Lễ hội đua thuyền là một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta từ xưa tới nay. Cứ mỗi độ xuân về là các địa phương lại tấp nập tổ chức lễ hội này để cầu mong một năm mới bình an. Vậy lễ hội chèo thuyền có gì đặc biệt? Cách chơi lễ hội đua thuyền ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!

Lễ hội đua thuyền tổ chức ở đâu, khi nào?

Giới thiệu về lễ hội đua thuyền: Phần lớn các lễ hội đua thuyền ở Việt Nam đều được tổ chức tại những địa phương ven sông, ven biển. Ví dụ như: Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng, lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang ở Quảng Bình, lễ hội đua thuyền ở Hải Phòng, Nghệ An,… Mỗi địa phương lại có cách tổ chức lễ hội và nét đặc sắc riêng.

Lễ hội đua thuyền rồng thường được tổ chức vào mùa xuân, dịp đầu năm mới với mong muốn khởi đầu một năm mới suôn sẻ, bình an, “thuận buồm xuôi gió”. Tuy nhiên, ở một số địa phương như Hải Phòng thì lễ hội này lại diễn ra khi kết thúc vụ cá Bắc, mở đầu vụ cá Nam (Khoảng tháng 4, tháng 5 Dương lịch).

Lễ hội đua thuyền tổ chức ở đâu, khi nào?

Lễ hội đua thuyền tổ chức ở đâu, khi nào?

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội đua thuyền 

Theo quan niệm của người xưa, thuyền rồng trong dân gian mang ý nghĩa rất liêng thiêng. Bởi đây là nơi mà các anh hùng dân tộc, võ tướng có công lao sẽ “ngự” mỗi khi lễ thờ cúng diễn ra để việc cầu phúc, cầu sức khỏe, an khang thịnh vượng của người tổ chức hội, dự hội, xem hội được như ý nguyện.

Vì thế, lễ hội đua thuyền được tổ chức để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, cuộc sống được ấm no hạnh phúc. Thông qua lễ hội này, không chỉ những nét văn hóa dân gian được tái hiện lại mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết lớn lao của những đội tham gia đua thuyền.

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội đua thuyền 

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội đua thuyền

Hướng dẫn cách di chuyển đến lễ hội đua thuyền 

Để di chuyển tới những lễ hội đua thuyền truyền thống, bạn có thể sử dụng các phương tiện như taxi, ô tô, xe máy,… Hầu hết các lễ hội đua thuyền đều có rất đông người tham gia và đường đi tới lễ hội khá thuận tiện. 

Bạn chỉ cần đứng ở hai bên bờ sông hoặc ven biển là đã chiêm ngưỡng được sự náo nhiệt của lễ hội. Và có thể dễ dàng vẽ hoặc tả về lễ hội đua thuyền với góc nhìn trực diện nhất.

Hướng dẫn cách di chuyển đến lễ hội đua thuyền 

Hướng dẫn cách di chuyển đến lễ hội đua thuyền

Khám phá lễ hội đua thuyền – Nét văn hóa truyền thống đa sắc màu

Như đã nói ở trên, mỗi một địa phương sẽ có cách tổ chức lễ hội đua thuyền theo cách riêng, mang đậm nét văn hóa truyền thống.

Ví dụ, ở lễ hội đua thuyền trên sông Hàn (Đà Nẵng), có hai hình thức đua thuyền. Thứ nhất là đội nam, thứ hai là đội nữ thi đấu với nhau. Đội nam sẽ ngồi chầm với mái chèo ngắn, ngược lại, đội nữ sẽ đứng chèo với mái chèo dài. Những người tham gia đều là thanh niên khỏe mạnh, từ 18 – 35 tuổi, đã được tuyển chọn khắt khe trước cuộc đua.

Trước thời khắc diễn ra lễ hội đua thuyền trên sông Hàn

Trước khi diễn ra cuộc đua trên sông Hàn, ngay từ sáng sớm tinh mơ, mọi người đã tập trung lại để tổ chức lễ khai mạc. Tiếng cười nói của hàng trăm người dân đến từ các vùng Thủy Tú, Nam Ô, Kim Liên làm náo nhiệt cả hai bên bờ sông.

Sau đó, các bô lão cùng với thuyền trưởng sẽ thắp hương để khai mạc lễ hội. Mỗi đội sẽ có tối đa 30 thành viên, họ sẽ cùng nhau bàn bạc chiến thuật trước khi bắt đầu trận đấu.

Trước thời khắc diễn ra lễ hội đua thuyền trên sông Hàn

Trước thời khắc diễn ra lễ hội đua thuyền trên sông Hàn

Hòa mình cùng không khí huyên náo khi lễ hội đang diễn ra

Cuộc đua chính thức bắt đầu khi tiếng còi phát động vang lên. Đằng sau những chiếc thuyền vun vút lướt bay trên sóng là tiếng hô cổ vũ náo nhiệt từ hai bờ sông. Đây chính là thời khắc quan trọng nhất và cũng không kém phần gay cấn.

Khi cuộc đua đến hồi kết, chắc chắn sẽ có đội thắng, đội thua nhưng dù kết quả như thế nào thì tất cả mọi người cũng đều vui mừng, hân hoan vì lễ hội giúp cho sự gắn kết, đồng lòng giữ những người chơi càng bền chặt hơn. 

Hòa mình cùng không khí huyên náo khi lễ hội đang diễn ra

Hòa mình cùng không khí huyên náo khi lễ hội đang diễn ra

Vừa rồi, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về lễ hội đua thuyền truyền thống, mang đậm nét văn hóa của dân tộc ta. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn đã hiểu nhiều hơn về lễ hội đặc sắc của miền sông nước này.

[section] [row] [col span="4" span__sm="12"] [ux_image_box img="78662" image_width="51"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"]

Hồ Quốc Việt

[/ux_text] [/ux_image_box] [/col] [col span="8" span__sm="12"] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"]

GIỚI THIỆU

Tôi là Hồ Quốc Việt chuyên gia trong lĩnh vực làm gốm sứ bát tràng và các sản phẩm đồ thờ cúng. Một số sản phẩm như gốm sứ bát tràng, đồ thờ cúng, văn phòng phẩm, bộ đồ thờ, bàn thờ,... cùng với một số sản phẩm quà tặng khác như quà tặng gốm sứ, quà tặng in logo.

 

[/ux_text] [/col_inner] [/row_inner] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [/col_inner] [/row_inner] [/col] [/row] [/section]

Bình luận