Lễ hóa vàng là một trong những hoạt động phổ biến thường diễn ra vào ngày đầu năm dịp Tết Nguyên Đán. Nhưng liệu bạn đã biết ý nghĩa của ngày lễ này? Cũng như cách cúng, cách đọc văn khấn hóa vàng chuẩn chưa? Dưới đây, hãy cùng Mekoong tìm hiểu về ngày lễ hóa vàng chi tiết các bạn nhé!
Lễ hóa vàng là gì?
Nước ta không chỉ đa dạng về phong tục tập quán, vùng miền mà còn có sự phong phú về nét văn hóa thờ cúng. Ngày lễ hóa vàng – tạ âm cảnh là một trong những nét đẹp thờ cúng ở Việt Nam. Thường được tổ chức vào ngày mùng 2, mùng 3, mùng 4 hoặc mùng 7 hoặc có thể là ngày khai hạ bàn thờ.
Nhưng nhìn chung, ngày lễ hóa vàng thông thường sẽ được cúng vào mùng 3 âm lịch đầu năm. Lễ tổ chức nhằm mong cầu cho một năm vạn sự như ý, nhận được sự phù hộ của ông bà và các vị thần linh. Bởi thế, đây là một trong những ngày lễ đặc biệt quan trọng.

Lễ hóa vàng là gì?
Chuẩn bị gì cho lễ hóa vàng?
Dịp lễ hóa vàng thường được chuẩn bị các vật cúng giống với đồ lễ cúng gia tiên.
Những vật phẩm chính không thể thiếu trong dịp lễ gồm: Hương, vàng mã, nến, trầu cau, hoa tươi, mâm ngũ quả, rượu, trà…
Ngoài những cúng phẩm chính, gia chủ nên cần chuẩn bị thêm mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn (tùy thuộc vào từng gia đình) dọn món đặc trưng ngày Tết.
Lưu ý, đồ cúng bạn nên chọn những món tươi ngon, đảm bảo tươm tất, vệ sinh và an toàn.

Chuẩn bị gì cho lễ hóa vàng
Văn khấn hóa vàng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Văn khấn hóa vàng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Văn khấn hóa vàng theo “Tập văn cúng gia tiên”

Văn khấn hóa vàng theo “Tập văn cúng gia tiên”
Ý nghĩa của buổi lễ hóa vàng năm mới
Lễ hóa vàng là dịp ông bà quay về âm cảnh sau 3 ngày Tết về thăm con cháu. Sau đó, con cháu sẽ hóa hương vàng, đồ giấy, vàng mã tiễn ông bà đi.
Những bài văn khấn hóa vàng chính lễ sự bày tỏ tấm lòng của con cháu đối với sự chứng giám của tổ tiên trước khi về cõi âm.
Vì thế, lễ cúng hóa vàng là dịp thể hiện được lòng thành kính, sự cầu mong tổ tiên ông bà độ phước lành cho hậu thế một năm sức khỏe và thịnh vượng.

Ý nghĩa của buổi lễ hóa vàng năm mới
Những lưu ý trong lễ hóa vàng Tết 2023
Theo quan niệm dân gian, dịp Tết là lúc các bậc thần linh, tổ tiên quay về dương thế. Ngự trên các bàn thờ cúng nên lưu ý đèn, hương không bao giờ được tắt.
Các đồ vật phẩm cúng dễ hỏng, thiu hơn nên bạn có thể cúng những cúng phẩm để được lâu như hoa tươi, mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt. Tuy nhiên, bạn không được hạ xuống mà phải đợi đến khi lễ hóa vàng được cúng xong mới được hạ.
Nếu chưa qua lễ hóa vàng, mà để đèn, hương trầm tắt. Hoặc hạ lễ trước khi tới ngày hóa vàng thì sẽ phạm bất kính đối với thần linh, ông bà tổ tiên.
Sau khi đọc văn khấn hóa vàng, cúng phẩm xong, người nhà sẽ đem số vàng mã đã cúng trong ba ngày Tết đi đốt. Theo các chuyên gia văn hóa phong thủy, đối với người mới mất thì số vàng mã cần được hóa riêng.

Những lưu ý trong lễ hóa vàng Tết 2023
[accordion auto_open="true"]
[accordion-item title="CÁC BÀI VĂN KHẤN TRONG NĂM CẦN XEM"]
[ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"]
[/ux_text]
[/accordion-item]
[/accordion]
[section] [row] [col span="4" span__sm="12"] [ux_image_box img="78662" image_width="51"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] Hồ Quốc Việt [/ux_text] [/ux_image_box] [/col] [col span="8" span__sm="12"] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] GIỚI THIỆU Tôi là Hồ Quốc Việt chuyên gia trong lĩnh vực làm gốm sứ bát tràng và các sản phẩm đồ thờ cúng. Một số sản phẩm như gốm sứ bát tràng, đồ thờ cúng, văn phòng phẩm, bộ đồ thờ, bàn thờ,... cùng với một số sản phẩm quà tặng khác như quà tặng gốm sứ, quà tặng in logo. [/ux_text] [/col_inner] [/row_inner] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [/col_inner] [/row_inner] [/col] [/row] [/section]
Bình luận
Thông tin người gửi
Chưa có bình luận nào !