Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) – hay còn được gọi là ngày diệt sâu bọ đã trở thành một ngày lễ truyền thống qua bao đời nay của người dân ta. Để tìm hiểu thêm mùng 5 5 cúng gì, cúng mùng 5 tháng 5 ở đâu, nghi thức cúng mùng 5 tháng 5 hay văn khấn cúng tết đoan ngọ. Mời bạn theo dõi nội dung sau của Mekoong!
Ngày 5/5 hay Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ (Tết Đoan Dương) được tiến hành vào giờ Ngọ, nhằm ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Tại Việt Nam, ngày này còn được gọi dân dã hơn với cái tên là Tết giết sâu bọ.
Đây là ngày phát động bắt những loại sâu bọ, diệt trừ các loài sâu bệnh gây hại cho mùa màn và cây trồng.

Ngày 5-5 hay Tết Đoan Ngọ là gì?
Ý nghĩa của ngày 5/5
Đây là một trong những ngày lễ truyền thống mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Không chỉ được tổ chức ở trong nước, một số quốc gia phương Đông khác như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên cũng tổ chức Tết Đoan Ngọ.
Ngày Tết diệt sâu bọ này có nhiều phong tục gắn liền với cuộc sống của người dân, do đó những người trong gia đình dù có đi làm xa cũng sẽ thu xếp trở về để quây quần bên nhau.
Vào ngày cúng mùng 5 5, mỗi nhà sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ vật để dâng lên gia tiên. Người xưa cho rằng, đây là thời điểm các loại hoa quả bắt đầu đơm hoa kết trái, nên họ thường làm lễ cúng tiên tổ để mong có một mùa vụ thuận lợi.
Khi lễ cúng 5 5 kết thúc sẽ đến tục lệ giết sâu bọ. Lúc này cả nhà sẽ cùng nhau nếm thử những loại trái cây có vị chua, bánh tro hoặc rượu nếp,… với mục đích loại trừ sâu bọ và xua đuổi bệnh tật.

Ý nghĩa của ngày 5-5
Bài cúng ngày 5/5, văn khấn ngày mùng 5 tháng 5 chuẩn nhất
Sau đây là các bài văn khấn mùng 5 tháng 5 trong nhà, văn khấn 5/5 ngoài trời và bài khấn tết đoan ngọ cổ truyền Việt Nam chuẩn nhất cho ngày mùng 5 tháng 5:
Văn khấn Tết Đoan Ngọ trong nhà

Văn khấn Tết Đoan Ngọ trong nhà
Văn khấn Tết Đoan Ngọ ngoài trời
Sau đây là bài văn khấn cúng mùng 5 tháng 5 ngoài trời mà bạn có thể tham khảo:

Văn khấn Tết Đoan Ngọ ngoài trời
Văn khấn Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam
Tiếp theo là bài cúng tết đoan ngọ mùng 5 tháng theo văn khấn cổ truyền Việt Nam:

Văn khấn Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn ba miền
Theo truyền thống, mâm lễ tết đoan ngọ 5 5 gồm các loại thực phẩm như: mận, vải, rượu nếp, cơm rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro)… Đồng thời cần chuẩn bị thêm vàng mã, hương hoa dựa theo phong tục của mỗi vùng miền.
- Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc
– Vàng mã, hương hoa
– Rượu nếp, nước
– Các loại trái cây: vải, đào, mận,…
– Chè xôi
– Bánh ú, bánh tro: Đây là loại bánh dễ ăn làm từ gạo nếp, được ngâm trong nước tro và gói bằng lá chuối.
– Cơm rượu nếp: Món đặc trưng của người Bắc, nhất là cơm rượu nếp cái hoa vàng. Một số khu vực còn có thêm loại cơm rượu nếp cẩm.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn ba miền
- Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung
– Rượu nếp, nước
– Hương hoa, vàng mã
– Bánh tro, bánh ú
– Những loại hoa quả như: mận, vải, xoài,…
– Chè kê: Đây là món ăn quen thuộc thường xuất hiện trong mâm lễ Tết Đoan Ngọ ở Quảng Nam.
– Thịt vịt: Món này thường hiện diện trên mâm cúng 5/5 tại miền Trung. Theo quan niệm xưa, thịt vịt có tính mát nên ăn vào sẽ làm mát gan và giải nhiệt cho cơ thể, đồng thời bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa.
– Cơm rượu: Tại miền Trung, cơm rượu sẽ được làm từ công thức lên men cổ truyền dưới dạng hình vuông.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung
- Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam
– Một số loại quả như: vải, xoài, mận…
– Vàng mã, hương hoa
– Nước, rượu nếp
– Cơm rượu: Không giống với miền Trung, cơm rượu miền Nam không được để rời mà phải vo thành các viên tròn trước khi ủ. Khi rượu dậy mùi sẽ thêm nước đường vào, cho cảm giác ăn tựa như xôi chè miền Bắc.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam
Lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ
Khi cúng ngày 5 tháng 5 phải ăn mặc lịch sự, kín đáo và chỉn chu. Trong quá trình thực hiện lễ cúng bái cũng nên tránh nói lớn hay làm đổ vỡ, vì như vậy sẽ làm mất đi sự trang trọng cần có.
Điều quan trọng vẫn là tính chân thành, sự hướng thiện của gia đình và tấm lòng cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, bội thu mùa màng, cây ngon trái ngọt và nhà cửa thuận hòa.
Để tiết kiệm tiền bạc lẫn thời gian, mỗi nhà chỉ nên làm 1 mâm cúng cỗ. Điều này không hề làm giảm đi ý nghĩa và mong ước mà gia chủ muốn bày tỏ với gia tiên, các vị Thần linh.
Trên thực tế, nghi lễ cúng và các lễ vật trong Tết Đoan Ngọ không cần quá cầu kỳ, chỉ cần một số món đơn giản như: mâm cơm, rượu nếp, bánh trái, xôi chè,… Tùy vào từng khu vực mà lễ cúng 5/5 đôi khi sẽ có một chút thay đổi.

Lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ
Các câu hỏi thường gặp về cúng Tết Đoan Ngọ
Sau đây là một số câu thường gặp về nghi thức cúng tết đoan ngọ:

Các câu hỏi thường gặp về cúng Tết Đoan Ngọ
Giờ đẹp để cúng Tết Đoan Ngọ là mấy giờ?
Đoan là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h – 13h. Vì vậy lễ cúng Tết Đoan Ngọ thường được diễn ra vào giờ chính Ngọ (12h trưa) trong ngày 5/5 Âm lịch.
Nếu không sắp xếp được thời gian làm lễ vào giờ trên, gia chủ có thể cúng vào khung giờ từ 7h – 9h sáng. Đây đều là 2 khung giờ hoàng đạo, phù hợp để tiến hành các nghi lễ cúng kiến tâm linh.

Giờ đẹp để cúng Tết Đoan Ngọ là mấy giờ
Những loại trái cây nào thường thấy khi cúng Tết Đoan Ngọ?
Với ước muốn tiêu diệt mầm bệnh trong cơ thể, mọi người sẽ chọn một số loại hoa quả có vị chua như: mận, vải, xoài xanh,… và ăn chúng vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Những loại trái cây nào thường thấy khi cúng Tết Đoan Ngọ
Cúng mùng 5 tháng 5 trong nhà hay ngoài sân
Nhiều gia đình chỉ thực hiện việc cúng lễ mùng 5 tháng 5 tại bàn thờ gia tiên – tức cúng trong nhà. Nếu muốn cúng kiến đầy đủ hơn nữa, chủ gia đình có thể bày biện thêm 1 mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở ngoài sân.

Cúng mùng 5 tháng 5 trong nhà hay ngoài sân
Mùng 5 tháng 5 cúng gì cho ông địa Thần Tài
Mâm cúng Thần tài mùng 5/5 gồm: hương, vàng mã, 1 bình hoa cúc, 3 chén nước, 1 bát rượu nếp, 3 bát chè, 1 đĩa bánh ú tro, hoa quả theo mùa (vải, đào, xoài, mận…)
Lời kết: Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Tết Đoan Ngọ và cách cúng mùng 5 tháng 5. Để tham khảo thêm các thông tin về phong thủy, bạn có thể đón xem những tin tiếp theo trên trang: mekoong.com!

Mùng 5 tháng 5 cúng gì cho ông địa Thần Tài
[accordion auto_open="true"]
[accordion-item title="CÁC BÀI VĂN KHẤN TRONG NĂM CẦN XEM"]
[ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"]
[/ux_text]
[/accordion-item]
[/accordion]
[section] [row] [col span="4" span__sm="12"] [ux_image_box img="78662" image_width="51"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] Hồ Quốc Việt [/ux_text] [/ux_image_box] [/col] [col span="8" span__sm="12"] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] GIỚI THIỆU Tôi là Hồ Quốc Việt chuyên gia trong lĩnh vực làm gốm sứ bát tràng và các sản phẩm đồ thờ cúng. Một số sản phẩm như gốm sứ bát tràng, đồ thờ cúng, văn phòng phẩm, bộ đồ thờ, bàn thờ,... cùng với một số sản phẩm quà tặng khác như quà tặng gốm sứ, quà tặng in logo. [/ux_text] [/col_inner] [/row_inner] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [/col_inner] [/row_inner] [/col] [/row] [/section]
Bình luận
Thông tin người gửi
Chưa có bình luận nào !