Tất niên là một trong những phong tục truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình Việt. Nhằm kết thúc một năm cũ để chuẩn bị bước sang năm mới. Vậy lễ tất niên có ý nghĩa gì? Nên chuẩn bị văn khấn tất niên như thế nào? Bài viết dưới đây, hãy cùng Mekoong tìm hiểu rõ hơn về lễ cúng tất niên các bạn nhé!

Cúng tất niên là gì

Tất niên hay lễ cúng tất niên, tiệc tất niên là một trong những nghi thức nhằm ghi nhận sự kết thúc một năm đã qua và chuẩn bị bước sang năm mới. 

Tất niên có thể là một buổi liên hoan, buổi tiệc cuối năm để mừng bước sang năm mới. Tùy vào mỗi vùng miền mà lựa chọn buổi tổ chức tất niên khác nhau. 

Buổi tất niên thường diễn ra từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc vào 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). 

Thời gian trong ngày thường tổ chức diễn ra vào buổi chiều và buổi tối. Người nhà làm mâm cỗ cúng tất niên, sau đó dọn tiệc mời khách tham dự đến ăn tiệc. 

Vào ngày tất niên, mọi người sẽ quây quần bên mâm cơm để thưởng thức những món ăn sau khi cúng và đọc văn khấn tất niên. Cùng nhau nói về những câu chuyện trong năm vừa qua và chào đón giao thừa, năm mới.  

Cúng tất niên là gì?

Cúng tất niên là gì?

Ý nghĩa của Lễ cúng Tất niên

Tất niên là lễ cúng cuối năm rất đặc biệt đối với mọi người. Đánh dấu sự khép lại của năm cũ để chuẩn bị bước qua năm mới. 

Tất niên được hiểu nghĩa là “tất” là xong, kết thúc, “niên” là năm. Có thể gọi tất niên là kết thúc một năm. Đây là ngày ý nghĩa mọi người sum họp bên nhau. Những người xa quê sẽ hồi hương để đoàn tụ cùng gia đình, tận hưởng không khí sum vầy của tết.

Mỗi gia đình thông thường sẽ làm 2 mâm cỗ tất niên, một mân đặt lên gia tiên, một mâm đặt giữa nhà. Tùy vào phong tục tập quán và kinh phí tổ chức mà quyết định thêm số mâm.  

Ý nghĩa của Lễ cúng Tất niên

Ý nghĩa của Lễ cúng Tất niên

Mâm cúng Tất niên cuối năm

Từng vùng miền sẽ có cách bày trí vật phẩm khác nhau, thuận theo truyền thống, tục lệ của nơi đó. 

  • Mâm cúng miền Bắc sẽ có: bóng nấu thập cẩm, móng giò hầm măng, miến lòng gà, mọc, 1 xôi và bánh chưng, thịt gà luộc, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối. 
  • Mâm cúng miền Trung thường có: Bánh chưng, bánh tét, gà luộc, giò nạc, canh khổ qua, miến lòng gà, thịt heo luộc rau sống, chả ram,..
  • Mâm cúng miền Nam sẽ gồm: Bánh tét, củ cải ngâm, canh khổ qua, thịt kho tàu, thịt heo luộc, gỏi tôm thịt, chả giò và củ kiệu. 
Mâm cúng Tất niên cuối năm

Mâm cúng Tất niên cuối năm

Cúng Tất Niên ngày nào tốt?

Thông thường ngày cúng Tất niên sẽ được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm là 3o tháng Chạp hay 29 tháng Chạp. Tuy nhiên, điều này không bắt buộc, mà tùy thuộc vào điều kiện tổ chức họp mặt của gia đình, có thể chọn vào ngày khác dịp cuối năm đều được. Chỉ cần đảm bảo lễ cúng tất niên được chu toàn và thành tâm là được. 

Mâm cúng Tất niên cuối năm

Mâm cúng Tất niên cuối năm

Cách đặt gà cúng tất niên 2023

Gà trống thường được chọn là vật tế lễ khi cúng bái. Đặc biệt là mỗi khi tới dịp cúng tất niên. Việc đặt gà không chỉ để đẹp mắt, thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa tâm linh. 

Vậy bạn đã biết cách đặt gà cúng tất niên quay hướng nào chưa? 

  • Cúng ngoài trời: cần đặt gà để đầu quay ra đường với ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà. Cầu mong cho năm tới gia đình sẽ gặp may mắn, tài lộc. 
  • Cúng trong nhà: cần đặt gà đầu quay vào trong, hướng về bát hương với tư thế miệng mở. Ngậm hoa hồng hoặc ớt tỉa hoa, chân quỳ, cánh duỗi. Thể hiện gà đang chầu. Bày tỏ được lòng hiếu thảo của con cháu đối với gia tiên.
Cách đặt gà cúng tất niên 2023

Cách đặt gà cúng tất niên 2023

Văn khấn lễ tất niên 30 Tết

Văn khấn lễ tất niên 30 Tết

Văn khấn lễ tất niên 30 Tết

Văn khấn cúng tất niên trong nhà 2023

Văn khấn cúng tất niên trong nhà 2023

Văn khấn cúng tất niên trong nhà 2023

Bài cúng cuối năm cơ quan 2023

Bài cúng cuối năm cơ quan 2023

Bài cúng cuối năm cơ quan 2023

Những điều nên làm trong ngày Tất niên

Việc cúng tất niên không chỉ nhằm mang đến sự hanh thông, may mắn và tài lộc mà nó còn là nét đẹp truyền thống lâu đời của người Việt cần được giữ gìn. Dưới đây là những điều bạn nên làm trong ngày tất niên được ông bà ta truyền lại:

Những điều nên làm trong ngày Tất niên

Những điều nên làm trong ngày Tất niên

Tổ chức mâm cúng tất niên

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên là việc quan trọng không thể thiếu trong ngày tất niên. Bữa cơm tất niên chính là sự bày tỏ lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Việc ăn cơm cùng nhau chính là sự kết nối thân tình giữa các thế hệ trong gia đình. Vừa ăn vừa hàn huyên về chuyện tiễn năm cũ qua đi và đón mừng năm mới với niềm hy vọng về điều may mắn, tốt lành.  

Tổ chức mâm cúng tất niên

Tổ chức mâm cúng tất niên

Cùng đón ông Táo về nhà

Theo phong tục truyền thống, mỗi gia đình Việt sẽ tiến hành cúng ông Công ông Táo để đưa tiễn các vị về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Ngày này, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về thiên đình để bẩm báo việc ở nhân gian trong một năm qua cho Ngọc Hoàng nghe.  

Sau 7 ngày, tức vào 30 tháng Chạp, bạn sẽ phải tiến hành cúng để đón ông Táo về nhà và bảo hộ cho gia đình năm tới.

Có một số gia đình đưa ông Táo chầu trời nhưng quên mất việc cúng đón ông Táo về nhà. Vì thế, cúng đón ông Táo cũng là việc cần làm trong ngày Tất niên mà bạn cần làm. Thời gian cúng thường rơi vào khoảng 11h – 11h45 trước lễ giao thừa.

Cùng đón ông Táo về nhà

Cùng đón ông Táo về nhà

Tắm lá mùi

Tắm lá mùi vào ngày cuối năm là tập tục truyền thống của dân tộc ta. Ông bà ngày xưa quan niệm rằng, tắm lá mùi ngày cuối năm giúp xua tan những điều xui xẻo của năm cũ và đón năm mới tốt đẹp. 

Theo khoa học, việc tắm lá mùi là phương pháp detox tốt cho cơ thể. Giúp trị căng thẳng, trầm cảm và đau đầu hiệu quả,… Nhờ đó mà người tắm sẽ có tâm trạng thư thái hơn để đón năm mới vui vẻ.

Tắm lá mùi

Tắm lá mùi

Ăn cơm đoàn viên

Sau một năm tất bật với cuộc sống, bạn hãy cố gắng dành thời gian để ăn cơm Tất niên cùng các thành viên trong gia đình. Cả nhà tề tựu đông đủ bên nhau dùng bữa cơm sẽ vô cùng ý nghĩa và đầm ấm phải không nè!

Ăn cơm đoàn viên

Ăn cơm đoàn viên

Các lưu ý khi cúng tất niên

Một số điều bạn cần lưu ý khi cúng tất niên sau:

  • Không cúng đồ giả: để bày tỏ được lòng thành tâm, bạn nên chọn hoa quả, trái cây tươi ngon, được rửa sạch sẽ và bày trí gọn gàng.
  • Nghiêm túc, tránh đùa cợt: khi cúng và đọc văn khấn tất niên bạn cần phải giữ thái độ trang nghiêm. Không đùa nghịch, nói tục thể hiện sự bất kính với bề trên. 
  • Kiêng kỵ gọi tên trẻ con: theo quan niệm dân gian, thời điểm cúng lễ sẽ quy tụ rất nhiều vong lang thang hội họp, nên cẩn thận đối với trẻ yếu vía. 
  • Tránh nói chuyện buồn, khắc khẩu: Tất niên là dịp gia đình sum họp ôn lại những chuyện cũ và gửi gắm ao ước tốt đẹp về năm mới đủ đầy. Cho nên hạn chế nói về những chuyện buồn phiền, tranh cãi gây mất hòa khí.
  • Tránh mọi sự đổ vỡ: Tất cả sự sai sót, đổ vỡ trong thời khắc chuyển mình của năm cũ và năm mới là điềm báo xui xẻo, không may. Thế nên bạn cần cẩn thận hơn, không để rơi vỡ đồ vật trong những giây phút chuyển giao năm mới. 
  • Tránh làm đổ dầu, rượu ra sàn vì sẽ thu hút ma quỷ vào nhà, mang lại những điều không tốt. 
Các lưu ý khi cúng tất niên

Các lưu ý khi cúng tất niên

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết của Mekoong về ngày lễ cũng tất niên. Cũng như cách đọc văn khấn tất niên sao cho đúng? Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để chuẩn bị cho lễ cúng cuối năm tốt hơn nhé! 

[accordion auto_open="true"] [accordion-item title="CÁC BÀI VĂN KHẤN TRONG NĂM CẦN XEM"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"]

  1. Văn Khấn Mùng 3 Tết Quý Mão 2023 Ngắn Gọn Và Chi Tiết
  2. Văn Khấn Thổ Công, Bài Cúng Thổ Công Ngày Rằm, Mùng 1 Chuẩn Nhất
  3. Văn Khấn 5/5 Tết Đoan Ngọ 2023 Chuẩn Và đầy đủ Chuẩn Phong Thủy
  4. Văn Khấn Tạ Mộ Cuối Năm, Bài Cúng Tạ Mộ Cuối Chuẩn Nhất
  5. Văn Khấn Bao Sái Bàn Thờ Chuẩn Nhất, Chính Xác Nhất Cho Năm 2023
  6. Văn Khấn Cúng Xe, Lễ Vật Cúng Xe để Cả Năm Vạn Dặm Bình An, May Mắn đầy đủ
  7. Văn Khấn Ngày Giỗ, Bài Cúng Giỗ ông Bà Chuẩn Nhất | Mekoong
  8. Văn Khấn Là Gì? Tổng Hợp Các Bài Văn Khấn đầy đủ Năm 2022
  9. Văn Khấn Rằm Tháng 8, Tết Trung Thu Cổ Truyền Việt Nam
  10. Văn Khấn Giao Thừa Trong Nhà Và Ngoài Sân Năm 2023 đầy đủ
  11. Văn Khấn Khai Trương Cửa Hàng, Công Ty Mới Cầu Tài Lộc
  12. Văn Khấn ông Công ông Táo đầy đủ Chi Tiết Nhất 2023
  13. Văn Khấn Thần Tài Chuẩn Nhất 2022 Để Cầu May Mắn, Tài Lộc
  14. Văn Khấn Hóa Vàng Tết Quý Mão 2023 Chuẩn Nhất
  15. Văn Khấn Mùng 1 Tết Nguyên Đán 2023
  16. Văn Khấn Rằm Tháng 7 Năm 2023 Chuẩn Và đầy đủ Nhất
  17. Văn Khấn Mùng 1 Ngắn Gọn Và Chuẩn Nhất Năm 2022
  18. Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Quý Mão 2023 Chuẩn Nhất
  19. Văn Khấn Mùng 2 Tết Quý Mão 2023 Chuẩn Nhất
  20. Văn Khấn Cúng đất đai Nhà Cửa Chuẩn Nhất Hiện Nay
  21. Văn Khấn Tất Niên Cuối Năm 2023 Quý Mão Chuẩn Nhất
  22. Văn Khấn Thanh Minh Ngày Tết Chuẩn Nhất
  23. Văn Khấn động Thổ Xây Nhà 2022 đầy đủ Nhất Chuẩn Phong Thủy
[/ux_text] [/accordion-item] [/accordion]

[section] [row] [col span="4" span__sm="12"] [ux_image_box img="78662" image_width="51"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"]

Hồ Quốc Việt

[/ux_text] [/ux_image_box] [/col] [col span="8" span__sm="12"] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"]

GIỚI THIỆU

Tôi là Hồ Quốc Việt chuyên gia trong lĩnh vực làm gốm sứ bát tràng và các sản phẩm đồ thờ cúng. Một số sản phẩm như gốm sứ bát tràng, đồ thờ cúng, văn phòng phẩm, bộ đồ thờ, bàn thờ,... cùng với một số sản phẩm quà tặng khác như quà tặng gốm sứ, quà tặng in logo.

 

[/ux_text] [/col_inner] [/row_inner] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [/col_inner] [/row_inner] [/col] [/row] [/section]

Bình luận