“Trứng gà lại nở ra phượng hoàng”, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Đạt đã, đang và sẽ nối tiếp truyền thống gia đình, cho ra đời các bộ đồ thờ cùng nhiều sản phẩm tâm linh, thủ công mỹ nghệ trên nền nguyên liệu gốm sứ tốt nhất, tinh hoa nhất.

1. Đôi nét tìm hiểu nghệ nhân Phạm Đạt là ai?

Nghệ nhân Phạm Đạt sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu gốm và gắn bó mật thiết với sản phẩm gốm thủ công của Bát Tràng, thân là cháu trai của cụ Cửu Huỳnh – cái tên một thời vang bóng từng là biểu tượng nổi tiếng của làng gốm Bát Tràng – từ nhỏ Phạm Đạt đã được hun đúc trong người sự đam mê với gốm sứ.

Năm 14 tuổi, anh đã có một số tác phẩm của riêng mình và được đánh giá cao là người có tiềm năng về lĩnh vực gốm sứ.

Lựa chọn cố bám trụ với quê hương ngay từ khi tưởng làng gốm với bề dày 800 năm lịch sử chắc chắn sẽ quỵ ngã. Vực dậy ý chí, vượt lên sóng gió để không lúc nào xa rời quê hương bằng toàn sức và ước mơ tìm kiếm ra được một lối rẽ, một công thức đặc biệt và một dòng gốm của riêng mình.

Cuối cùng anh cũng thành công với dòng men rạn độc đáo của gia đình mình với việc kết hợp nhuần nhuyễn của kỹ thuật đắp nổi trên gốm đã tạo ra dòng sản phẩm gốm sứ Phạm Đạt men rạn đắp nổi nổi tiếng hiện nay.

Sau những lao động và chế tác hết sức công phu của bản thân, gốm sứ của nghệ nhân Phạm Đạt đã mang một nét đặc thù riêng, không lẫn vào ai, vừa phải sắc sảo, tinh xảo lại đáp ứng đầy đủ yêu cầu phong thuỷ tâm linh để thờ cúng, trưng bày. .. Từ đấy, cái tên Nghệ nhân Phạm Đạt Bát Tràng ngày càng được nhắc đến nhiều trong

1. Đôi nét tìm hiểu nghệ nhân Phạm Đạt là ai

1. Đôi nét tìm hiểu nghệ nhân Phạm Đạt là ai

2. Đặc trưng gốm sứ men rạn Phạm Đạt

Men rạn là thứ men được tạo ra nhờ kết hợp với nhiệt độ cùng khả năng co giãn của xương gốm, tạo thành những đường rạn lớn nhỏ trông giống các hoa văn trang trí trên mặt gốm khá bắt mắt.

Nguyên liệu để tạo nên dòng men độc đáo này được lấy từ loại đất sét chọn lọc kỹ càng từ vùng đất linh thiêng – Đất tổ Hùng Vương, đất sét trắng khai thác ở Đông Triều – nơi có núi thiêng Yên Tử quyện với nước phù sa sông Hồng khoác trên người thứ men quý của cha ông đã ngàn năm mang lại.

Men rạn được tìm ra ở Bát Tràng đã khá nhiều về trước nhưng chỉ có dòng men rạn nhà Phạm Đạt mới thật sự là đỉnh của gốm sứ men rạn. Mặc dù nghệ nhân Phạm Đạt tạo nên dòng men rạn này căn cứ trên việc phục dựng lại theo kinh nghiệm của cha ông mình ngày xưa truyền cho, nhưng Phạm Đạt đã có sự sáng tạo mới.

2. Đặc trưng gốm sứ men rạn Phạm Đạt

2. Đặc trưng gốm sứ men rạn Phạm Đạt

Ông đã nghiên cứu sự kết hợp của nhiều tri thức sách báo tài liệu và tạo ra nét độc đáo: mỗi món đồ được anh tạo khuôn riêng, tuỳ theo các dòng sản phẩm mà kết hợp đắp nổi với dập chìm một cách tinh xảo nhất. Có thể thấy, tác phẩm của Phạm Đạt tạo được độ trông bóng đẹp nhưng không giảm đi đôi nét độc đáo của men rạn đó là kỹ thuật dùng một lớp men phủ bên trên gốm theo kỹ thuật thủ công với nhiệt độ cao.

Dòng men rạn gốm sứ Phạm Đạt không chỉ đặc sắc về kỹ thuật nấu mà còn chọn nhiệt độ và căn chỉnh thời gian chính xác mới tạo ra những đường rạn lớn nhỏ khác nhau, đó là một sự tính toán tỉ mỉ.

Sản phẩm là đồ thủ công cho nên cần phải khéo léo mới tạo ra chất lượng mang tính độc đáo. Cầu kỳ, cẩn trọng từ việc lựa chọn và xử lí nguyên vật liệu đến tạo mẫu, đắp hoa văn nên sản phẩm của cơ sở Phạm Đạt luôn nổi bật với các nét tinh xảo. Các nét hoa văn nổi bật, tinh xảo, màu sắc tự nhiên, kiểu dáng nghệ thuật, đẹp cả ở chất liệu đất sét và màu men. Những đường rạn tự nhiên, không chỉ có độ rộng và độ dày mà còn có thêm độ trong.

XEM THÊM: Phạm Thế Anh – nghệ nhân gắn liền với các bộ “Hồng Sa”

Với dòng gốm tâm linh, là các bộ thờ cúng, nghệ nhân Phạm Đạt đã đáp ứng được mong muốn của nhiều người dân yêu văn hoá truyền thống: cầu kì, khó tính nhưng quá đỗi tinh tế. Với dòng gốm cổ tâm linh việc chọn lựa cho gia đình các bộ đồ thờ cúng được đặt ở những vị trí quan trọng nhất từ xa xưa đã trở thành nét văn hoá không thể nào thiếu vắng trong đời sống văn hoá Việt.

logo sản phẩm của phạm đạt nghệ nhân

logo sản phẩm của phạm đạt nghệ nhân

Với nghệ nhân Phạm Đạt nói riêng và nhiều người dân yêu gốm sứ việt nam, mỗi tác phẩm của anh không chỉ là những vật dụng đáp ứng cho sinh hoạt của cuộc sống mà nó còn chứa đựng cả nghị lực, tâm huyết nghề nghiệp, được chắt chiu, chau chuốt và chăm chút tỉ mỉ đến mọi khâu để tạo ra chất lượng cao nhất. Đó còn là tấm lòng yêu quê hương, giữ gìn và phát triển nhiều điều tốt đẹp, nét đặc sắc của làng nghề.

3. Bản thành tích được tôn vinh của các nghệ nhân gốm

Phạm Đạt trở thành một trong những cái tên mới nhất, trẻ nhất được Bộ Công thương tôn vinh và trở thành nghệ nhân ưu tú nhiều tuổi đời nhất Bát Tràng. Tại Cung văn hoá Hữu nghị Việt Xô, tối ngày 15/12/2020, nghệ nhân ưu tú

Phạm Đạt đã được nhận giải thưởng Nghệ nhân ưu tú.

Năm 2013: UBND thành phố Huế chứng nhận nghệ nhân Phạm Đạt đã tham gia nhiệt tình và đóng góp tích cực vào thành công của Festival nghề truyền thống Huế 2013 (tháng 5/2013).

Năm 2014: Ban giám khảo tôn vinh thương hiệu truyền thống và gia truyền làng nghề Việt tặng cúp vàng.

Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế chứng nhận đã từng tham dự Festival Huế 2014, 2015, 2017.

Năm 2017: Bộ trưởng Bộ Công Thương tặng Giấy khen.

Bát hương gốm men rạn truyền thống và đĩa gốm chạm khắc đồng; Thạp gốm Tứ linh được vinh danh là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Hà Nội năm 2013 (xác nhận của UBND TP. Hà Nội cho Cơ sở Gốm sứ Phạm Văn Đạt) ;

Bộ sản phẩm đồ thờ bằng gốm là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc-năm 2014;

3. Bản thành tích được tôn vinh của các nghệ nhân gốm

3. Bản thành tích được tôn vinh của các nghệ nhân gốm

Bộ sản phẩm đồ thờ men rạn giả được đắp nổi là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015.

Tác phẩm: Choé, bình, cùng chất liệu gốm men rạn hoa văn đắp nổi trưng bày tại Triển lãm gốm sứ “Kế thừa và phát triển” tại Bảo tàng Hà Nộ

Thi công, tu bổ cải tạo nhiều hạng mục đã có nhiều tác phẩm như Bộ đàn hạc, Bát hương và lọ Lộc bình thờ tại chùa Kim Trúc Tự

Đôi lộc bình cao 1,6 m và Lư hương có đường kính 50cm chất liệu gốm men rạn truyền thống hoa văn đắp nổi tại di tích Chùa Một mái

Có nhiều sản phẩm gốm men rạn cổ hoa văn đắp nổi trưng bày tại chùa Bồ đề.

nghệ nhân phạm đạt chế tác tác phẩm

nghệ nhân phạm đạt chế tác tác phẩm

Bát hương, Đôi lọ và đồng tiền đặt tại Đền Trần huyện Hưng Hà Thái Bình;

Xác nhận của Chùa Một mái (Di tích lịc sử Quốc gia) thuộc huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội xác nhận sản phẩm của ông là Đôi Lộc bình cao 1,6 m và Lư hương được đặt tại Chùa.

Xem thêm: Nghệ nhân Trần Độ – Bậc thầy gốm Việt người con ưu tú

Bình luận

[viweb_comments_template]