Trước khi tiến hành xây dựng bất kỳ công trình gì thì không thể bỏ qua nghi thức của lễ cúng động thổ. Vậy cúng động thổ là gì và nguồn gốc của lễ cúng này như thế nào. Theo chân Mekoong để cùng khám phá và tìm hiểu chi tiết về lễ cúng động thổ và những tổng hợp văn khấn động thổ trong bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa của lễ cúng động thổ
Cúng động thổ được hiểu là nghi thức tiến hành xin phép Thổ Địa- Vị thần linh cai quản tại mảnh đất mà gia chủ sắp khởi công công tình. Mục đích của việc xin phép các vị thần, vong linh đang ngự trị tại đây nhằm cầu mong mọi việc trong xây dựng được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.
Tại Việt Nam, từ trước đến nay, bất kỳ công trình nào, dù lớn hay nhỏ, dù nơi hẻo lánh hay nơi đông đảo,… đều bắt buộc tiến hành nghi lễ cúng động thổ. Lễ cúng muốn suôn sẻ thì thoạt tiên, tuổi gia chủ phải tốt hoặc có người hợp tuổi với mình. Tiếp đến là xem xét về hướng của ngôi nhà sao cho hợp phong thủy.

Ý nghĩa của lễ cúng động thổ
Lễ vật cúng động thổ xây nhà
Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, cũng như tùy thuộc vào từng phong tục tập quán, tín ngưỡng của mỗi địa phương mà những quy định về lễ vật cúng động thổ cũng sẽ linh hoạt. Tuy nhiên, cơ bản mâm cúng động thổ cần đảm bảo tiêu chí về đầy đủ, tỉ mỉ, và chu đáo thì mọi việc mới thuận lợi và suôn sẻ.
Chung quy, lễ vật cúng động thổ để khởi công xây nhà cơ bản cần phải có:
- 1 con gà trống, chân vàng, mình vàng
- 1 bộ tam sên bao gồm: Thịt lợn luộc, tôm khô và trứng vịt luộc
- 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng
- 1 dĩa gồm 05 loại trái cây có hình tròn
- 1 chén gạo
- 1 chén muối
- 3 ly nước trà
- 1 bát nước
- 1 ly rượu trắng
- 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng
- 1 đinh vàng hoa
- 5 lễ vàng tiền
- 2 cây đèn cầy
- 5 cái oản đỏ
- Năm lá trầu, năm quả cau
- 9 bông hoa hồng đỏ

Lễ vật cúng động thổ xây nhà
Văn khấn động thổ xây nhà
Dưới đây là bài văn khấn động thổ xây nhà chuẩn mà Mekoong tổng hợp được. Qúy bạn độc giả có thể áp dụng:

Văn khấn động thổ xây nhà
Văn khấn mượn tuổi làm nhà
Còn đây là bài văn khấn mượn tuổi làm nhà mà gia chủ cần phải nhớ:

Văn khấn mượn tuổi làm nhà
Lưu ý khi tiến hành làm lễ cúng động thổ xây nhà
Một vài điều mà gia chủ cần lưu ý khi tiến hành làm lễ cúng động thổ xây nhà.
- Chọn ngày giờ tốt
Việc chọn ngày giờ tốt là hết sức quan trọng. Gia chủ cần tìm thầy để tính toán kỹ về ngày, tháng, và giờ hoàng đạo tốt sao cho hợp với tuổi và mệnh cách gia chủ. Tuyệt đối không xây nhà vào năm tuổi hạn như Kim Lâu, Hoang Ốc,… hay ngày xấu như Hắc đạo, kiếp sát, trùng tang, trùng tu,…
- Trình tự cúng động thổ
Gia chủ bố trí lễ vật trên một chiếc bàn nhỏ và khu đất tốt. Thắp 2 cây nến và 7 cây nhang nếu gia chủ là nam và 9 cây nhang nếu gia chủ là nữ. Căm 3 cây nhang trên mâm cũng, 3 cây dưới đất.
- Tiếp đến, gia chủ vái lạy 4 phương trời, 10 phương chư phật, và 8 hướng. Sau đó hướng vào mâm lễ và đọc bài văn khấn cúng động thổ.
Đọc xong văn khấn, hương khói đã tàn, gia chủ rải tiền vàng, đồ mã và rắc muối gạo. Sau cùng, gia chủ tự tay cuốc đất hoặc đặt viên gạch đầu tiên vào khu đất để xin phép được động thổ. Như vậy là công trình có thể bắt đầu khởi công.

Lưu ý khi tiến hành làm lễ cúng động thổ xây nhà
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp quý bạn độc giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa của lễ cúng động thở cũng như biết cách bố trí, cúng vái và đọc văn khấn lễ động thổ. Để biết thêm những bài văn khấn khác, truy cập tại mekoong.com nhé!
[accordion auto_open="true"]
[accordion-item title="CÁC BÀI VĂN KHẤN TRONG NĂM CẦN XEM"]
[ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"]
[/ux_text]
[/accordion-item]
[/accordion]
Bình luận
Thông tin người gửi
Chưa có bình luận nào !