc võ thuật vì nhiều vũ công cũng là thành viên võ thuật của CLB hay trường kungfu địa phương.  

Hiệp hội múa lân và võ thuật

Hiệp hội múa lân và võ thuật

Các kiểu Trình diễn trong múa Lân

Trình diễn múa lân thông thường gồm có một nhóm người tham gia, trong đó: Một người mang chiếc đầu lân bằng giấy với một đuôi dài bọc vải màu do một người cầm phất phất và nhảy các động tác của mình theo nhịp trống. Ngoài ra, cũng có người cầm côn để bảo vệ đầu lân và nhân vật quan trọng nhất không thể thiếu chính là ông địa.

Một số kiểu múa Lân phổ biến tại Việt Nam hiện nay:

Độc chiếm ngao đầu: Một con lân trung thu tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng. biểu diễn, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi.

Song hỷ: Hai con lân như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp cùng biểu diễn, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng.

Tam Tinh: Ba con lân hợp múa thể hiện những điều cầu nguyện của mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ với ba màu vàng, đỏ, đen.

Tam Anh: Ba con lân cùng múa tượng trưng cho Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi diễn tả sự gắn bó, yêu thương với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết, đồng thời thể hiện hùng dũng, chí lớn.

Tứ Quý hưng long: Bốn con lân cùng múa, tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, bốn hiện tượng trong trời đất gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc.

Các kiểu Trình diễn trong múa Lân

Các kiểu Trình diễn trong múa Lân

Ý nghĩa của lễ hội múa lân ở các nước khác

Không chỉ ở Việt Nam và Trung Quốc tục múa lân ngày Tết cũng xuất hiện trong văn hoá ở nhiều nước châu Á khác.

Trung Quốc xem múa lân như một lời cầu chúc để xua đuổi các điềm dữ và cầu bình an, phát tài cầu mọi sự hanh thông, gặp may mắn vào những tháng còn lại của năm.

Ở Nhật Bản hình ảnh con lân được sử dụng nhằm mang đến may mắn và xua đuổi ma quỷ, những vũ công múa lân biểu diễn kết hợp với kèn và trống còn có thể cắn vào nhau cũng để mang tới may mắn.

Ý nghĩa của lễ hội múa lân ở các nước khác

Ý nghĩa của lễ hội múa lân ở các nước khác

Lễ hội múa lân và các vấn đề xoay quanh

Lễ hội múa lân là một truyền thống của nhiều nước nhất là các nước ở Châu Á. Cũng chính vì vậy mà Múa lân sư tử trở nên nét đẹp chung của nhiều nước. Song cũng có không ít tranh cãi xoay quanh truyền thống múa Lân.

Lễ hội múa lân và các vấn đề xoay quanh

Lễ hội múa lân và các vấn đề xoay quanh

Múa lân trong các dịp lễ

Tại một số khu vực Châu Á, múa lân còn được trình diễn trong những ngày lễ trọng và dịp lễ hội lớn: Tết Nguyên Đán, Trung Thu,… Để mang đến sức khỏe, thành công, may mắn, thuận lợi, bình an,…

Múa lân trong các dịp lễ

Múa lân trong các dịp lễ

Tiến hóa và cạnh tranh

Múa lân đã lan ra và phổ biến trên toàn thế giới thông qua quá trình phát triển và di cư của cộng đồng người Hoa tại những đất nước trong châu Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Úc, Thái Bình Dương Polynesia, được chú ý nhiều tại một số khu vực Đông Nam Á, nơi có ảnh hướng mạnh mẽ của nền văn hoá Trung Quốc.

Tiến hóa và cạnh tranh

Tiến hóa và cạnh tranh

Vấn đề chính trị

Mặc dù múa lân được coi là một phần đại diện của văn hoá Trung Quốc tại nhiều cộng đồng người Hoa ở Malaysia nói riêng, như ở một số nước Đông Nam Á nói chung, nhưng cũng đã có những hành động phản đối hay đe dọa để trấn áp bản sắc văn hoá Trung Quốc tại các quốc gia.

Múa sư tử kỳ lân (Múa lân) đã trở thành một vấn đề của các tranh cãi chính trị và cộng đồng phản đối văn hoá truyền thống của Malaysia. Điển hình tại Malaysia, múa lân bị nghiêm cấm hoàn toàn trước Tết âm lịch cho đến năm 1990 khi được tin rằng không theo phong cách Malaysia và đã chuyển sang múa hổ.

Vấn đề chính trị

Vấn đề chính trị

Trong văn hóa đại chúng

Múa lân xuất hiện trong những bộ phim võ thuật và cổ điển Trung Quốc của Hồng Kông với màn nhảy sư tử được tập luyện và trình diễn bằng nhiều kỹ năng Wushu hoặc kung fu. Về sau này múa lân cũng được xuất hiện trong nhiều video âm nhạc và những bộ phim truyền hình ăn khách.

Tại Việt Nam, cũng có nhiều bài thơ hay bài ca thiếu nhi đề cập về múa lân như: Múa lân, Đêm Trung thu…

Trong văn hóa đại chúng

Trong văn hóa đại chúng

Múa rồng cũng là một hình thức múa Lân đặc sắc

Múa rồng của người Hoa xuất hiện muộn hơn múa lân (Hán Việt: Vũ long) là một hình thức nghệ thuật và biểu diễn dân gian trong văn hoá Trung Quốc tương tự với múa lân, nó cũng được biểu diễn trong nhiều lễ hội.

Múa lân hay sư chỉ cần hai người, nhưng múa Rồng lại cần có số lượng người nhiều ̣ (ít nhất 6 người hoặc cao nhất là 20-30 người) luyện tập thật kỹ mới thực hiện thuần thục từng động tác một cách nhuần nhuyễn và nhịp nhàng.

Múa rồng cũng là một hình thức múa Lân đặc sắc

Múa rồng cũng là một hình thức múa Lân đặc sắc

Lời kết:

Trên đây là những thông tin xoay quanh lễ múa lân, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc. Tiếp tục theo dõi các lễ hội đặc sắc trên thế giới tại website của siêu thị Mekoong.

Bình luận

[viweb_comments_template]