Từ xưa đến nay, phong tục thờ cúng ở Việt Nam đã lưu truyền từ đời này sang đời khác, để tưởng nhớ đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Cùng với đó là nhiều lời khấn (văn khấn trong thờ cúng) hết sức linh nghiệm. Không những thế, các lời khấn vái còn giúp cầu xin các đấng vô hình linh thiêng phù hộ, độ trì cho gia chủ cùng người thân tai qua nạn khỏi, phúc đức lâm môn,…Vậy văn khấn là gì? Có nghĩa như thế nào? Hãy cùng Mekoong tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Văn khấn là gì?
Văn khấn là một bài văn, bài thơ đã được soạn sẵn dựa theo các nguyên tắc của từng lĩnh vực. Các bài văn khấn này được dùng để truyền tải lời khẩn cầu, cầu nguyện, ước muốn của người cúng đến chín phương trời mười phương phật, và các vị hương linh của những người quá cố.
Ý nghĩa của khấn vái trong thờ cúng
Nhắc đến khấn vái là nhắc đến nét văn hóa truyền thống của ông cha ta được lưu truyền từ xưa đến nay. Khi đến các ngày giỗ kỵ hay lễ Tết, gia chủ thường bày trí hoa quả, nước, rượu, chén bát, đũa, muỗng lên bàn thờ của ông bà – tổ tiên để ông bà có thể thụ hưởng lễ vật rồi thắp hương, thắp đèn, đốt nến, và tiến hành khấn, vái, hay lạy bái để tỏ lòng hiếu kính, lòng biết ơn, và cầu phước lành ơn trên.
Cúng là hành động thắp hương, khấn, lạy và vái. Khấn là một động từ thể hiện cho lời nguyền cầu trong miệng khi cúng, tức là những lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về mục đích buổi cúng lễ, ngày tháng năm, nơi chốn, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.
Sau khi khấn, người ta thường thực hiện vái vì vái được xem như là một lời chào kính cẩn. Vái là một hành động được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong các dịp lễ cúng ở ngoài trời. Vái được xem là một hành động thay thế cho lạy ở trong trường hợp này.
Các bài văn khấn được sử dụng trong năm
Một năm có 365 ngày, nào là các ngày lễ hội, các tiệc ăn mừng, đám cưới – hỏi, năm mới,… Vào mỗi dịp lễ như thế, các gia đình sẽ lại cùng con cháu họp mặt, sum vầy và làm mâm cỗ, sắm đầy đủ hương hoa, quả ngọt và giấy tiền vàng bạc để dâng lễ lên cúng ông bà, tổ tiên và các vị thần linh. Ngoài việc phải sắm sửa các lễ vật, để thể hiện lòng thành thì gia chủ cũng nên chuẩn bị cho mình sẵn một bài văn khấn chỉn chu, đầy đủ ý nghĩa để truyền đạt tâm nguyện của mình. Dưới đây là một số bài văn khấn đúng chuẩn:
Văn khấn ngày mùng 1
Văn khấn mùng 1 tết
Văn khấn mùng 2 tết
Văn khấn mùng 3 tết
Văn khấn thần tài
Văn khấn mùng 5 tháng 5
Văn khấn giao thừa
Văn khấn gia tiên
Văn khấn ông công ông táo
Văn khấn rằm tháng 7
Văn khấn rằm tháng giêng
Văn khấn hóa vàng
Văn khấn tất niên
Văn khấn ngày giỗ
Văn khấn thổ công
Văn khấn rằm tháng 8
Văn khấn thanh minh
Văn khấn bao sái bàn thờ
Văn khấn động thổ
Văn khấn khai trương
Văn khấn cúng xe
Văn khấn cúng đất đai
Văn khấn tạ mộ
Văn khấn về nhà mới
Văn khấn cúng cô hồn
Những điều cần lưu ý trong văn khấn thờ cúng
Để việc thờ cúng của gia đình đước suôn sẻ, thuận lợi và đem lại lợi ích cho gia đình, bản thân và cho chúng sanh. Chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây khi đọc các bài văn khấn thờ cúng:
- Khi cúng Thần nội (Tổ tiên): Gia chủ không được nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ)
- Khi cúng Thần ngoại (Thổ công, Táo quân hay Thần thánh): thì gia chủ bắt buộc phải nhập quán và xưng quốc hiệu (tức là nêu địa chỉ)
Nếu như:
- Bố đã chết thì phải khấn là Hiển Khảo
- Mẹ đã chết thì phải khấn là Hiển Tỷ
- Ông đã chết thì phải khấn là Tổ Khảo
- Bà đã chết thì phải khấn là Tổ Tỷ
- Cụ ông đã chết thì phải khấn là Tằng Tổ Khảo
- Cụ bà đã chết thì phải khấn là Tằng Tổ Tỷ
- An hem đã chết thì phải khấn là Thệ Huynh, Thệ Đệ
- Chị em gái đã chết thì phải khấn là Thệ Tỷ, Thệ Muội
- Cô dì, chú bác đã chết thì phải khấn là Bá Thúc Cô Di Tỷ Muội.
- Hoặc có thể khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo Tỷ Nội Ngoại Gia Tiên
Tùy vào các lễ tiết mà gia chủ linh hoạt tiến hành cúng Thần ngoại, Thần nội trước hay sau, như:
- Vào những ngày tuần, tiết thì gia chủ phải khấn Thần ngoại trước và Thần nội sau
- Vào những ngày giỗ gia tiên thì phải cáo yết Thần linh trước, sau đó mới được cúng Gia tiên
- Khi cúng giỗ kỵ của ai thì phải khấn người đó trước rồi mới khấn tiếp đến Tổ tiên nội ngoại, thứ mới đến Thần linh Chúa đất và sau cùng là Tiền chủ, Hậu chủ.
- Đặc biệt, khi khấn Phật thì gia chủ dù xưng địa chỉ hay không xưng địa chỉ, dù nói tên hay không nói tên đều được cả, chỉ cần giãi bày các lầm lỗi và ăn năn trước Phật, sau đó thành tâm cầu nguyện những điều mình mong cầu là được.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về văn khấn cũng như các bài văn khấn cổ truyền được sử dụng trong năm đúng chuẩn và đầy đủ ý nghĩa nhất. Kính mong quý vị bạn đọc sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin của chúng hơn nữa và có thể thuận lợi cầu nguyện điều lành và sự may mắn trong các buổi lễ tự cũng như thờ cúng nhé!
[accordion auto_open="true"]
[accordion-item title="CÁC BÀI VĂN KHẤN TRONG NĂM CẦN XEM"]
[ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"]
[/ux_text]
[/accordion-item]
[/accordion]
[section] [row] [col span="4" span__sm="12"] [ux_image_box img="78662" image_width="51"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] Hồ Quốc Việt [/ux_text] [/ux_image_box] [/col] [col span="8" span__sm="12"] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [ux_text font_size="1.2" line_height="1.6"] GIỚI THIỆU Tôi là Hồ Quốc Việt chuyên gia trong lĩnh vực làm gốm sứ bát tràng và các sản phẩm đồ thờ cúng. Một số sản phẩm như gốm sứ bát tràng, đồ thờ cúng, văn phòng phẩm, bộ đồ thờ, bàn thờ,... cùng với một số sản phẩm quà tặng khác như quà tặng gốm sứ, quà tặng in logo. [/ux_text] [/col_inner] [/row_inner] [row_inner] [col_inner span__sm="12"] [/col_inner] [/row_inner] [/col] [/row] [/section]
Bình luận