Lễ hội Ok Om Bok được xem là một trong số lễ hội mang đậm tính truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Người Khmer tin rằng, việc bày tỏ lòng biết ơn đối với thần linh trong lễ hội Ok Om Bok sẽ mang lại nhiều điều may mắn. Để biết thêm về nguồn gốc, ý nghĩa cũng như các hoạt động có trong lễ hội Ok Om Bok, mời các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về lễ hội Ok Om Bok

Lễ hội Ok Om Bok hay Ooc Om Bok được xem là lễ hội cúng mặt trăng với quy mô lớn của đồng bào dân tộc Khmer. Vào thời điểm kết thúc vụ mùa đầu tiên, lúc này người Khmer sẽ tổ chức lễ hội và tiến hành các nghi thức tạ ơn thần Mặt Trăng. Vì họ tin rằng, thần Mặt Trăng đã mang lại một vụ mùa bội thu giúp cho người dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội diễn ra với các nghi thức tạ ơn thần linh và các hoạt động vui chơi giải trí, trong đó nổi tiếng với hội đua Ghe Ngo thu hút rất nhiều người dân khu vực lân cận đến tham dự.

Giới thiệu về lễ hội Ok Om Bok

Giới thiệu về lễ hội Ok Om Bok

Nguồn gốc lễ hội Ok Om Bok

Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer có nguồn gốc từ rất lâu đời và được kể lại dựa trên một số truyền thuyết có thật.

Theo như truyền thuyết, Phật Thích Ca có tiền kiếp là một con thỏ sống bên bờ sông Hằng. Một ngày nọ, thần Sakah giả làm người ăn xin xuống trần gian để thử lòng thỏ. Thấy người ăn xin điều tụy, thỏ không có gì ngoài bản thân mình nên đã đốt đống lửa và nhảy vào để cho người ăn xin ăn thịt mình. 

Lúc thỏ nhảy vào thì đống lửa bỗng nhiên tắt rồi thần Sakah hiện thân hết lòng khen ngợi tấm lòng quên thân mình để cứu người của thỏ. Để ghi nhận công lao này, thần Sakah đã vẽ lên Mặt Trăng hình con thỏ. Từ đó về sau, mỗi độ Trăng tròn vào tết Hạ Nguyên (ngày 15/10 âm lịch) người Khmer nhìn thấy được hình thỏ trên Mặt Trăng và làm lễ cúng Trăng để tưởng nhớ về tiền kiếp Đức Phật Thích Ca.

Một truyền thuyết khác kể rằng, Vua Barom Reachea III đã có một giấc mơ kỳ lạ, ông mơ thấy Indra chiến đấu với một con quỷ trong pháo đài Longvek. Lúc ấy, Indra đã ném một tia sét để tiêu diệt quỷ dữ và ngay lúc này một tiếng sét cũng đã đánh thức vua. Đến sáng hôm sau, Vua Barom Reachea III đã cử các sĩ quan đi kiểm tra toàn bộ Banteay Longvek và bất ngờ khi thấy được dấu vết của tia sét đánh vào. 

Nhà vua cho làm lễ cầu nguyện các vị thần đã chỉ đường trong 3 ngày và ra lệnh cho quân lính xây dựng một ngôi chùa thờ thần Indra nay được gọi là chùa Indra thuộc tỉnh Kampong. Sau đó, chùa thờ thần Indra được đổi tên thành Wat Preah Indra Tep và cho xây dựng tượng Đức Phật ở Kampong Chhnang. Mọi năm để tưởng nhớ đến công lao của thần Indra, nhà vua đã cho tổ chức lễ hội Ok Om Bok và được duy trì cho đến ngày nay.

Nguồn gốc lễ hội Ok Om Bok

Nguồn gốc lễ hội Ok Om Bok

Ý nghĩa của lễ hội Oóc Om bóc

Dựa theo những gì truyền thuyết kể lại thì lễ hội Ooc Om Boc mang ý nghĩa tưởng nhớ công ơn của các thần linh đã mang lại cuộc sống bình yên cho đồng bào dân tộc Khmer. 

Người Khmer quan niệm, Thần Mặt Trăng chính là người đã tạo nên thời tiết mát mẻ, mưa thuận gió hòa để mùa màng được tươi tốt, thu hoạch bội thu giúp cuộc sống của người dân ấm no, nền kinh tế phát triển đi lên. Lễ hội còn là dịp để người Khmer ăn mừng năm mới với các hội thi, hoạt động vui chơi giải trí, gắn liền tình đoàn kết giữa dân tộc với nhau.

Ý nghĩa của lễ hội Oóc Om bóc

Ý nghĩa của lễ hội Oóc Om bóc

Thời gian và địa điểm của lễ hội Ok Om Bok

Mỗi năm đến ngày rằm tháng 10 âm lịch (khoảng đầu tháng 11 dương lịch), thời tiết chuyển từ mùa mưa sang mùa khô với gió mùa Đông Bắc tạo nên thời tiết mát mẻ. Người Khmer họ cho rằng đây là những điều tốt lành mà Thần Mặt Trăng ban tặng nên đã tổ chức lễ hội tưởng nhớ công lao vào thời điểm này.

Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức với quy mô lớn, diễn ra tại sân chùa, sân nhà hay một khu đất trống nào đó có thể quan sát được Mặt Trăng rõ nhất. 

Thời gian và địa điểm của lễ hội Ok Om Bok

Thời gian và địa điểm của lễ hội Ok Om Bok

Các hoạt động tại lễ hội Ok Om Bok

Cũng tương tự như các lễ hội khác, Tết Ok Om Bok bao gồm các nghi thức khai lễ, cúng kiến thần linh, tổ chức hội thi, hoạt động vui chơi giải trí.

Các hoạt động tại lễ hội Ok Om Bok

Các hoạt động tại lễ hội Ok Om Bok

Cúng Thần Mặt Trăng

Trước khi diễn ra ngày lễ hội người dân đào lỗ để cắm hai thanh tre với khoảng cách 3 mét và dùng một thanh tre gác lên 2 thành tre này để tạo nên một cái cổng. Đặt một cái bàn dưới cổng để bày đồ cúng. Đồ cúng bao gồm cốm dẹp, khoai môn, khoai lang, chuối, dừa tươi, bánh kẹo,… và không thể thiếu một ấm trà. Cứ sau mỗi lần rót ly trà, người ta sẽ khấn cầu Đức Phật.

Đến ngày trăng tròn trên đỉnh đầu, người dân tộc lớn tuổi nhất làng có đức tính tốt được cử làm người đại diện cúng Thần Mặt Trăng. Người đại diện sẽ thắp nhang, rót trà và khấn xin thần linh ban mọi điều tốt lành cho mọi người dân. Khi cúng xong, người lớn sẽ đút bánh kẹo cho các em nhỏ và dặn bé không được nuốt cho đến khi phân phát xong.

Người đại diện sẽ đấm nhẹ vào lưng em nhỏ 3 cái và hỏi ước mơ lớn lên sẽ làm gì. Vì trong miệng ngậm bánh kẹo nên khi trả lời các bé sẽ nói không rõ, rất buồn cười điều này tạo nên không khí vui tươi tại lễ hội. 

Thả đèn gió

Sau lễ cúng Mặt Trăng, người dân sẽ tiến hành hoạt động thả đèn gió. Đền gió được thiết kế từ những vật liệu tre, giấy quyến và kẽm. Người ta dùng nan trẻ chuốt mỏng để tạo thành vòng tròn hoặc hình vuông sau đó lắp ghép thành một khối trụ có chiều cao khoảng 2m. Dùng giấy quyến dán xung quanh khối trụ tre, trừ phần đáy. Dùng kẽm tạo một ổ nhện lớn rồi đem gắn lên lớp gòn có chét dầu phộng. Người dân sẽ đốt lớp gòn và dùng sức nâng đèn lên cao. 

Khi đèn bay lên, người dân reo hò vỗ tay theo tiếng nhạc làm không khí lễ hội thêm sinh động. hàng chục chiếc đèn gió bay lên tạo nên một khung cảnh rất đẹp, người Khmer cùng nhau cầu nguyện về một cuộc sống bình an và thật nhiều may mắn.

Đua Ghe Ngo

Trong lễ Ok Om Bok, đua Ghe Ngo được xem là hội thi truyền thống nổi tiếng của người Khmer. Cứ mỗi năm diễn ra hội thi thì có rất nhiều người dân và khách du lịch đến tham dự. Đua Ghe Ngo được xem là hoạt động diễn ra để các thần linh được thưởng thức được diễn ra sau khi cúng Mặt Trăng. Sau nhiều năm hoạt động, đua Ghe Ngo dần trở thành lễ hội tầm khu vực.

Ghe Ngo còn được xem là sản phẩm văn hóa độc đáo của người dân tộc Khmer, biểu tượng cho sự ấm no, đủ đầy. Gho Ngo còn là hình ảnh đại diện cho mỗi phum sóc hoặc toàn xã hoặc huyện thi cử. Mỗi cuộc thi Ghe Ngo diễn ra đều rất quyết liệt với mong muốn đem lại niềm vinh dự cho khu vực.

Những hình ảnh của lễ hội Ok Om Bok

Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh ghi nhận các khoảnh khắc có trong lễ hội Ok Om Bok của người Khmer:

Những hình ảnh của lễ hội Ok Om Bok

Những hình ảnh của lễ hội Ok Om Bok

Lễ hội Ok Om Bok chính là yếu tố tạo nên đời sống tin thần sâu sắc của người dân tộc Khmer, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Duy trì và phát huy lễ hội chính là điều cần thực hiện để quảng bá bản sắc dân tộc đến với nước Việt Nam nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung. Nếu có dịp du lịch tại các tỉnh có đồng bào Khmer sinh sống vào dịp lễ hội, du khách nên tham dự để thấy được những điều độc đáo có trong OkOmBok nhé!

Bình luận

[viweb_comments_template]