Các làng nghề gốm sứ Việt Nam luôn ghi lại nhiều dấu ấn lịch sử của văn hoá dân tộc. Cùng với những bước thăng trầm của lịch sử, gốm Việt luôn tồn tại và phát triển, mang lại rất nhiều tiện ích cho cuộc sống. Hãy cùng Mekoong điểm qua những làng gốm Việt Nam tiêu biểu dưới đây nhé!
Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội)
Làng gốm Bát Tràng xuất hiện vào thế kỷ 15, ngay bên cạnh dòng sông Hồng phù sa. Lúc đó, Bát Tràng là một gò đất cao gần cạnh sông. Khá thuận tiện giữa việc làm gốm và giao thông đi lại.
Trải qua nhiều biến cố, làng gốm xưa vẫn bám trụ vững vàng và ngày một phát triển. Ngày nay, làng gốm Bát Tràng nằm tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Theo năm tháng, gốm Bát Tràng còn giữ được các dòng men cổ xưa. Công đoạn tạo dáng đều được làm bằng tay nên xương gốm rất dày và cứng, cầm chắc tay. Lớp men truyền thống hay ngả màu ngà, đục. Bên cạnh đó cũng có những dòng men truyền thống đặc trưng chỉ có tại Bát Tràng như men xanh, men rạn.
Bề dày lịch sử của làng gốm Bát Tràng đã hun đúc một nền văn hoá phong phú. Nên các sản phẩm gốm Bát Tràng rất được tin tưởng và ưa chuộng.
Làng gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương)
Đây là một trong số những làng nghề gốm sứ Việt Nam có mặt sớm nhất. Thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương. Ra đời vào khoảng thế kỷ 13 và phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ 14. Nhưng đáng tiếc là đến thế kỷ 17, vì chiến tranh tàn phá nên làng gốm Chu Đậu đã bị mai một và diệt vong.
Cho đến năm 2001, gốm Chu Đậu được tiếp tục nghiên cứu và khôi phục lại kỹ thuật, chất men, kiểu dáng. Từ đó dần trở mình mạnh mẽ tiếp bút ghi dấu thời kỳ vàng son cho làng gốm Chu Đậu.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc giá trị Phật giáo và Nho giáo nên không khó để bắt gặp dấu ấn nhà Phật hay bút tích của Lão Tử trong nghệ thuật gốm làng Chu Đậu. Có thể nói đây là sự khác biệt của người làm gốm nơi đây so với nghệ nhân ở những làng gốm khác.
Gốm ở đây làm từ đất sét trắng vùng Trúc Thôn thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Để gốm có được độ trong thuần khiết, người thợ phải lấy đất sét mang đi hoà trong nước và lọc. Sau đó mới đến công đoạn làm gốm.
Vì vậy, gốm làng Chu Đậu có chất lượng men trắng khá tốt. Hoa văn xanh lam do sử dụng men trắng chàm. Hoa văn đỏ nâu và xanh lục vàng do sử dụng men tam thái. Kiểu dáng và hoạ tiết của hoa văn được biểu hiện bằng các hình thức như khắc, vẽ, hoạ, đắp nổi rất mềm mại, tinh tế.
Làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ, Bắc Ninh)
Làng gốm Phù Lãng thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Quá trình hình thành và phát triển gắn với làng Bát Tràng. Nhưng các sản phẩm của gốm Phù Lãng chủ yếu là đồ gia dụng làm từ đất sét đỏ và được tạo hình thủ công trên bàn xoay.
Gốm Phù Lãng là gốm men nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng sẫm. .. Dân gian hay gọi là men da lươn. Những đặc điểm này giúp cho Phù Lãng khác biệt với nhiều làng nghề gốm sứ Việt Nam khác.
Bên cạnh đó, cách thợ làm gốm cũng khá độc đáo. Họ dùng kỹ thuật đắp nổi theo kiểu truyền thống. Màu men tự nhiên, bền màu, độc đáo. Kiểu dáng mộc mạc, giản dị và rất đậm nét văn hoá địa phương.
Làng gốm Thanh Hà (Hội An)
Sinh sau đẻ muộn so với Phù Lãng, với tuổi đời khoảng 500 năm, làng gốm Thanh Hà toạ lạc tại Hội An vẫn nức tiếng với những sản phẩm gốm sứ bền đẹp.
Với nguyên liệu mộc mạc từ địa phương, người thợ lấy đất sét nâu dọc sông thu Bồn làm chất liệu chính. Loại đất sét nâu này có độ dẻo và kết dính cao.
Phần lớn các sản phẩm của làng gốm Thanh Hà cho thấy màu cam thẫm, nâu đỏ nhẹ và xương gốm xốp. Đèn sản phẩm được làm bằng khuôn và trang trí khắc lộng.
Khi bạn có dịp về với Quảng Nam và thăm làng Gốm, sẽ có thể thấy các sản phẩm chính như tranh, đèn, tượng trang trí. ..
Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)
Phát triển cùng thời kỳ với làng Bát Tràng và có một số nét gần giống với làng gốm Phù Lãng. Tuy nhiên, nét độc đáo của gốm Thổ Hà là không sử dụng men. Sản phẩm được nung ở nhiệt độ cao tự chảy men tạo nên sành.
Gốm có màu nâu sẫm và một sắc tím than trầm. Gõ thành tiếng chắc như thép gang. Bền và giữ màu tốt theo thời gian sử dụng. Nổi tiếng với những sản phẩm làm từ đất sét vàng, sét xanh, ít sạn và tạp chất dễ tạo hình, gốm mộc phủ men da lươn và đặc biệt là lu, chậu sành. ..
Hiện nay gốm Thổ Hà ở Bắc Giang đang được ưa chuộng nhất với đặc tính chắc bền mà ít loại gốm nào sánh bằng.
Làng gốm Phước Tích (Thừa Thiên – Huế)
Nguyên liệu chủ yếu để tạo nên các sản phẩm gốm sứ tại làng gốm Phước Tích là loại đất sét màu xám đen, rất dẻo và kết dính. Làng nghề này chủ yếu sản xuất gốm gia dụng như lu, chậu, niêu đất, bình. .. Với hoa văn đơn giản và hoa tiết bình dị.
Phương thức làm gốm của người thợ Phước Tích khá thô sơ như thêu, nề đất, bàn mài, bàn quay hoàn toàn bằng thủ công và tạo hình chủ yếu bằng tay. Lò nung được dùng chủ yếu là lò sấy và lò ngửa.
Gốm Phước Tích từ xưa là làng nghề phục vụ cho Hoàng gia nhà Nguyễn. Tuy nhiên theo thời gian đã dần suy tàn. Hiện tại, các nhà chức trách đang nỗ lực phục hồi làng nghề Phước Tích theo hướng sản xuất truyền thống, tuy nhiên không có kết quả khả quan.
Làng gốm Bàu Trúc (Bình Thuận)
Làng gốm Bàu Trúc là làng gốm sứ của người Chăm và vào loại cổ xưa nhất trong khu vực Đông Nam Á. Gốm của người Chăm đã gần chạm tới thời kì đỉnh cao của văn hoá gốm. Không hiếm những di tích khảo cổ đã chứng minh điều đó.
Gốm Bàu Trúc không phủ men và mang đậm nét văn hoá bản địa. Hoa văn chạm trổ là các nét khắc vạch sông, chấm vỏ sò và hoa văn móng tay mộc mạc, gần gũi.
Sản phẩm gốm có màu xương đất và không đồng nhất. Nên trong khi nung lửa bị cháy rất lớn. Bên cạnh đó, gốm Bàu Trúc không nung trong lò mà nung ngoài trời bằng củi và rơm khoảng 700 – 900 độ C.
Làng gốm Cây Mai (TP. Hồ Chí Minh)
Gốm Cây Mai nổi lên ở vùng Sài Gòn – Chợ Lớn vào khoảng đầu thế kỷ 19. Đây là loại gốm mỹ thuật được nghệ nhân người Hoa Chợ Lớn sáng tạo và phát triển từ sự thăng trầm của lịch sử cho đến hôm nay.
Dựa vào nguồn gốc, giới chuyên môn còn gọi gốm Cây Mai là gốm Sài Gòn nhằm phân biệt với những làng gốm Việt Nam khác. Làng gốm đa dạng sản phẩm và mang những đặc trưng riêng biệt.
Chúng có sự kết hợp giữa những màu sắc tiêu biểu sau: coban, xanh rêu và nâu da lươn. Mang đến sự sang trọng trong mỗi sản phẩm. Cho đến ngày nay, gốm Cây Mai đã không còn tồn tại. Dù Vậy bạn cũng có thể bắt gặp chúng ở các tấm phù điêu ở một số bảo tàng của quận 5 và quận 6.
Làng gốm Biên Hoà (Đồng Nai)
Gốm Biên Hoà là sự kết hợp giữa gốm Cây Mai và nghệ thuật trang trí gốm nước Pháp. Được làm từ cao lanh và đất sét màu. Những sản phẩm chủ yếu là chậu, bình, con vật hoặc tượng.
Không giống nhiều làng gồm ở Đồng bằng Sông Hồng, làng gốm Biên Hoà nổi tiếng về kỹ thuật khắc chìm, vẽ men kết hợp với màu men tạo ra một sản phẩm độc đáo và tinh tế.
Làng gốm Biên Hoà là loại xốp, có xương đất màu ngà. Thợ gốm không nung với nhiệt độ cao như nhiều làng nghề gốm sứ Việt Nam khác. Họ chỉ nung nhẹ trên lửa để màu gốm được thuần khiết như vẻ ban đầu.
Làng gốm Vĩnh Long (Vĩnh Long)
Làng gốm Vĩnh Long nằm dọc bờ sông Cổ Chiên. Với hàng nghìn lò gạch, lò gốm chen chúc nhau như nấm sau mưa, trải dài cả chục km. Từng dòng phù sa tụ lại Vĩnh Long góp phần hình thành nên nơi đây nhiều loại đất sét quý.
Tận dụng lợi thế này, gốm Vĩnh Long có nguyên liệu là đất sét đỏ. Với đặc tính nhiễm phèn nên khi nung lên thì gốm Vĩnh Long chỉ xuất hiện các vân trắng. Ngoài ra, đất Vĩnh Long thường kết khối tại 900 độ C. Chính đặc điểm này đã tạo nên bản sắc rất riêng biệt cho làng nghề nơi đây.
Sản phẩm chủ yếu của làng gốm là đồ gia dụng như chậu, xô, vãi, lu. Nhằm mục đích phục vụ cho sinh hoạt và một số loại có giá trị xuất khẩu.
Làng gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh (Bình Dương)
Làng Gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) xuất hiện kế thừa tinh hoa của gốm Cây Mai vào khoảng cuối thế kỷ 19. Nhờ vào nguồn đất sét tốt cùng với củi đốt dồi dào sẵn có mà đã hình thành nên làng gốm sứ.
Tuy nhiên, ngày nay làng Gốm Lái Thiêu đã không còn tồn tại. Thay vào đó là sự phát triển theo quy mô công nghiệp và xu thế thị trường. Vậy là, những dấu tích cũ của làng gốm Lái Thiêu hầu như không còn.
Lúc gốm Lái Thiêu hưng thịnh, hầu hết các sản phẩm chỉ được làm bằng tay và nung bằng lò củi truyền thống. Vết tích còn lại cũng cho thấy gốm Lái Thiêu chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng thường nhật ở vùng Đông Nam Bộ.
Hiện nay do sản phẩm định hướng xuất khẩu cho nên gốm Bình Dương đã đi theo hướng sản xuất công nghiệp. Đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại nhằm mang đến các sản phẩm gốm đạt chất lượng cao.
Làng gốm Khmer (An Giang)
Gốm Khmer có thể nói là gốm mùa vụ vì việc làm gốm chủ yếu xảy ra lúc nông nhàn. Bạn sẽ thấy điều đặc biệt ở đây đó là sẽ ít có sự xuất hiện của người đàn ông. Bởi công việc này thường do những người phụ nữ già và có kinh nghiệm đảm nhận.
Phụ nữ Khmer sẽ lấy đất ở ven núi Nam Quy – đất sét xám trộn với cát mịn để làm gốm. Họ không dùng bàn xoay, mà chỉ dùng một mặt bàn nhỏ, phẳng để làm các công đoạn tạo hình. Đây cũng là kỹ thuật làm gốm rất cổ xưa còn tồn tại ở một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.
Gốm nung có màu đỏ nhạt hoặc vàng sậm, độ nung thấp. Nghệ nhân nơi đây chú trọng vào sự nguyên sơ và hoang dã của sản phẩm hơn là những làng nghề gốm sứ Việt Nam khác.
Vì vậy, gốm cổ truyền Khmer mang nét văn hoá hoà trộn giữa hồn đất và hồn người Khmer trên mảnh đất Việt. Khi đến với làng gốm Khmer, người xem sẽ cảm nhận được sự chất phác chân thật của người bản xứ thông qua các sản phẩm gốm sứ độc đáo.
Làng gốm hương canh – Vĩnh Phúc
Nói về các làng nghề truyền thống ở miền Bắc nói chung và làng nghề gồm nổi tiếng nói riêng thì không thể không kể đến làng gốm Hương Canh ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Với tuổi đời hơn 300 năm, làng gốm đã có thời kỳ bị mai một nhưng cũng bởi lòng yêu nghề cùng quyết tâm gìn giữ nét đặc trưng của làng nghề cổ của những nghệ nhân lão thành.
Giờ đây, làng gốm Thanh Hà tuy đổi mới nhưng vẫn còn giữ nguyên được nét đẹp mộc mạc, bình dị đã trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước.
Xem thêm một số bài viết liên quan
- Top 13 làng gốm truyền thống nổi tiếng của Việt Nam
- Kinh Nghiệm Du Lịch Làng Gốm Bát Tràng Thú Vị Và độc đáo
- Kinh Nghiệm Du Lịch Làng Gốm Thanh Hà Nổi Tiếng ở Hội An
- Cẩm Nang Du Lịch Làng Gốm Bàu Trúc Nổi Tiếng ở Ninh Thuận
- Tìm Hiểu Về Làng Gốm Chu Đậu Tinh Hoa Gốm Sứ Việt Nam
- Tham Quan Làng Gốm Phù Lãng Nổi Tiếng ở Bắc Ninh
- Du Lịch Làng Gốm Hương Canh Nổi Tiếng Tại Vĩnh Phúc
- Kinh Nghiệm Du Lịch Làng Gốm Phước Tích Cổ Xưa Tại Huế
- Khám Phá Làng Gốm Gia Thủy Truyền Thống Thuộc Ninh Bình
- Khám Phá Làng Gốm Thổ Hà Vang Bóng Một Thời Của Bắc Giang
Bình luận