Lễ hội Bà Thu Bồn Quảng Nam gắn liền với cuộc sống và tâm linh của nhiều người dân sống ven sông Thu Bồn. Lễ hội mỗi năm thu hút rất đông lượng du khách đến tham quan và trải nghiệm, đây không chỉ đơn giản là một lễ hội mà nó còn phản ánh niềm tin tâm linh, đời sống tinh thần và văn hoá đặc sắc của người dân vùng ven sông Thu Bồn nói riêng và người Quảng Nam nói chung. Hôm nay, cùng Mekoong trải nghiệm ngay những nét độc đáo của Lễ hội bà Thu Bồn đầy linh thiêng và hấp dẫn này nhé. 

Lễ hội bà thu bồn là gì

Lễ hội Bà Thu Bồn Quảng Nam là một hình thái lễ hội dân gian được hình thành từ khi người Việt ở vùng Thanh Nghệ, Đại Việt qua nhiều đợt di cư đến khai phá vùng đất mới, lập làng, lập xã hiệu vào thế kỷ XIV và được bảo tồn, phát triển cho đến ngày nay. Tại vùng đất Quảng Nam, dọc lưu vực sông Thu Bồn, cộng đồng người Việt đã tụ cư và giao thoa tiếp biến với văn hóa Chămpa để tạo nên tín ngưỡng thờ mẫu Bà Thu Bồn, cho đến hiện nay, nghi thức lễ rước nước tại Lễ hội Bà Thu Bồn hằng năm cũng là yếu tố văn hóa biến thể từ nguồn gốc tín ngưỡng của người Chăm xưa.

Lễ hội bà thu bồn là gì

Lễ hội bà thu bồn là gì

Nguồn gốc lễ hội bà thu bồn

Nguồn gốc Lễ hội Bà Thu Bồn xuất phát từ truyền thuyết, huyền tích về sự hiển linh của Bà Thu Bồn. Đó là hoá thân của vợ, hay con gái đồng trinh của một vị tướng hay vua Mây, vua Chàm, vua Việt… Tuy nhiên, cộng đồng cư dân ở dọc sông Thu Bồn, Quảng Nam đều thống nhất cho rằng Phường Rạnh, làng Trung An, xã Quế Trung, huyện Quế Sơn (trước năm 1945 là làng Xuân Yên, tổng Trung Lộc, huyện Quế Sơn) là nơi sinh quán, hay cụ thể, chính là nơi Bà Thu Bồn tử trận. Bà ngã xuống bên sông Thu Bồn và dòng nước cuốn trôi đưa thi thể Bà về bến sông của làng Thu Bồn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên (trước năm 1945 thuộc tổng Mậu Hòa, huyện Duy Xuyên). Đến đây, thi hài Bà tràn ngập hương thơm và dừng lại, không chịu rời làng Thu Bồn theo dòng nước. Nhân dân kính phục đức hy sinh cao cả và sự linh hiển, phò trợ của Bà nên làm lễ an táng và thiết trí lăng mộ, xây dựng miếu đền thờ tự Bà một cách quy mô, thiêng liêng, trang trọng, với đầy đủ y phục, voi, ngựa, người hầu, nghi trượng, pháp khí…

Trong tín ngưỡng dân gian của cư dân sinh sống trên lưu vực sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam cho rằng Bà Thu Bồn là một hóa thân của Bà Mẹ Xứ Sở – Thiên Y A Na Diễn Phi Chúa Ngọc (Bà Chúa Ngọc), theo kết quả khảo sát từ đầu thế kỳ XX của Hội Folklore Đông Dương, của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp và các bậc cao niên ở làng hiện nay, Bà Chúa Ngọc đã từng hiện diện chính thức trong Lăng Bà và phía trước lăng, còn có cả hai miếu của Nhị vị công tử (cậu Quý, cậu Tài)…

Nguồn gốc lễ hội bà thu bồn

Nguồn gốc lễ hội bà thu bồn

Ý nghĩa của lễ hội bà thu bồn

Lễ hội Bà Thu Bồn là một trong những nghi lễ văn hóa, tâm linh mang đậm dấu ấn đời sống tín ngưỡng dân gian của cư dân gắn với dòng sông Thu Bồn. Lễ hội mang ý nghĩa về màu sắc tín ngưỡng dân gian có từ bao đời, thể hiện khát vọng phồn vinh, cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Ý nghĩa của lễ hội bà thu bồn

Ý nghĩa của lễ hội bà thu bồn

Thời gian và địa điểm lễ hội bà thu bồn

Hằng năm từ mùng 10 đến 12 tháng hai âm lịch, dân làng phía thượng nguồn sông Thu Bồn ở huyện Nông Sơn, Quảng Nam lại tổ chức lễ hội Bà Thu Bồn.

Thời gian và địa điểm lễ hội bà thu bồn

Thời gian và địa điểm lễ hội bà thu bồn

Các hoạt động lễ hội bà thu bồn

Đến với Lễ hội Bà Thu Bồn, bạn sẽ được trải nghiệm những hoạt động thú vị và hấp dẫn như:

Các hoạt động lễ hội bà thu bồn

Các hoạt động lễ hội bà thu bồn

Phần lễ của lễ hội bà thu bồn

Phần lễ có lễ bài trí, lễ rước sắc, rước nước, lễ đại tế, lễ hoàn sắc. Phần hội có giải bóng chuyền, đua thuyền, hô hát bài chòi, trưng bày sản phẩm OCOP và các sản vật quê hương, hội thi nữ công gia chánh, biểu diễn của đoàn dân ca kịch, thả hoa đăng.

Phần lễ của lễ hội bà thu bồn

Phần lễ của lễ hội bà thu bồn

Lễ hội bà thu bồn có những trò chơi gì

Phần hội có giải bóng chuyền, đua thuyền, hô hát bài chòi, trưng bày sản phẩm OCOP và các sản vật quê hương, hội thi nữ công gia chánh, biểu diễn của đoàn dân ca kịch, thả hoa đăng.

Lễ hội bà thu bồn có những trò chơi gì

Lễ hội bà thu bồn có những trò chơi gì

Một vài lưu ý cần nhớ khi tham gia lễ hội bà thu bồn

Để khám phá Lễ hội Thu Bồn một cách trọn vẹn, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Nếu gia đình bạn có con nhỏ, hãy luôn chắc rằng sẽ đảm bảo an toàn cho các bé khi tham dự lễ hội.
  • Ngày 10-12 tháng giêng âm lịch sẽ là ngày diễn ra chính thức của lễ hội bà Thu Bồn, do đó khi đến lễ hội vào lúc này rất dễ gặp cảnh đông đúc. Hãy nhớ luôn chú ý và cẩn thận khi di chuyển trong đám đông. 
  • Hội bà Thu Bồn diễn ra khá lâu, vì vậy bạn nên mang theo nước uống cùng một vài món ăn nhẹ để luôn cung cấp đủ năng lượng trong suốt quá trình tham gia lễ hội.
Một vài lưu ý cần nhớ khi tham gia lễ hội bà thu bồn

Một vài lưu ý cần nhớ khi tham gia lễ hội bà thu bồn

Lời kết: Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Mekoong về lễ hội Thu Bồn. Nếu là người thích tìm hiểu về nền văn hóa miền Trung Việt Nam, bạn đừng nên bỏ lỡ lễ hội truyền thống này nhé!

Bình luận

[viweb_comments_template]