Nhắc đến Ninh Bình, người ta không chỉ nghĩ ngay đến những cảnh đẹp non nước hữu tình mà còn là những đặc trưng về văn hoá lễ hội. Và lễ hội Hoa Lư chính là một trong những ngày hội lớn luôn được mong chờ hàng năm.

Cứ mỗi năm vào tháng 3 âm lịch, người dân cả nước lại đổ xô đến đây để tham dự lễ hội tại Cố đô Hoa Lư. Hãy cùng Mekoong tìm hiểu xem lễ hội này có gì đặc sắc nhé! 

Đôi nét về lễ hội hoa lư

Lễ hội Hoa Lư (hội Trường Yên hay hội Cờ Lau) là một trong các lễ hội có nguồn gốc lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Lễ hội Hoa Lư hiện đang là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia, và đang được đề xuất nâng lên thành lễ hội theo nghi thức cấp nhà nước. 

Đây là lễ hội lớn diễn ra hàng năm nhằm tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt và khởi đầu nền độc lập, tự chủ lâu đời của người Việt suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần.  

Hội Hoa Lư phản ánh chân thực, sống động nhất con người, cuộc đời và sự nghiệp của đức vua Đinh Tiên Hoàng và lịch sử Việt Nam qua ba triều đại Đinh, Lê, Lý. Lễ Hoa Lư xưa được nhiều vương triều quân chủ tổ chức trọng thể ở cấp Nhà nước. 

Hiện nay lễ hội Trường Yên có sức lan toả mạnh mẽ, lưu giữ nguyên vẹn các giá trị văn hoá, nghệ thuật dân gian truyền thống và đang hướng tới nâng cấp lên Quốc lễ.

Đôi nét về lễ hội hoa lư

Đôi nét về lễ hội hoa lư

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội hoa lư

Vậy, lễ hội hoa lư 2022 ở đâu? Lễ hội Hoa Lư tổ chức ở đâu? Lễ hội Hoa Lư tổ chức ngày nào?

Lễ hội truyền thống này được tổ chức thường xuyên từ mùng 6 đến mùng 8 tháng 3 âm lịch ngay tại cố đô Hoa Lư ở Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. 

Nếu có kế hoạch đến Ninh Bình 4 ngày 3 đêm vào thời điểm này thì đừng bỏ lỡ cơ hội để hoà mình vào không khí lễ hội nơi đây và lễ hội Tràng An bạn nhé. 

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội hoa lư

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội hoa lư

Tên gọi lễ hội hoa lư

Kể từ khi Kinh đô Hoa Lư trở thành Cố đô, thì lễ hội Hoa Lư đã trở thành một Lễ trọng và Quốc lễ. Mỗi lần diễn ra lễ hội, các triều đình từ Huế, Thăng Long đều cử người đến tham dự rất trọng thể. 

Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ thì hàng năm triều đình Nguyễn tổ chức đại lễ, tế miếu vua nhiều lần. Trong đó có 4 vị được coi là đặc biệt quan trọng: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương và Đinh Tiên Hoàng. 

Vua Minh Mạng đã cho lập miếu Đức vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Dương Xuân, kinh đô Huế cũng đủ thấy rõ sự cần thiết của le hoi vua dinh vua le ninh binh trang trọng đến chừng nào. 

Và từ đó trở đi, triều đình quy định việc tế lễ miếu Đinh Tiên Hoàng sẽ được tổ chức mỗi năm vào hai kỳ Xuân – Thu nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của triều đình. 

Để có được cái tên lễ hội Hoa Lư như hiện nay là cả một quá trình, mà trong đó có sự kết hợp của nhiều yếu tố lịch sử và cả các truyền thuyết dân gian. 

Tên gọi lễ hội hoa lư

Tên gọi lễ hội hoa lư

Quy mô lễ hội hoa lư

Như bao lễ hội khác của Việt Nam, lễ hội Trường Yên bao gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Dưới đây là chi tiết từng phần diễn ra trong suốt thời gian 3 ngày lễ hội:

Quy mô lễ hội hoa lư

Quy mô lễ hội hoa lư

Phần lễ

Lễ hội Hoa Lư diễn ra với 2 phần là phần lễ và phần hội. Tuy nhiên, phần lễ của hội Hoa Lư là rất ý nghĩa vì chứa đựng trong đó nhiều nét văn hoá quý báu của dòng chảy thời gian, đọng lại mọi tinh tuý qua các nghi lễ.

Phần lễ gồm có: Lễ mộc dục, Lễ mở cửa đền, Lễ dâng hương, Lễ thắp nhang, Lễ rước kiệu, Lễ thượng phẩm, Lễ rước đèn và Lễ hội hoa đăng. Trong đó, lễ rước nước được đánh giá là phần đặc sắc và ấn tượng nhất. Phần lễ này cũng thu hút rất đông du khách phương xa và những người dân địa phương đến tham dự.

Phần lễ

Phần lễ

Lễ mộc dục

Đây là nghi lễ tắm nước, được tổ chức trước giờ tý của ngày khai hội. Trước khi vào lễ, thủ từ phải đọc lễ cáo xin phép nhà vua để được tiến hành nghi lễ mộc dục và làm lễ gia quan.

Lễ mộc dục

Lễ mộc dục

Lễ mở cửa đền

Được diễn ra ở 2 đền vua Đinh Tiên Hoàng và đền Vua Lê Đại Hành trước thời điểm diễn ra lễ hội một ngày. Sau lễ mở cửa đền, du khách có thể ra vào không nhất thiết phải mua vé như ngày bình thường.

Lễ mở cửa đền

Lễ mở cửa đền

Lễ rước nước

Lễ rước nước được tiến hành lúc sáng sớm ngày 8/3 âm lịch, đây là nghi lễ mở màn cho ngày khai hội với nhiều sự góp mặt của người dân khắp nơi hướng về cội nguồn dân tộc. 

Đoàn người khởi hành từ đền Vua Đinh Tiên Hoàng đến bến sông Hoàng Long thì dừng lại xin nước đem về đền. Trước ngày khai hội, ở sông Hoàng Long chọn một cây tre lớn trên ngọn tre sẽ cắm một dải phướn màu vàng và viết lời chú. 

Nội dung của lời chú là nhắc nhở, con cháu đời đời phải ghi nhớ công ơn rồng vàng ở sông Mã đã giúp đỡ vị Hoàng Đế nhà Đinh. Lễ rước nước được tiến hành hết sức trang trọng, thành kính, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Lễ rước nước

Lễ rước nước

Lễ rước lửa

Đây là một nghi thức tổ chức ở 2 đền thờ Vua Đinh, hành trình bắt đầu từ nơi ông sinh ra và kết thúc tại nơi ông lên ngôi Hoàng đế, thể hiện sự kết nối giữa mạch nguồn tuổi thơ của người anh hùng dân tộc đến lúc trưởng thành lập nên sự nghiệp thống nhất đất nước.

Ngọn lửa thiêng được rước từ đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở xã Gia Phương, huyện Gia Viễn. Đoàn rước đuốc tiến hành dâng hương, cúng tế trời đất và thực hiện các nghi thức xin lửa rồi diễu hành trên đường Vua Đinh hướng đến Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư để thắp sáng, giữ lửa trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Lễ rước lửa

Lễ rước lửa

Lễ tế chính

Ngay sau khi đoàn rước đuốc trở về sân khấu trung tâm lễ hội, kết thúc nghi thức thả rồng bay thì khởi điểm phần lễ tế tại 2 đền Vua Đinh, Vua Lê. Phần lễ có sự tham dự của các đoàn theo lịch đăng kí. 

Các đoàn khiêng kiệu cùng chân hương từ các di tích thờ cúng các danh nhân thời Đinh – Lê sẽ tham gia đưa kiệu qua 2 đền, còn những đoàn có khoảng cách ngắn được đi trên xe lễ hội hướng về Hoa Lư.

Lễ giỗ được tổ chức sau đó cả ban ngày và ban đêm ở cả đền vua Đinh và vua Lê với nội dung tôn vinh công đức của hai vị vua, tiếp đó du khách sẽ lần lượt đến dâng hương tưởng nhớ. 

Tham gia lễ tế có các đoàn trong tỉnh và ở những nơi không có đền thờ 2 Vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành cũng đưa kiệu đến làm lễ.

Lễ tế chính

Lễ tế chính

Lễ tiến phẩm

Lễ Tiến phẩm (hay còn gọi là Phúc phẩm) do nhân dân địa phương dâng cúng đến đức vua cùng thần linh theo nghi thức tế cung đình. 

Qua đó bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với những bậc cha ông đã có công lao dựng nước và giữ nước, tạo nên nền thái bình, thịnh vượng cho dân tộc Việt Nam.

Lễ tiến phẩm

Lễ tiến phẩm

Lễ rước kiệu

Đội hình làm lễ rước kiệu gồm sư tử dẫn đường. Tiếp đó là 2 đội Rồng, 2 hàng cờ và lọng, kiệu bát cống to có đặt ngai, bên phải kiệu là một bình sứ lớn, ngoài bọc vải nhiễu màu đỏ được 8 thanh niên trai tráng khiêng. 

Đi cùng kiệu là đoàn quan khách và các kiệu bát cống có cờ, lọng lớn, được nhiều thiếu nữ khênh và dâng lễ vật hương, hoa, quả phẩm… Đây được xem là nét độc đáo của Cố đô Hoa Lư tại phần lễ.

Lễ rước kiệu

Lễ rước kiệu

Lễ hội hoa đăng

Ngay sau khi diễn ra lễ rước kiệu, lễ cầu quốc thái dân an và lễ hội hoa đăng sẽ được tổ chức tại sân lễ hội Hoa Lư. Lễ hội hoa đăng đã diễn ra với không khí hết sức trang nghiêm, đáp ứng được sự tri ân, tưởng nhớ của nhân dân.

Lễ hội hoa đăng

Lễ hội hoa đăng

Phần hội

Phần hội của lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư diễn ra với nhiều trò chơi dân gian: kéo co, đua thuyền rồng, viết thư pháp, hề chèo, đẩy gậy,… cùng một số trò chơi đa dạng khác. 

Ngoài các trò chơi dân gian nói trên, có thể kể đến những nội dung chính của lễ hội như:

Phần hội

Phần hội

Khai mạc lễ hội

Đây là màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc phục vụ cho lễ hội được truyền hình trực tiếp. Sau phần giới thiệu đại biểu, diễn văn khai mạc, phát biểu của các vị lãnh đạo Trung ương và địa phương là màn trống hội Hoa Lư, các màn diễn tái hiện lịch sử trọng đại xảy ra tại kinh đô Hoa Lư xưa như: sự kiện lên ngôi vua của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn; đánh thắng giặc Tống; rời đô về Thăng Long được Nhà hát Chèo Ninh Bình thực hiện và kết thúc là màn múa rồng bay ngược cho tới cuối buổi sáng khai mạc. 

Phần khai mạc luôn là phần quan trọng nhất, thế nên khi check-in Ninh Bình bạn nhớ không được bỏ lỡ các hoạt động thú vị của phần này.

Khai mạc lễ hội

Khai mạc lễ hội

Cờ lau tập trận

Cờ lau tập trận là vở kịch dân gian nhằm tái hiện lại những ngày tập dượt, rèn luyện của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh tuổi niên thiếu. Tham gia màn diễn trò Cờ lau tập trận có 60 em thiếu niên 13 – 15 tuổi. Em nhỏ tuổi nhất được lựa chọn vào vai Đinh Bộ Lĩnh, mặc áo giáp bằng rơm, tay cầm bông lau có viền vàng, tán đỏ. 

Quân Thung Lau, Thung Lá có kèn, trống cái, sáo trúc đứng hai bên múa hát đối đáp và diễn cảnh vua Đinh phất cờ lau tập trận. Hội diễn thể hiện ý chí của Đinh Bộ Lĩnh và ba quân.

Cờ lau tập trận

Cờ lau tập trận

Xếp chữ Thái Bình

Màn biểu diễn xếp chữ Thái Bình nhằm ghi nhớ niên hiệu do vua Đinh Tiên Hoàng đặt khi đăng quang, đây cũng là tên gọi của đồng tiền Thái Bình đầu tiên ở Việt Nam. Tham gia tiết mục này có 120 thiếu nữ mặc áo dài màu xanh, tay phất cờ, theo nhịp trống thúc 3 tiếng một để bắt đầu xếp chữ. 

Hàng thứ nhất kéo chữ Thái, sau vòng lên phía trước kéo xuống theo nét “thanh”, rồi tiếp tục vòng lên phía tay trái kéo xuống thành nét “mác”, cuối cùng lại vòng sang phía tay phải kéo xuống tạo nên nét “chấm”. Vậy là thành chữ “Thái”. 

Trong khi đó, ở hàng thứ 2, các em chạy và kéo chữ “Bình”. Cả hai hàng hạ đều làm nổi rõ hai chữ “Thái Bình”. 

Xếp chữ Thái Bình

Xếp chữ Thái Bình

Các sự kiện hưởng ứng

Ngoài ra hội Hoa Lư cũng có nhiều chương trình khác như: cuộc thi bgười đẹp Hoa Lư, hội thi hát dân ca, cúp bóng chuyền Hoa Lư, các hoạt động văn hoá, quảng bá xúc tiến du lịch, tổ chức các trận đấu giao hữu thể thao,…

Các sự kiện hưởng ứng

Các sự kiện hưởng ứng

Người đẹp Hoa Lư

Bắt đầu từ năm 2006 cho đến nay cuộc thi Người đẹp Hoa Lư đã có 7 lần được tổ chức, và năm 2022 là lần thứ 3 theo hướng chuyên nghiệp hoá. 

Cuộc thi Người đẹp Hoa Lư góp phần tuyên truyền, quảng bá về thiên nhiên, lịch sử, văn hoá vùng đất cố đô Hoa Lư xưa – Ninh Bình nay, quảng bá quần thể danh thắng Tràng An – Di sản thế giới kép đầu tiên ở Việt Nam và duy nhất ở Đông Nam Á.

Người đẹp Hoa Lư

Người đẹp Hoa Lư

Hội thi hát chèo

Với việc tập luyện nghiêm túc, chuyên nghiệp cùng tinh thần tự hào với truyền thống anh hùng của quê hương. Tin rằng các chương trình nghệ thuật của cán bộ, diễn viên Nhà hát chèo Ninh Bình sẽ mang lại cho khán giả nhiều tiết mục trình diễn hấp dẫn.

Qua đó tạo bầu không khí tươi vui, sôi động, góp phần đưa lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư thành công, ghi dấu ấn trong lòng du khách và người dân trong và ngoài nước. 

Hội thi hát chèo

Hội thi hát chèo

Cúp bóng chuyền Hoa Lư

Giải bóng chuyền cúp Hoa Lư là giải thi đấu bóng chuyền định kỳ thuộc hệ thống các giải đấu bóng chuyền Việt Nam, sự kiện này được tổ chức tại sân bóng chuyền khu vực lễ hội Hoa Lư.

Cúp Hoa Lư dành cho những vận động viên bóng chuyền tham dự Giải vô địch bóng chuyền Việt Nam có thành tích cao nhất, kết hợp với khách mời là đội tuyển bóng chuyền quốc gia tham dự.

Cúp bóng chuyền Hoa Lư

Cúp bóng chuyền Hoa Lư

Quảng bá du lịch

Đồng thời lễ hội Trường Yên cũng được xem là cơ hội để quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế – xã hội và các danh thắng, di tích lịch sử văn hoá của Ninh Bình với du khách trong nước lẫn quốc tế.

Quảng bá du lịch

Quảng bá du lịch

Các giải đấu thể thao

Hội Hoa Lư diễn ra với nhiều hoạt động thể thao phong phú, bao gồm các trò chơi dân gian và thi đấu thể thao đã tạo không khí tươi vui, phấn khởi cho du khách về với lễ hội. 

Ngay sau lễ khai mạc, du khách trong và ngoài tỉnh sẽ được thưởng thức những trận so tài của các vận động viên nhiệt tình, sôi nổi, tinh thần thi đấu thể thao cao thượng, tạo sự uy tín cho các giải đấu thể thao.

Các giải đấu thể thao

Các giải đấu thể thao

Các sự kiện văn hóa khác

Tại lễ hội Hoa Lư Ninh Bình còn có một số sự kiện văn hóa khác có thể kể đến như: Trưng bày hình ảnh, hiện vật Kinh đô Hoa Lư; Tuyên truyền, quảng bá giá trị khảo cổ tại khu di tích đặc biệt Cố đô Hoa Lư; Triển lãm ảnh nghệ thuật “Non nước Ninh Bình”; Trưng bày và giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống và đặc sản tiêu biểu ở Ninh Bình;…

Các sự kiện văn hóa khác

Các sự kiện văn hóa khác

Một số hình ảnh khác của lễ hội hoa lư

Tổng hợp các hình ảnh tại lễ hội Hoa Lư Ninh Bình 2022:

Một số hình ảnh khác của lễ hội hoa lư

Một số hình ảnh khác của lễ hội hoa lư

Lời kết: Trên đây là những thông tin mà Mekoong đã chia sẻ về lễ hội hoa lư. Khi có dịp ghé thăm quần thể danh thắng Tràng An, bạn cũng hãy đến với mảnh đất cố đô và tham dự lễ hội này nhé! 

Bình luận

[viweb_comments_template]