Bát Tràng là một làng nghề gốm truyền thống nổi tiếng tại Hà Nội, nơi nghệ nhân có bàn tay khéo léo và tài hoa đã tạo ra những tác phẩm gốm sứ tinh túy và sinh động. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn 12 nghệ nhân Bát Tràng nổi tiếng nhất hiện nay bằng sự sáng tạo của chúng tôi. Mời các bạn cùng tham khảo và khám phá!
Tìm hiểu về những sản phẩm ấm chén bát tràng của họ ngay các bạn nhé !
Nghệ nhân là gì?
Nghệ nhân là những người chuyên sản xuất và sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật biểu diễn hoặc thủ công mỹ nghệ cao cấp, với tay nghề khéo léo và trình độ chuyên môn tốt. Điều đặc biệt về nghệ nhân là họ không được đào tạo tại các trường học mà được truyền đạt kỹ năng từ các thế hệ đi trước.
Em cầm bút vẽ lên tay,
Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa.
Cánh cò bay lả, bay la,
Luỹ tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.
Con đò lá trúc qua sông,
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa.
Bút nghiêng lất phất hạt mưa,
Bút trao gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Hài hoà đường nét hoa văn,
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.
(Trích Nét vẽ… màu men)
Tác giả: Hồ Minh Hà.
Nguồn: SGK Tiếng Việt 4, tập 2, NXB Giáo dục, 2003
Và trong số các nghệ nhân xuất sắc, nghệ nhân Bát Tràng là những người chuyên về nghệ thuật thủ công mỹ nghệ tại làng gốm Bát Tràng, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Họ được biết đến với tên gọi là nghệ nhân Bát Tràng hoặc nghệ nhân làng gốm Bát Tràng. Sự sáng tạo của họ đã tạo nên những tác phẩm gốm sứ đẹp mắt và độc đáo, đem lại niềm tự hào cho đất nước.
Những điều kiện để được nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân nhân dân
Dưới đây là những điều kiện để được chứng nhận là nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân nhân dân.
Nghệ nhân ưu tú
Nghệ nhân ưu tú là một cá nhân có sự sáng tạo đầy màu sắc. Người này phải trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, là gương mẫu tuyệt vời, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo.
Đây là người thợ tiêu biểu được các đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề ít nhất 15 năm, và có trình độ kỹ năng nghề nghiệp điêu luyện. Đồng thời, họ đã sáng tạo và thiết kế được ít nhất 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, và trực tiếp sản xuất ra hơn 15 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật.
Nghệ nhân nhân dân
Để được trao danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, người này cần có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, và dạy nghề cho hơn 100 người, đồng thời sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Họ cũng là Nghệ nhân đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, và được mến mộ, kính trọng trong xã hội.
Cuối cùng, để đạt được danh hiệu này, Nghệ nhân ưu tú phải sở hữu tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao và giành được giải thưởng (vàng hoặc bạc) tại các hội chợ triển lãm quốc gia hoặc quốc tế, kể từ khi họ được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Top những nghệ nhân Bát Tràng nổi tiếng tại Việt Nam
Dưới đây là danh sách những nghệ nhân Bát Tràng hàng đầu hiện nay:
Nghệ nhân Trần Độ nghệ nhân Trần Độ
Ông được gọi là “Vua Men gốm” vì xuất phát từ hàng nghề gốm bát Tràng. Trần Độ ngay từ năm 10 tuổi đã theo cha vào lò gốm để tìm hiểu, quan sát và học tập. Ông cũng là nghệ nhân ưu tú duy nhất của làng Bát Tràng được Nhà nước trao tặng danh hiệu.
Nghệ nhân Trần Độ đã tạo nên nhiều sản phẩm men quý với 12 công thức pha men hiện đại và 70 loại men cổ. Bên cạnh đó, ông cũng chế tác rất nhiều sản phẩm gốm với men nâu vàng cực kỳ nổi tiếng.
2. Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn
Ông là nghệ nhân đã có hơn 40 năm với nghề làm gốm cổ gắn chặt với sản phẩm ấm Tử Sa. Điều làm nên tính khác biệt cho những sản phẩm của nghệ nhân Mạnh Tuấn là ở việc tìm vật liệu mới alf đất.
Do đó, sản phẩm ấm Tử Sa có tính giòn, dẻo và độ an toàn cao. Ông cũng là nghệ nhân có tuổi nghề còn khá trẻ hiện nay tại Bát Tràng.
3. Nghệ nhân Tô Thanh Sơn
Tô Thanh Sơn cũng là một trong các nghệ nhân Bát Tràng nổi tiếng hiện nay. Ông được ví thu toàn bộ thế giới vào một cái chén nhỏ. Ông là một trong bốn cái trụ gốm của làng Bát Tràng.
4. Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng
Ông là con trai của nghệ nhân Nguyễn Văn Cổn – một trong số những nghệ nhân của Bát Tràng ngày xưa. Nổi tiếng với tài năng hội hoạ, nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng đã cho ra nhiều sản phẩm gốm tinh xảo, cầu kỳ và mang bản sắc việt.
5. Nghệ nhân Lê Minh Châu
Lê Minh Châu là một trong số ít nghệ nhân Bát Tràng chuyên sâu với các loại lọ có nhiều kích cỡ. Đặt biệt, sau này con trai của ông là Lê Minh Ngọc đã cho ra đời chiếc độc bình cao nhất Việt Nam với chiều cao 3.2 m. Dòng bình này đã được mời triển lãm ở nhiều bảo tàng gốm và đưa vào sách kỷ lục Việt Nam.
6. Nghệ nhân Vũ Đức Thắng
Đây cũng là một trong các nghệ nhân Bát Tràng nổi tiếng. Ông có hơn 40 năm gắn với nghề gốm. Luôn sáng tạo, áp dụng nhiều kỹ thuật làm nghề mới nhằm mang đến những sản phẩm độc đáo và đậm đà bản sắc riêng biệt.
Tài năng tiêu biểu nhất của cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng là kỹ thuật chạm khắc chìm và đắp nổi trên gốm. Cùng Với đó là kỹ thuật tráng men chồng màu sắc.
7. Nghệ nhân Nguyễn Lợi và nghệ nhân Phạm Thị Châu
Đây là gia đình duy nhất ở làng gốm Bát Tràng có đến hai vợ chồng cùng được tôn làm nghệ nhân. Cả hai ông bà cùng tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Các sản phẩm gốm sứ bát tràng dưới tay của hai nghệ nhân trên luôn mang tính mỹ thuật cao.
8. Nghệ nhân Trần Hợp
Nếu nhắc về những nghệ nhân ở Bát Tràng mà lại không nói đến Trần Hợp thì thật là một thiếu sót lớn. Ông nổi tiếng với hai nước men là Ly và Đinh, người tạo nên nhiều sản phẩm gốm sứ độc đáo, giàu tính nghệ thuật.
9. Nghệ nhân Nguyễn Khang
Nghệ nhân Nguyễn Khang chuyên sau là những sản phẩm tranh gốm và tranh sứ. Ông đã thành lập ra thương hiệu Khang Oanh – một thương hiệu nổi tiếng tại chợ tranh gốm sứ ở làng Bát Tràng.
10. Nghệ nhân Đào Văn Cam
Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương xưa, với tài năng, tâm huyết cùng lòng say mê, Đào Văn Cam đã không ngừng sáng tạo và cho ra những sản phẩm gốm sứ có tính nghệ thuật cao. Ông cũng được Nhà nước trao tặng danh hiệu nghệ nhân.
11. Nghệ nhân Nguyễn Ánh Dương
Nghệ nhân Nguyễn Ánh Dương chuyên sâu làm men bằng đồng. Ông cũng được coi là một trong các nghệ nhân Bát Tràng nổi tiếng và có nhiều cống hiến nhất cho làng nghề gốm truyền thống hiện nay.
12. Nghệ nhân Lê Quang Quẻ Chiến
Ông là tiến sỹ, giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” được sở Văn hoá và thông tin Hà Nội trao tặng. Ngoài ra, nghệ nhân Lê Quang Quẻ Chiến cũng được tặng giấy chứng nhận tham gia một số kỳ thi viết.
Trên ảnh là tập hợp danh sách 12 nghệ nhân Bát Tràng nổi tiếng. Chính sự đóng góp của các nghệ nhân đã giúp gìn giữ và phát triển một trong nhiều nghề truyền thống lâu đời tại Việt Nam.
Bình luận