Nói đến gốm xứ miền Nam không thể không nói đến gốm sứ Lái Thiêu. Đây là làng gốm nổi tiếng với các sản phẩm rất đẹp, đậm chất Nam Bộ và mang tính thẩm mỹ cao nhất tại tỉnh Bình Dương. Nếu bạn quan tâm đến dòng gốm sứ này, vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Mekoong nhé!
Giới thiệu về gốm sứ lái thiêu
Khi dừng chân tại “thủ phủ công nghiệp miền Nam” Bình Dương, bạn không chỉ có thể tham quan và trải nghiệm những làng nghề truyền thống. mà còn có cơ hội tìm hiểu về quy trình làm gốm sứ của thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước – đó là Làng nghề gốm sứ Bình Dương. Hiện nay, tỉnh này có 3 làng nghề chính là Tân Phước Khánh nằm tại thị xã Tân Uyên. Làng gốm Lái Thiêu thuộc địa phận Thành phố Thuận An và Chánh Nghĩa (hay còn gọi là Làng Bà Lụa) ở Thành phố Thủ Dầu Một. Đây cũng được biết đến là những nơi tập trung hơn 300 cơ sở sản xuất và 500 lò gốm bát tràng khác nhau nằm rải rác trên khắp tỉnh với đầy đủ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Gốm sứ Lái Thiêu là một thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước của ngành gốm sứ, đã tạo ra tên tuổi lẫy lừng cả nước cho ngành gốm sứ miền Nam từ trước đến nay. Lái Thiêu là một vùng đất lâu đời với bề dày lịch sử và văn hoá đậm chất Trung Hoa.
Vì phần lớn cư dân Lái Thiêu là người hoa di cư đến đây lập nghiệp, hầu hết các lò gốm tại Lái Thiêu cũng do người Hoa làm chủ. Chính vì thế, gốm Lái Thiêu cũng mang nặng phong cách Trung Hoa với nhiều nét hoa văn tinh tế hay những hoạ tiết được vẽ theo nhiều sự tích của Trung Quốc xưa. Đến nay, dù có chịu ảnh hưởng ít nhiều của gốm nước ngoài ở một vài thể loại khác nhưng chủ yếu nghề gốm Lái Thiêu vẫn duy trì được truyền thống. Gốm sứ Lái Thiêu vẫn giữ được những nét đặc trưng của mình qua thời gian tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay. Những sản phẩm do gốm Lái Thiêu làm ra luôn tạo được chỗ đứng trên thị trường, cũng đã góp phần làm phong phú hơn nhiều loại gốm trong khu vực Đông Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.
Gốm Lái Thiêu sự hình thành và phát triển
Bình Dương được thiên nhiên ưu đãi có nguồn tài nguyên đất sét và đá vôi phong phú thích hợp cho nghề làm gốm, cũng chính vì thế nên đã quy tụ được nhiều nghệ nhân làm gốm từ làng gốm Cây Mai – Bến Nghé đến đây định cư và lập nghiệp. Có khá nhiều giả thuyết về cái nôi của nghề gốm Bình Dương, có người nói cái nôi của gốm sứ Bình Dương là vùng Tân Phước Khánh (Tân Uyên). Cũng có quan điểm cho rằng cái nôi của gốm sứ Bình Dương là ở vùng Chòm Sao (Búng) thuộc xã Hưng Định. Cũng có quan điểm cho rằng ở Suối Sâu (Hoà Thạnh) Thuận An mới thực sự là cái nôi của gốm sứ Sông Bé, Bình Dương. Cho đến nay về vấn đề này vẫn đang tiếp tục là vấn đề gây tranh luận của nhiều chuyên gia gốm sứ. Theo “Địa lý tự nhiên của tỉnh Bình Dương” thì nghề gốm Lái Thiêu có từ khoảng năm 1850 của thế kỷ thứ XIX trở về trước với lớp dân cư của người Hoa đến lập nghiệp tại Bình Nhâm và Tân Thới. Khi đó nhiều lò gốm dựng dọc theo bờ rạch Tân Thới với việc tận dụng những sườn đồi để làm lò gốm theo nguyên tắc gió tự nhiên. Trong thời kỳ đầu, sản phẩm gốm sứ Lái Thiêu chủ yếu ở những lò thuộc trường phái của người Phước Kiến với các loại lu, niêu, chum, bình, vại, siêu nấu nước,… men màu đen (lu dùng để chứa đường cho các lò đường lúc bấy giờ).
Những người già trong dòng họ của lò gốm Kiến Xuân kể lại rằng: Cách đây khoảng 145 năm đến 155 năm có ông Vương Tô người Phước Kiến đã từ Trung Quốc sang Gia Định sau đó đến Lái Thiêu mở lò gốm lập nghiệp đầu tiên và nơi này giờ thuộc ấp Bình Đức, xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ông Vương Tô là ông cố nội của của ông Vương Thế Hùng = chủ lò gốm Kiến Xuân theo kiểu cha truyền còn nối. Bà con trong vùng cho biết lò gốm Kiến Xuân đã phát triển và tồn tại tới ngày nay với sản phẩm truyền thống là lu, vại… đây là nơi ra đời đầu tiên của ngành gốm sứ Bình Dương. Như vậy, tuy còn thiếu nhiều thông tin nhưng chúng ta có thể hình dung được rằng, nghề gốm Lái Thiêu đã có từ lâu đời, chí ít cũng phải từ nửa đầu thế kỷ thứ XIX lại đây và do người Hoa lập ra. Lúc đầu là trường phái Phúc Kiến, sau đó gốm Lái Thiêu còn có sự kết hợp của 3 trường phái gốm Nam Trung Hoa bao gồm: Trường phái Quảng Đông (lò Quảng), trường phái Triều Châu (lò Tiều) và trường phái Phúc Kiến (lò Phúc Kiến).
Đặc điểm nổi bật của đồ gốm sứ lái thiêu
Gốm sứ Lái Thiêu tuy ra đời muộn nhưng đã sớm thích nghi và đang phát triển mạnh mẽ. Người thợ gốm Lái Thiêu đã lấy hình ảnh thật của vùng đất Nam bộ từ con tôm, con cua, con cá lóc, nải chuối, hoa lá, thảo mộc,… để làm cảm hứng trên sản phẩm gốm của mình. Từ đó tạo ra các loại gốm sứ độc đáo, hấp dẫn và sống động. Cùng với nghệ thuật thể hiện màu sắc tự nhiên, sống động, điêu luyện càng làm cho người tiêu dùng yêu thích và mến mộ.
Hiện tại các sản phẩm ở đây bao gồm: chén, bát, đĩa, ấm, tách trà,… Do được làm hoàn toàn bằng tay, sau đó đốt bằng lò củi truyền thống nên kỹ thuật của người thợ nơi đây cũng rất điêu luyện, tỉ mỉ và chính xác. Khi mẻ gốm tạo hình xong sẽ được mang đi phơi trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày. Kế đến chúng sẽ được thợ làm gốm sấy khô, tráng men sứ. Và cuối cùng là trang trí hoạ tiết, hoa văn bắt mắt nhằm tạo nên sản phẩm độc nhất vô nhị.
Gốm sứ lái thiêu ở đâu
Dưới đây là một số địa điểm tham quan và mua gốm sứ Lái Thiêu phổ biến nhất bạn có thể ghé qua khi đến Bình Dương:
- Trung tâm Thương mại Minh Sáng Plaza
- Địa chỉ: Số 888, đường Quốc lộ 13, phường Thuận Giao, Thành phố Thuận An
- Vườn Nhà Gốm
- Địa chỉ: Số 120, đường Gia Long, phường Lái Thiêu, Thành phố Thuận An
- Cơ sở gốm Vạn Phú
- Địa chỉ: Đường Bình Hòa, phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên
- Cơ sở Gốm Xưa
- Địa chỉ: Số 59/1, đường Bình Hòa 1, phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên
Lò lu Đại Hưng
- Địa chỉ: Phường Tương Bình Hiệp, Thành phố Thủ Dầu Một
Mekoong đã tổng hợp đến bạn một số thông tin xoay quanh về gốm sứ Lái Thiêu. Nếu có nhu cầu mua gốm sứ chính hãng tại TP.HCM, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài Hotline hoặc theo những phương thức dưới đây để được nhân viên Mekoong hướng dẫn chi tiết hơn!
Bình luận